Đánh giá thực trạng công tác quản lý văn hóa ở Sa Đéc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 77)

8. Bố cục luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý văn hóa ở Sa Đéc

Sau thời gian khảo cứu thực địa tại các xã, phường trên toàn thành phố Sa Đéc, chúng tôi dựa trên cơ sở các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước, chính sách quản lý ở địa phương để đối chiếu với kết quả thu thập được từ thực tế nhằm đề ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý di tích, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo ở Sa Đéc như sau:

2.4.1. Về ưu điểm, thuận lợi

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo luôn được sự quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ của các phòng chuyên môn từ phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp. Đồng thời, công tác này cũng nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát của Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố. Từ đó, Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố luôn chủ động bám sát những quan điểm lãnh chỉ đạo để cụ thể hóa thành hành động, tổ chức triển khai, quán triệt và hướng dẫn các ngành, các xã phường trong việc quản lý các di tích, lễ hội, hoạt động thực hành tín ngưỡng và tôn giáo trên địa bàn thành phố đảm bảo phù hợp với các chủ trương, chính sách đề ra.

Công tác phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân xã, phường cùng với tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình của các thành viên Ban Tế tự đình, miếu đã tạo thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích ngày càng đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra những trường hợp vi phạm về an ninh, trật tự trong việc tổ chức lễ hội và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo. Sự nỗ lực không ngừng của tập thể công chức, viên chức ngành văn hóa thành phố đã thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, tích cực học tập trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự phối hợp giữa các ngành chuyên môn trong công tác tổ chức quản lý và lễ hội tại các di tích được đảm bảo cơ bản chặt chẽ nên hàng năm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố tăng cường

chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của người dân và du khách trong việc chấp hành tốt các nội quy, quy chế, ý thức giữ gìn sự tôn nghiêm, bảo vệ môi trường khi đến tham gia các hoạt động lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Phát huy được vai trò tích cực của đại bộ phận quần chúng nhân dân tham gia đóng góp vào việc tu bổ các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo thêm vẻ mỹ quan cho các khu điểm này thêm ngày càng chỉn chu và khang trang, đáp ứng nhu cầu tham quan của cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác tổ chức lễ hội tại các di tích và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cũng ngày càng được nâng tầm về quy mô và số lượng khách hành hương so với thời gian trước đây.

Công tác kiểm kê và tổ chức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng được chính quyền địa phương quan tâm, đặc biệt đối với việc giữ gìn giá trị văn hóa của loại hình diễn xướng bóng rỗi trong các kỳ lễ hội tại các đình thần và miếu thờ bà. Chính quyền thành phố đang đề xuất tiến hành thí điểm thực hiện phục dựng những nghi lễ, trò chơi, trò diễn dân gian trong các kỳ lễ hội truyền thống nhằm góp phần vừa lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Về công tác quản lý tài chính tại các di tích và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo chưa xảy ra những dấu hiệu sai phạm hoặc tiêu cực, một phần nguyên nhân là do yếu tố tâm linh nên nguồn tài chính được sử dụng đúng mục đích và rõ ràng. Bên cạnh đó, các thành viên trong Ban Quản lý/ Ban Lễ hội/ Ban Tế tự tại các di tích và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là những người có đạo đức, có uy tín được cộng đồng tin tưởng bầu chọn nên việc tổ chức quản lý các hoạt động và sử dụng tài chính được chặt chẽ, đúng mục đích đạt được sự đồng thuận của nhân dân. Từ đó, cho thấy rằng, công tác tổ chức quản lý di tích lịch sử văn hóa và các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Sa Đéc đang có xu hướng phát triển tích cực đem lại những hiệu quả thiết thực, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng,

tham gia tích cực của đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn cần khắc phục trong bối cảnh hiện nay.

