Kết luận Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 74 - 77)

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Kết luận Chương 2

Chương 2, luận văn trình bày về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Hành, về địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, thành phần kinh tế, chính sách phát triển kinh tế của huyện, qua đó đánh giá những nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách; giới thiệu tổng quan về Phòng giao dịch NHCSXH huyện từ quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hoạt động và phương thức quản lý; đánh giá kết quả thực hiện 15 chương trình cho vay, chất lượng tín dụng và những nguyên nhân tồn tại, hạn chế về chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đến 31/12/2019; tóm lượt nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Nghĩa Hành là huyện thuần nông có đồng bằng, rừng, núi thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2019 cơ bản ổn định và có chiều hướng phát phát triển; tuy nhiên còn không ít những khó khăn, thách thức, địa bàn thường xuyên xảy ra bão, lụt, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các xã miền núi, Huyện chưa thu hút được những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Nguồn thu ngân sách chủ yếu tập trung vào việc thu bán đấu giá quyền sử dụng đất và tập trung trả nợ xây dựng cơ bản cho việc xây dựng nông thôn mới, nên hạn chế trong việc đầu tư tín dụng chính sách, nhằm góp phần hỗ trợ cho hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH trên địa bàn huyện.

Thứ hai: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2003, từ 02 chương trình tín dụng nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện và Kho bạc Nhà nước huyện đến nay là 15 chương trình cho vay với dư nợ cho vay đạt 249.646 triệu đồng, tăng gấp 20 lần so thời điểm mới thành lập. Cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện ngoài cán bộ, nhân viên còn có hệ thống chính quyền, các ban ngành từ huyện đến xã; quản lý vốn của NHCSXH ủy thác là các tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện, xã và 218 Tổ TK&VV. Mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là công cụ của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu

giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hành nói riêng.

Thứ ba: Hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành không tránh khỏi những vấn đề hạn chế trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách, nguồn vốn hoạt động, vai trò của các cấp tham gia quản lý thực hiện chính sách và người sử dụng vốn được thể hiện qua chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là tỷ lệ nợ xấu và số lãi tồn đọng chưa thu; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng được phân tích từ các lĩnh vực thuộc cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, điều kiện tự nhiên - xã hội cho đến công tác tổ chức, bộ máy quản lý của Phòng giao dịch NHCSXH huyện làm cơ sở đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN NGHĨA HÀNH

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w