Có nhiều hình thức, phương pháp ĐT, tùy theo cách xác định đối tượng, thời gian, địa điểm, nội dung chương trình mà DN có sự lựa chọn phù hợp :
- Xét theo đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo thường được chia thành nhóm phương pháp đào tạo cho nhà quản trị và nhóm phương pháp đào tạo cho công nhân.
- Xét theo địa điểm tiến hành đào tạo, phương pháp pháp đào tạo được chia thành đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.
Đào tạo trong công việc (On the Job Training): là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện và hầu hết là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.
Đào tạo ngoài công việc (Off the Job Training): là cách thức đào tạo trong đó người đào tạo được tách khỏi công việc thực tế của mình.
- Theo cách thức đào tạo, ĐT NNL được chia thành các phương pháp:
Đào tạo trong công việc
+ Đào tạo theo kiểu học nghề: chương trình bắt đầu bằng học lý thuyết trên lớp, sau đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề. Phương pháp này nhằm để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân.
+ Đào tạo ban đầu: là phương pháp đào tạo dùng để cung cấp kỹ năng thực hiện công việc cho những công nhân mới tuyển, trước khi bố trí công việc cụ thể.
+ Đào tạo theo kiểu kèm cặp công việc: dùng để dạy kỹ năng thực hiện công việc cho cả nhà quản trị và công nhân, người học nắm được kỹ năng qua
kỹ sư, người quản lý giỏi, có kinh nghiệm hơn.
+ Luân phiên công việc: phương pháp này chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác, nhằm giúp cho họ có nhiều kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đào tạo ngoài công việc
+ Tổ chức ra các lớp cạnh DN: (DN có thể đào tạo riêng cho mình, hay một số DN cùng ngành) đào tạo lý thuyết thường do các kỹ sư giảng dạy, thực hành được tiến hành ngay ở xưởng do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn.
+ Tổ chức các buổi giảng bài hoặc hội nghị, hội thảo: có thể tại DN hoặc cơ sở bên ngoài, tổ chức riêng hoặc kết hợp các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi giảng bài giáo viên cung cấp những thông tin, còn thảo luận thì đi sâu vào từng chủ đề.
+ Cử đi học các trường lớp chính qui: phương pháp này người học sẽ được trang bị đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Học viên tập trung theo trường lớp, với một chương trình đào tạo được xây dựng công phu, học dưới sự giảng dạy của giảng viên chuyên trách và chịu sự giám sát chặt chẽ thông qua các kỳ sát hạch của nhà trường.
+ Chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính: phương pháp này học viên được học trên máy vi tính và được trả lời ngay những thắc mắc của mình nhờ những chương trình vi tính đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.
+ Đào tạo với sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn, đào tạo từ xa: Với hình thức này có thể đảm bảo chất lượng đào tạo mà không cần đưa giáo viên đến với người học, tiết kiệm được chi phí đào tạo.
+ Đào tạo trong phòng thí nghiệm:
- Diễn kịch: là phương pháp sử dụng các tình huống hoặc vấn đề nan giải có thực hay hư cấu sau đó phân vai cho học viên nhập vai để giải quyết vấn đề.
- Trò chơi kinh doanh: là phương pháp mô phỏng các tình huống kinh doanh hiện hành. Người học giữ các vai khác nhau trong doanh nghiệp để xử lý vấn đề.
- Mô hình hóa hành vi: Sử dụng băng video được soạn thảo để minh họa cho học viên thấy nhà quản trị giỏi đã xử sự như thế nào trong các tình huống khác nhau.