6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Nhân tố chủ quan
đến sự phát triển của ngân hàng trên các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng gồm: chính sách, công tác tổ chức, trình dộ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát và trang thiết bị hoạt động.
Chính sách tín dụng: Là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng, của thị trường. NHCSXH hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách là chính sách tín dụng ưu đãi, giúp các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn lãi suất thấp, chính sách tín dụng này thu hút được nhiều đối tượng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đến vay vốn, đảm bảo hoạt động tín dụng của NHCSXH đúng Pháp luật cũng như đường lối, chính sách của Nhà nước.
- Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức bao gồm các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: Đây là nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng
cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển.
Quy trình tín dụng: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn, dự án xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính logic khoa học và việc thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng.
Kiểm tra giám sát nội bộ: Thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn, việc chấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, thu tục tín dụng, từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó quyết định đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
1.5. Kinh nghiệm một số ngân hàng về nâng cao chất lượng tín dụng
1.5.1.1. Kinh nghiệm tại Bangladesh
Ngân hàng Grameen là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ vay sản xuất kinh doanh, làm nhà ở, cho vay đối với những người ăn xin vay lập nghiệp, cho vay học phí học tập đối với con em các thành viên vay vốn. Tất cả các khoản cho vay đều không phải thế chấp và bảo lãnh nhưng phải được trả dần gốc và lãi theo tuần. Việc cho vay gắn với điều kiện đặc biệt là yêu cầu người vay gửi tiết kiệm bắt buộc hàng tuần để vừa tích lũy nhằm tạo lập nguồn vốn tự có cho hộ nghèo, vừa tạo lập nguồn vốn xây dựng Ngân hàng.
- Lãi suất cho vay cao hơn so với mức lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác nhằm đảm bảo đủ bù đắp các chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng rủi ro, tích luỹ tăng trưởng vốn đầu tư. Ngoài ra, mỗi thành viên phải đóng góp 01 taka/tuần để lập quỹ giáo dục trẻ em; khấu trừ 10% số tiền vay để nộp thuế nhóm và lập quỹ bảo hiểm. Người ra khỏi nhóm không được rút vốn đã góp.
- Cơ chế quản lý tín dụng của Ngân hàng Grameen được thiết lập một cách chặt chẽ, kỷ cương, người vay phải trả nợ hàng tuần để hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của thành viên vì họ vừa là khách nợ, vừa là chủ nợ. Với cơ chế quản lý nêu trên đã buộc người vay gắn bó với Ngân hàng, ràng buộc các thành viên cùng chịu trách nhiệm liên đới cao trong việc vay vốn, nếu họ không trả hết nợ thì bị trừ vào quỹ nhóm, quỹ bảo hiểm. Hàng năm, kết quả hoạt động của Ngân hàng Grameen đều có lãi, nguồn vốn tăng trưởng nhanh, nợ quá hạn thấp, chất lượng tín dụng cao.
1.5.1.2 Kinh nghiệm tại Thái Lan
Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) thành lập năm 1966, là một ngân hàng thương mại quốc doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. BAAC cũng là ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan về mạng lưới chi nhánh và hệ thống khách hàng và là ngân hàng chủ lực trên thị
trường nông nghiệp nông thôn.
BAAC từng giữ vai trò đặc biệt là phát triển nông nghiệp, thực hiện cho vay trực tiếp đến từng cá nhân hộ nông dân cũng như các Hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ tài chính để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp các hộ nông dân gia tăng sản lượng và thu nhập. BAAC có các chương trình đặc biệt như cho vay tín dụng bằng hiện vật, vay vật tư theo giá rẻ, chất lượng tốt, cho vay thế chấp bằng thóc; đến nay chuyển sang thành một ngân hàng nông nghiệp đa năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. BAAC thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, chi phí bảo hiểm, các loại thuế… giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các khách hàng.
- Với mục tiêu chính là cấp tín dụng cho Hội nông dân cá thể, các hiệp hội nông dân với điều kiện là nông dân có thu nhập bình quân đầu người dưới 10.000 baht/năm (khoảng dưới 400 USD/năm); nông dân có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực; tuổi đời từ 20 trở lên, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó.
- Phương thức cho vay qua nhóm nông dân có từ 15 - 25 người cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Người vay không cần thế chấp tài sản mà thực hiện tín chấp của cả nhóm. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo bằng khoảng 70% lãi suất cho vay các đối tượng khác. Điểm nổi bật là BAAC thành lập mô hình hợp tác xã Marketing nông nghiệp tại các chi nhánh. Loại hình hợp tác xã này tạo kênh phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân cũng như đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Lợi ích đem lại cho các khách hàng nông dân là các sản phẩm nông nghiệp của họ được mua lại với mức giá phù hợp cũng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay, hạn chế rủi ro về biến động giá cả thị trường, an toàn nguồn vốn của Ngân hàng.
Ngân hàng Nhân dân Indonesia (BRI) là Ngân hàng Thương mại Nhà nước đầu tiên và là ngân hàng lớn nhất tại Indonesia, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/1895. Ngân hàng BRI phát triển qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn một: từ khi thành lập đến năm 1950, BRI hoạt động như một ngân hàng hợp tác xã nhằm thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình của Chính phủ hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khi đó, hoạt động của ngân hàng dịch vụ chủ yếu là tín dụng hộ nghèo.
- Giai đoạn hai từ năm 1950 đến năm 2002: BRI chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại Nhà nước với mục đích là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong thời gian này chủ yếu hướng đến đối tượng là các hộ nông dân và những người kinh doanh nhỏ ở khu vực nông thôn. Bên cạnh việc cung cấp tín dụng cho khách hàng thì nhiều biện pháp được đưa ra nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động không những đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trong khu vực mà còn được điều chuyển vốn để đầu tư cho các khu vực khác, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Giai đoạn ba từ năm 2003 đến nay: BRI hoàn thành xong quá trình cổ phần hoá và trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó Chính phủ nắm giữ 70% vốn, 30% vốn còn lại được chào bán cho công chúng. BRI có sứ mệnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng, ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu đóng góp cho phát triển kinh tế, tạo ra lợi nhuận và tối ưu hoá giá trị cho các cổ đông.
BRI trở nên nổi tiếng về tính chuyên nghiệp với việc tập trung phát triển lấy tiêu chí khách hàng làm trọng tâm trong lĩnh vực kinh doanh vừa và nhỏ và trong địa bàn nông nghiệp, nông thôn; từ đó chất lượng sống của người
dân nông thôn được nâng lên, kinh tế khu vực nông thôn phát triển, giảm chênh lệch thu nhập nông thôn và thành thị. Cùng với chiến lược phát triển về sản phẩm dịch vụ, BRI còn chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới chi nhánh không chỉ trong nước mà còn ra khỏi biên giới quốc gia. Hoạt động của BRI có nhiều điểm phù hợp với điều kiện hoạt động của NHCSXH Việt Nam và đã được xem xét rút kinh nghiệm trong việc xây dựng Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020.