Những ưu điểm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN THU CHI tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM đắk lắk (Trang 70 - 71)

6. Tổng quan nghiên cứu đề tài

2.3.1. Những ưu điểm

Trong lĩnh vực đào tạo, nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo như đào tạo hệ chính quy, hệ không chính quy, đào tạo tập trung và tổ chức liên kết tạo đào với các trường đại học trong và ngoài tỉnh. Nhà trường đã chủ động tích cực khai thác nguồn Thu và hàng năm đã chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ và người lao động một cách phù hợp và chính đáng trong nguồn kinh phí hàng năm được giao tiết kiệm được.

Về tổ chức công tác thu- chi: nhà trường đã thực hiện đúng tránh được các thất thoát, các khoản thu- chi đã được hạch toán tương đối kịp thời đầy đủ đúng quy định của chế độ hiện hành. Trên cơ sở được nhà nước giao cho quyền tự chủ, chủ động nguồn kinh phí, xây dựng chuẩn quy chế chi tiêu nội bộ, đề ra định mức về chi tiêu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực chống lãng phí góp phần nâng cao đời sống cho người lao động tại trường.

Về tổ chức bộ máy quản lý: Thực tế cho thấy nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực các nhân sự trong trường được bố trí sắp xếp phù hợp với năng lực, trình độ có tinh thần trách nhiệm với công việc mình phụ trách.

Về công tác quản lý tài chính: Bước đầu thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức của nhà trường, đơn vị đã thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, công tác rà soát, sửa đổi, hoàn thiện nội dung của Quy chế chi tiêu được thực hiện hàng năm. Trường đã thực hiện nhiều chính sách đột phá để kích thích lao động thực hiện phát triển quy mô, từ đó duy trì ổn định nguồn thu trong tình trạng khó khăn và cạnh tranh gay gắt tuyển sinh đào tạo và liên kết đào tạo trên địa bàn. Trường đã có biện pháp kiểm tra, giám

sát quản lý nội bộ như xây dựng các tiêu chuẩn định mức, chi phí... từ đó tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, đào tạo.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong phát triển quy mô nguồn thu, nhưng trong những năm qua Trường luôn chú trọng công tác tuyển sinh và mở rộng quy mô để tăng nguồn thu của đơn vị.

Chứng từ kế toán: Trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định hiện hành và hướng dẫn của bộ tài chính liên quan đến chứng từ kế toán. Từ đó,vừa phát huy được tác dụng quản lý giáo dục, quản lý tài chính vừa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát, kiểm tra của các cơ quan quản lý và kiểm soát nội bộ.

Hệ thống tài khoản: Về cơ bản trường đã vận dụng tương đối chuẩn xác hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý và tính chất nghiệp vụ kế toán.

Hệ thống sổ kế toán: Việc hạch toán các nghiệp Thu- Chi đã vận dụng hệ thống tài khoản khá tốt, số liệu ghi chép đơn giản khá rõ ràng hệ thống sổ kế toán phù hợp các sổ sách, các khoản thu chi đều được mở chi tiết cho từng khoản thu chi để tiện cho việc theo dõi.

Báo cáo tài chính: Trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã tiến hành lập đầy đủ báo cáo kết quả Thu- Chi theo đúng quy định hiện hành, các chỉ tiêu trong báo cáo tương đối đầy đủ rõ ràng chi tiết theo từng nguồn kinh phí tài chính của đơn vị.

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động Thu- Chi rất được chú trọng, để đảm bảo quản lý chặt chẽ tài chính, hoạt động thu chi được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định. Hoạt động này được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần theo một quy trình thống nhất đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Về phương tiện ghi chép tính toán, hiện nay trường đã đầu tư trang thiết bị tin học toàn diện, khai thác tối đa công suất hiệu quả và tiết kiệm. Chương trình phần mềm kế toán Misa được xây dựng phù hợp với đặc điểm hoạt động, đáp ứng được nhu cầu cung cấp và xử lý thông tin kế toán một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN THU CHI tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM đắk lắk (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w