2.4.2. Về hạn chế, khó khăn

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ở cơ sở cần được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của Sa Đéc và những quy định của Thông tư 06/2012/TT-BNV [8] và Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND [92]. Từ kết quả khảo sát tại các xã phường trên địa bàn thành phố, công chức chuyên trách văn hóa thông tin vẫn còn ít về số lượng, đặc biệt là công chức văn hóa thông tin ở cơ sở “vừa mỏng về số lượng vừa yếu về chất lượng” một phần do trình độ đại học ngành quản lý văn hóa vẫn còn ít, hoặc nếu có thì chỉ là trình độ trung cấp văn hóa nghệ thuật mà chưa có điều kiện tiếp tục nâng cao trình độ nhằm đáp ứng phù hợp với tiêu chuẩn chức danh; phần khác do cán bộ tốt nghiệp từ các ngành Xã hội học, Tâm lý học, Việt Nam học v.v. nên việc bố trí cán bộ đảm nhận nhiệm vụ không chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nhiều công việc chưa phù hợp giữa trình độ chuyên môn và năng lực so với vị trí việc làm. Bên cạnh đó, những người trực tiếp tham gia quản lý và tổ chức lễ hội tại xã phường có vai trò chủ yếu là những người giữ gìn di tích thường nhật, mặc dù những người này có nhiều tâm huyết, được sự ủng hộ của cộng đồng, nhưng họ vẫn chưa thật sự am hiểu nhiều về các giá trị tại di tích nên chưa thể làm lan tỏa những giá trị đó trong cộng đồng.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng trong việc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng do điều kiện thời gian, cơ sở vật chất và những khó khăn về kinh phí nên các lớp đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa tổ chức định kỳ

chỉ là buổi báo cáo chuyên đề xoay quanh một vài khía cạnh nhỏ trong công tác quản lý nên hiệu quả đạt được chưa cao. Công tác tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật di sản văn hóa, Luật tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các ban quản lý di tích và lễ hội hoặc người đại diện các cơ sở tín ngưỡng, còn cộng đồng địa phương chưa thật sự quan tâm nhiều đến yếu tố pháp lý trong các hoạt động tín ngưỡng. Vì vậy dẫn đến hệ quả là chính quyền chưa thể huy động được hết các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố.

Cơ chế khen thưởng, động viên cho những người trực tiếp tham gia quản lý và tổ chức lễ hội cũng chưa được chính quyền các cấp quan tâm thường xuyên vì vậy cũng làm hạn chế tinh thần trách nhiệm, không phát huy được hết khả năng, sự nhiệt tình của những người trực tiếp làm công tác tổ chức quản lý tại cơ sở rồi vô tình dẫn đến thực trạng “cha chung không ai khóc”, thái độ thờ ơ đối với các giá trị di sản của địa phương. Các địa phương trên địa bàn thành phố vẫn chưa thực hiện rộng rãi công tác vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa; chưa chủ động và chưa thường xuyên hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn nên vẫn còn thực trạng lấn chiếm di tích, buôn bán hàng rong trong khu vực bảo vệ di tích. Vì thế nên kết quả đạt được trong thực tế vẫn còn khập khiễng nhiều so với những quy định trong Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT- BVHTTDL-BNV [9] hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Trong thực tế hiện nay, Sa Đéc vẫn còn một vài di tích lịch sử - văn hóa mặc dù đã được công nhận nhưng do hộ gia đình trực tiếp quản lý nên việc thực hiện trùng tu, bảo tồn và khai thác còn gặp nhiều khó khăn; ý thức bảo vệ di tích và những giá trị di sản văn hóa của một bộ phận nhân dân chưa cao dẫn

đến việc ứng xử với các di tích và giá trị di sản còn chưa tốt, “trước lấn sân - sau chiếm đất” của di tích và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và tình trạng hoạt động tại cơ sở của cấp trên đối với cấp dưới có mặt còn hạn chế nên công tác tham mưu đề xuất đôi lúc chưa kịp thời, chủ yếu dựa vào sự phản ánh của người dân hoặc cán bộ cơ sở. Đối với một số di tích lịch sử - văn hóa và các cơ sở đình, miếu đang trong tình trạng xuống cấp, bị hư hại nhiều nhưng công tác trùng tu, tôn tạo vẫn còn bị động do nguồn kinh phí ngân sách hạn hẹp hoặc đang chờ phê duyệt của cấp trên; công tác vận động bằng nguồn kinh phí xã hội hóa chưa chủ động hoặc gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Quá trình quy hoạch đất, đô thị hóa đã tạo ra “những rạn nứt” trong hệ thống di tích và công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với hoạt động phát triển kinh tế kinh tế ở địa phương chưa hiệu quả (chủ yếu gắn kết tập trung ở những di tích cấp quốc gia, đối với những di tích cấp tỉnh và các cơ sở đình, miếu vẫn còn mờ nhạt).

