6. Kết cấu của luận văn
3.4. Kết luận Chương 3
Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành ở Chương 2 của luận văn và căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020, Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt; tại Chương 3, tác giả đề ra định hướng hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành trong thời gian tới theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước. Để thực hiện đạt mục tiêu này, cần giải quyết các vấn để về chất lượng tín dụng qua một số giải pháp được đề xuất như:
Thứ nhất: Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành bằng cách nâng cao vai trò hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị, vai trò, trách nhiệm thực thi các chính sách tín dụng của chính quyền các cấp trong huyện; đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đoàn thể trong việc quản lý vốn do Phòng giao dịch
NHCSXH huyện ủy thác, trong đó chú trọng việc quản lý tốt hoạt động của các Tổ TK&VV; mặt khác, điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện là yếu tố tiên quyết trong tất cả các vấn đề về chất lượng tín dụng.
Thứ hai: Đề ra các giải pháp về quản lý và xử lý nợ; các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế nợ quá hạn phát sinh trong quá trình thực hiện theo cơ chế, chính sách quy định như xây dựng chính sách thu nợ phù hợp, cùng với việc chuyển giao cho người nghèo nắm được kiến thức khoa học, kỹ thuật áp dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm phát huy được hiệu quả vốn vay, hạn chế rủi ro ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện.
Thứ ba: Giải pháp về tranh thủ nguồn lực tài chính từ ngân sách của Trung ương và ngân sách địa phương nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại huyện; nâng suất đầu tư cho những mô hình, dự án làm ăn hiệu quả, giúp cho người dân có đủ điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời giải quyết được các vấn đề nợ xấu.
Thứ tư: Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách trở nên xã hội hóa, để tất cả tầng lớp nhân dân cùng quan tâm, tham gia quản lý và sử dụng hiệu quả vốn của Nhà nước, tránh tư tưởng nhầm lẫn giữa cấp phát và tín dụng, đảm bảo an toàn vốn.
Sau cùng là các ý kiến đề xuất đối với NHCSXH Việt Nam, chính quyền địa phương và NHCSXH tỉnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành, trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trên cơ cở lý luận và thực tiển, luận văn đã phân tích các yếu tố hình thành tín dụng chính sách từ lịch sử phát triển kinh tế của đất nước, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Quốc gia được Nhà Nước cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và các chính sách hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong đời sống cho người nghèo. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu của quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chính phủ quyết định tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Từ việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình tín dụng chính sách từ năm 2003 - 2019 của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cho thấy, đơn vị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như tăng trưởng tín dụng hàng năm đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chi phí học tập, giải quyết nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước, vệ sinh...đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Điều đó đã góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chất lượng tín dụng là vấn đề đáng quan tâm đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện, nợ quá hạn phát sinh ở hầu hết các chương trình tín dụng, lãi chậm thu và tồn đọng gia tăng. Muốn đạt được hiệu quả tín dụng chính sách, khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong việc ban hành chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác điều cần thiết là khâu quản lý để việc thực thi các chương trình có chất lượng, vốn cho vay được bảo toàn và phát triển. Nâng cao được chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thể hiện trên từng chương trình cho vay, của NHCSXH Việt Nam nói chung và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành nói riêng thực sự là công cụ tài chính đắc lực của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế
và góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Phần thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành qua số liệu phản ánh đến năm 2019 đã đưa ra được những đánh giá xác thực hoạt động tại Phòng giao dịch huyện; việc phân tích, xử lý số liệu liên quan đến chất lượng tín dụng căn cứ trên các văn bản đang có hiệu lực thi hành. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đã đưa ra được những hạn chế từ khâu quản lý, những yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến chất lượng món vay, khả năng thu hồi và nguy cơ phát sinh nợ xấu từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong đó có định hướng hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện theo hướng ổn định, phát triển bền vững.
Mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng trong việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành trên nhiều góc độ khác nhau; tuy nhiên vì thời gian có hạn, nên vẫn còn những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chưa được đánh giá một cách toàn diện. Chẳng hạn, những người được thụ hưởng các chương trình này có đúng đối tượng cho vay hay không? Điều đó cần phải có những nghiên cứu tiếp theo làm rõ.
Hoàn thành Luận văn này, tác giả vận dụng những kiến thức được trang bị tại Trường Đại học Duy Tân và kinh nghiệm từ thực tiễn công tác ở Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành; từ đó tiến hành phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho đơn vị trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức xã hội... Vì vậy nội dung thể hiện trong luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót cần được sự hỗ trợ bổ sung chỉnh sửa của quý Thầy, Cô, đồng nghiệp nhằm giúp cho Luận văn được hoàn thiện hơn./.
[1] Chính phủ (2002), Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, số 78/2002/NĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002.
[2] Phạm Thị Châu (2007), Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[3] Nguyễn Văn Chứng (2011), Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4] Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (n.d), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, (tái bản), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. [5] Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[6] NHCSXH Việt Nam, (2015), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng.
[7] NHCSXH Việt Nam, (2017), Đặc san Ngân hàng Chính sách xã hội kỷ niệm 15 năm thành lập.
[8] NHCSXH Việt Nam, (2013), Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020.
[9] NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi, (2012, 2017), Tài liệu Tổng kết 10 năm và 15 năm hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
[10] Lê Hồng Phong (2006), Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ. [13] UBND huyện Nghĩa Hành, (2019), Báo cáo tình hình thực hiện phát
triển kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Hành năm 2019, nhiệm vụ năm 2020.
[14] UBND huyện Nghĩa Hành, (2020), Niên giám thống kê năm 2019.
[15] Trần Hữu Ý (2012) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội./.
[16] Chủ tịch HĐQT NHCSXH (2013), Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 05 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV.
[17] NHCSXH (2014), Văn bản số 4030/NHCS-TDNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn;
[18] NHCSXH, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2014), Văn bản thỏa thuận 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND- HCCB-ĐTNCSHCM ngày 03 tháng 12 năm 2014 về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;