Giá trị văn hóa của tín ngưỡng nữ thầ nở Sa Đéc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 57 - 61)

8. Bố cục luận văn

2.2.2. Giá trị văn hóa của tín ngưỡng nữ thầ nở Sa Đéc

Trong công trình Ma thuật khoa học và tôn giáo, Bronislaw Malinowski (1884 - 1942) cho rằng “Tín ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc” [22]. Còn trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân

theo những phong tục lâu đời và khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng)” [70, tr.262]. Theo hướng tiếp cận giá trị, tác giả Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng “Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể” [72, tr.39]. Chính vì những điều đó, tín ngưỡng nữ thần xuất phát từ nhu cầu đời sống văn hóa của cộng đồng (cá nhân và tập thể) nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của cộng đồng. So với các loại hình tín ngưỡng khác, tín ngưỡng nữ thần mang trong mình những giá trị văn hóa riêng biệt, được cộng đồng chấp nhận và lưu giữ để tồn tại cùng với tiến trình lịch sử - xã hội. Immanuel Kant (1724-1804) cho rằng “Mọi vật thể có xu hướng có giá trị quy định, bởi lẽ nếu không có xu hướng và nhu cầu xây dựng trên những xu hướng ấy thì vật thể sẽ không có giá trị gì” [72, tr.31]. Khi tồn tại song hành với tiến trình lịch sử - xã hội của vùng đất Sa Đéc, tín ngưỡng nữ thần thể hiện đầy đủ chức năng và giá trị, góp phần tô điểm cho bản sắc văn hóa nơi đây thêm phong phú về nội dung và đa dạng về sắc thái.

(1) Giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân

Đây là một trong những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc. Các bà chính là chỗ dựa tinh thần của đại đa số người dân. Những khi gặp khó khăn, bất trắc thì cầu cúng bà. Thường xuyên nhắc đến bà trong giao tiếp hằng ngày, như lúc làm ăn thuận lợi thì cho rằng được bà độ; những khi vận may đến bất ngờ hoặc tìm ra được cách làm thành công thì cho rằng bà chỉ dẫn, bà dắt; khi việc làm có nhiều khó khăn thì cho rằng bị bà hành. Người dân cúng bái và thờ phụng các Bà gắn liền với đặc điểm nghề nghiệp như: làm nghề đánh bắt hoặc sinh sống bán buôn trên sông nước thờ bà Thủy Long, Quan Âm Nam Hải; làm nghề trồng trọt hoặc những nghề liên quan đến đất thờ bà Chúa Xứ;

nghề bảo mẫu, nuôi dạy trẻ thờ cúng bà Kim Hoa Nương Nương hoặc bà Mẹ Sanh - Mẹ Độ; những người làm ăn buôn bán thờ bà Thiên Hậu để cầu mong tài lộc, thịnh vượng.

(2) Giá trị giáo dục đạo đức và định hướng nhân cách sống

Tín ngưỡng nữ thần đã kết tinh trí tuệ, kinh nghiệm và giá trị đạo đức của cộng đồng. Khi tham gia vào cộng đồng tín ngưỡng nữ thần, mỗi người học được cách sẻ chia và biết yêu thương, học lấy lòng khoan dung, độ lượng và cùng nhau sống thuận hòa. Tín ngưỡng nữ thần cũng góp phần giáo hóa con người biết yêu thương và sống hướng thiện, biết đối nhân xử thế tốt đẹp, biết tôn kính và thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn người có công với dân, với nước, đồng thời cũng cảm hóa con người biết hiếu thảo với Ba Mẹ, hiếu nghĩa với những bậc thần thánh. Giá trị giáo dục đạo đức và định hướng nhân cách sống của tín ngưỡng nữ thần cũng thể hiện qua việc chuyển hóa cung cách sống trong không gian văn hóa tộc người khép kín trở thành không gian văn hóa mở thoáng để mọi người cùng san sẻ và trao đổi tâm tư với nhau, không phân biệt tộc người nào, tất cả đến đây đều được bà thương yêu bình đẳng như nhau.

(3) Giá trị cố kết cộng đồng các tộc người ở Sa Đéc

Giá trị cố kết cộng đồng là đặc điểm vốn có trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng nữ thần nói riêng. Con người biết chọn điểm tựa niềm tin là uy linh, quyền năng của nữ thần để gắn kết các thành viên cộng đồng cùng hướng đến những giá trị đạo đức nhân văn. Tính cố kết cộng đồng còn thể hiện qua truyền thống thờ cúng chung cho cả cộng đồng bằng cơ chế tự quản, như trước ngày tổ chức lễ vía bà, người dân xung quanh ngôi miếu đều tập trung lại để cùng nhau quét dọn, trang hoàng, dựng rạp che mát v.v.. Tất cả đều có chung tâm thế vui vẻ, hòa đồng, vừa làm vừa nói chuyện vui đùa với nhau góp phần làm cho không khí buổi lễ thêm rộn ràng và ấm cúng (Tài liệu điền dã 2018). Quyền năng của bà cùng với các nghi thức cúng vía đã

góp phần tăng cường tính cố kết cộng đồng. Người dân khi đến với ngôi miếu và tham gia lễ hội đều có sự cộng cảm, kết giao với nhau để tạo thành mạng lưới tình cảm cộng đồng bền chặt.

(4) Giá trị giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người

Đối với giá trị này, tín ngưỡng Thiên Hậu ở Sa Đéc thể hiện rất rõ nét. Theo phân tích của Nguyễn Ngọc Thơ trong Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ, năm nấc thang nhu cầu của tín ngưỡng Thiên Hậu ở vùng Tây Nam Bộ, đó là: “Nhu cầu sinh kế an toàn (nghề biển); nhu cầu định hình và phát triển; nhu cầu chia sẻ, giao lưu tình cảm trong cộng đồng tín ngưỡng; nhu cầu được yêu mến, quý trọng; nhu cầu thể hiện bản sắc văn hóa tộc người” [80, tr.345-347]. Với các nhu cầu đó, đồng thời cũng là động lực và mục tiêu cho cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc từng bước xây dựng, củng cố truyền thống văn hóa mang bản sắc tộc người, thể hiện qua phương diện vật thể là các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, ẩm thực, công cụ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng và trên phương diện phi vật thể là các giá trị lịch sử, tri thức ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, phong tục tạp quán và nghệ thuật. Từ sự cố kết của con người cùng với quyền năng của Thiên Hậu, nhiều phong tục tạp quán truyền thống của người Hoa được lưu giữ và lan tỏa thông qua đức tin tín ngưỡng.

(5) Giá trị định hướng tương lai và ứng biến với hoàn cảnh đặc thù lịch sử - xã hội

Tín ngưỡng có mối quan hệ mật thiết với các bình diện khác như xã hội, chính trị, kinh tế. Cho nên, đức tin và hành vi tín ngưỡng xen kẽ chặt chẽ với các mối quan hệ xã hội của con người. Tín ngưỡng không tách rời khỏi đời sống xã hội, nên nó luôn vận động và biến đổi theo nhịp sống của thời đại. Từ đó, cộng đồng tín ngưỡng biết ứng biến với thời cuộc, chính là biết lưu giữ truyền thống phù hợp với bối cảnh hiện tại, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa

sử hơn ba trăm năm, cùng với quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa do cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 57 - 61)