Cơ chế phối hợp hoạt động của Phòng Văn hóa - Thông tin; công chức văn hóa xã phường; các Ban Quản lý di tích hay Ban tổ chức lễ hội và cộng đồng ở cơ sở vẫn chưa thật sự đồng bộ, đặc biệt là cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa đồng thuận, chặt chẽ mà chủ yếu phối hợp hoạt động mang tính hình thức, chưa tích cực chịu trách nhiệm, vẫn còn nặng tình trạng đùn đẩy, thiếu kiểm tra, giám sát; thờ ơ, thiếu quan tâm, đôn đốc, thiếu lắng nghe và động viên trong quá trình thực thi công việc. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy có thực trạng đáng buồn trong cơ chế phối hợp như sau: Mặc dù các di tích lịch sử - văn hóa đã được công nhận và xếp hạng nhưng khi tìm hỏi về thông tin lý lịch của di tích thì câu trả lời nhận được là “rất khiêm tốn”. Điều đó chứng tỏ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành vẫn còn yếu và thụ động mặc dù những hồ sơ

cho việc tìm hiểu các thông tin về di tích và lễ hội tại di tích gặp rất nhiều khó khăn hoặc thông tin được cung cấp còn quá mơ hồ, không thống nhất như “tam sao thất bản”. Như vậy, Bảo tàng và các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa phối hợp để chuyển tải thông tin lý lịch của di tích thành ấn phẩm tuyên truyền đặt tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa để khi người dân hoặc du khách có nhu cầu tìm hiểu vẫn có được tư liệu chính thống mô tả đầy đủ về lịch sử hình thành và giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa.

Công tác kiểm kê, cắm mốc tại các khu vực bảo vệ di tích và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương vẫn chưa thực hiện tích cực, còn chậm trễ vì bộ phận lãnh đạo ngành và cán bộ chuyên trách chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc kiểm kê và khoanh vùng bảo vệ di tích cùng với những giá trị khoa học của di sản văn hóa nên việc cắm mốc bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức nên thực trạng lấn chiếm đất di tích, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ di tích vẫn còn diễn ra thường xuyên ở nhiều khu di tích lịch sử - văn hóa và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố.

Đây là các luận cứ phân tích được tổng hợp từ quá trình điền dã, phỏng vấn thực tế tại các các điểm di tích, các kỳ lễ hội vía Bà, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cộng đồng người dân và các cấp cơ quan, ban ngành ở Sa Đéc, đã cho thấy rõ thực trạng về công tác quản lý di tích và bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc. Chúng tôi thiết nghĩ, các cấp chính quyền địa phương cần đề ra một số định hướng trọng tâm mang tính chiến lược kết hợp với hệ thống giải pháp đồng bộ, thiết thực trong công trình này để hoàn thiện hơn cho công tác quản lý đối với lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và tín ngưỡng nữ thần nói riêng trên địa bàn thành phố Sa Đéc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Sau quá trình điền dã, khảo sát thực tế ở cơ sở (6 phường, 3 xã) trong thời gian dài hơn (2015 - 2018) so với dự kiến (2015 - 2017), chúng tôi nhận thấy tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc được kết tinh bởi các thành tố tri thức, quyền năng, kinh nghiệm và giá trị tạo thành một hệ thống cấu trúc “thiêng - phàm”, “hư vô bất hư, thực vô bất thực”. Tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc mang những màu sắc, diện mạo mới, hiển thị các giá trị định hướng nhân cách sống, giá trị cố kết cộng đồng, giá trị giữ gìn truyền thống văn hóa tộc người, giá trị định hướng tương lai và ứng biến với hoàn cảnh đặc thù lịch sử - xã hội, giá trị bình đẳng giới trong xã hội. Tất cả cùng hòa quyện, cộng hưởng lẫn nhau. Đồng thời, sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố đối với lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo đã đem lại những kết quả tích cực đáng khích lệ trong thời gian qua nhưng công tác này cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Từ đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp để cùng chung tay tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã làm được và khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn đối với công tác tổ chức quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng nữ thần Sa Đéc trong bối cảnh hiện nay.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG NỮ THẦN Ở SA ĐÉC

3.1. Tính cấp thiết và định hướng quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 77)