Hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình tín dụng

Chính sách tín dụng đối với HSSV đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; nhờ vào chương trình cho vay này nên các gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn về tài chính có đủ tiền trang trãi chi phí học tập cho HSSV nhưng vẫn duy trì sản xuất, ổn định kinh tế gia đình; tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn; đặc biệt, không có HSSV nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.

Bên cạnh hiệu quả về mặt xã hội, còn không ít những khó khăn trước mắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chương trình cho vay này; Qua đợt kiểm tra liên ngành giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện và các ngành liên quan kiểm tra về việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với Học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Chính phủ; vấn đề đặt ra là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp, nhiều trường hợp HSSV học các khóa trung cấp ra trường không tìm được việc làm phù hợp với ngành học, thu nhập thấp không đủ để phụ giúp gia đình trả nợ, trả lãi; bản thân người vay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn không có hoặc có không đáng kể các khoản thu nhập; mặt khác còn một bộ phận người vay có tư tưởng ỷ vào chính sách ưu đãi của Nhà Nước. Ngoài ra, sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo, HSSV ra trường thường thất nghiệp hoặc phải đi làm thuê, tìm công việc khác so với chuyên môn được đào tạo, thu nhập chỉ đủ nuôi sống bản thân, việc phụ giúp

gia đình trả nợ hạn chế… Những nguyên nhân trên dẫn đến việc thu lãi gặp khó khăn, nợ đến hạn không thu được phải áp dụng các cơ chế gia hạn nợ thêm khoản thời gian bằng với thời gian trả nợ, nguy cơ nợ quá hạn phát sinh, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

- Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Chương trình đã giúp cho 3.114 hộ xây dựng được 6.228 công trình nước sạch và công trình nhà vệ sinh với dư nợ đạt 43.935 triệu đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt, cải thiện vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe đồng thời góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thông mới trên địa bàn huyện. Tuy nhiên hiện nay khu vực thị trấn, điều kiện sinh hoạt của một số hộ dân vẫn còn khó khăn nhưng không được tiếp cận vốn vay từ chương trình này theo quy định hiện nay. Có những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt xảy ra hàng năm, gây hư hỏng công trình nước sạch và công trình vệ sinh, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của hộ gia đình nên gặp khó khăn trong việc trả nợ, làm hạn chế trong việc thu hồi vốn để cho vay quay vòng phủ kín nhu cầu tại địa phương.

- Cho vay Giải quyết việc làm:

Chương trình được tiếp nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước tỉnh, đến nay dư nợ cho vay đạt 19.272 triệu đồng, tăng 9.391 triệu đồng so với năm 2017 và tăng 5.519 triệu đồng so với năm 2019 với 465 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 7,7% trên tổng dư nợ, nợ quá hạn 16 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,7% trên tổng dư nợ quá hạn.

Thực hiện chương trình cho vay giải quyết việc làm đã đầu tư vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nghề, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; góp phần giải quyết việc làm trên 2.000 lao động tại địa phương. Chương trình cho vay

giải quyết việc làm rất phù hợp với điều kiện giải quyết lao động nhàn rỗi tại nông thôn, với vốn vay, các hộ gia đình có thể tận dụng những điều kiện sẵn có như đất đai, sức lao động lúc nông nhàn để mở rộng mô hình sản xuất tại vùng nông thôn, dịch vụ, kinh doanh nhỏ, đặc biệt hỗ trợ thu hút tạo việc làm đối với lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề; bên cạnh đó chính sách cho vay đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp tại thành, thị thông qua các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay chủ yếu từ Qũy quốc gia về việc làm quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu vốn giải quyết việc làm tại địa phương; toàn tỉnh mỗi năm chỉ được cấp bổ sung từ 500 đến 1.000 tỷ đồng. Vốn ít nên việc cho vay chủ yếu là các dự án của hộ gia đình chỉ tạo được việc làm cho lao động tại chổ; các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn lớn nhưng khó tiếp cận được nên việc thu hút lao động nhàn rổi, thất nghiệp trong vùng còn hạn chế.

- Cho vay lao động có thời hạn ở nước ngoài:

Thực hiện chủ trương chính sách xuất khẩu lao động, đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã cho vay 8 hộ, chi phí cho lao động đi làm việc tại các nước khu vực Đông Nam Á. Dư nợ cho vay đạt 360 triệu đồng, không có phát sinh nợ quá hạn.

- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:

Chi nhánh tỉnh đã triển khai thực hiện cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các xã thuộc vùng khó khăn. Đến nay, dư nợ cho vay đạt 12.919 triệu đồng, giảm 3.692 triệu đồng so với năm 2017 với 340 hộ còn dư nợ, bình quân 37,9 triệu đồng/khách hàng.

Thực hiện cho vay chương trình này đã tạo điều kiện cho các hộ sinh sống tại vùng khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, nhiều mô hình làm ăn

có hiệu quả, góp phần cải thiện kinh tế trong vùng. Tuy nhiên, do địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới nên chương trình này ngừng cho vay dư nợ giảm dần qua các năm, chất lượng hoạt động tín dụng tốt không có phát sinh nợ quá hạn.

- Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015:

Chương trình này Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện cho vay từ năm 2018 với dư nợ đạt 1.510 triệu đồng với 8 hộ còn dư nợ. Chính sách đã góp phần tạo điều kiện cho các đối tượng có thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để xây dựng nhà ở, tuy nhiên trong thời gian qua nguồn vốn còn quá thấp so với nhu cầu vay vốn trên địa bàn.

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 và QĐ33:

Thực hiện cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định của Chính phủ, căn cứ vào Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo của UBND huyện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện cho vay theo Danh sách được UBND cấp huyện phê duyệt. Từ năm 2010 đến nay đã cho các hộ vay xây dựng được 325 căn nhà; dư nợ cho vay 2.070 triệu đồng, với 218 hộ còn dư nợ. Đối với chính sách này đã tạo điều kiện cho hộ nghèo có nhà ở ổn định, tránh dột nát, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Xét về góc độ chất lượng tín dụng, tuy đang trong thời gian được ân hạn, chưa đến hạn trả cuối cùng nhưng khả năng trả nợ rất thấp, hiện nay tỷ lệ thu lãi chương trình này chỉ đạt 85% số lãi phải thu, lãi tồn đọng không thu được chiếm tỷ trọng 14% trên tổng số lãi tồn các chương trình cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này là do bản thân người vay nghèo, đa phần già cả neo đơn, không có sức lao động, không có đất sản xuất, chủ yếu làm thuê sinh sống, không có phương án làm ăn, tạo nguồn thu nhập và tích luỹ để trả nợ.

- Cho vay hộ nghèo về nhà ỏ phòng tránh bão lụt:

cất nhà, dư nợ đạt 6.616 triệu đồng, với 458 hộ còn dư nợ.

Chính sách cho vay đã góp phần tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ đang sinh sống tại những khu vực thường xuyên bão, lụt có được nhà ở ổn định, an toàn, đời sống sinh hoạt được cải thiện; lãi suất cho vay thấp hơn chương trình cho vay hộ nghèo, thời gian trả nợ dài hạn.

Bên cạnh hiệu quả về mặt xã hội, còn không ít những tồn tại hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu phát sinh; một bộ phận người dân là hộ nghèo đang sinh sống tại các vùng bão, lụt thường xuyên xảy ra, chủ yếuu số hộ này làm thuê để kiếm sống khả năng tích lũy trả nợ Ngân hàng là rất thấp, tỷ lệ thu lãi chương trình này rất thấp đạt 70% số lãi phải thu, lãi tồn đọng không thu được chiếm tỷ trọng 88% trên tổng số lãi tồn các chương trình cho vay

- Cho vay Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

Thực hiện chính sách cho vay phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của Thủ tướng Chính phủ. Dư nợ đạt 1.690 triệu đồng với 91 hộ còn dư nợ; Không có phát sinh nợ quá hạn và nợ khoanh. Chương trình đã hỗ trợ vốn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đầu tư sản xuất chăn nuôi, cải tạo đất sản xuất và chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, với lãi suất ưu đãi, chính sách cho vay này đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng, ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc các xã vùng khó khăn; góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù công tác tuyên truyền chủ trương của Chính phủ đã được các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng còn một bộ phận người dân chưa hiểu hết về ý nghĩa của chính sách, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, vốn vay chưa sử dụng hiệu quả, có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w