Tính cấp thiết của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 85)

8. Bố cục luận văn

3.1.1. Tính cấp thiết của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín

văn hóa tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc

3.1.1. Tính cấp thiết của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng nữ thần tín ngưỡng nữ thần

Sa Đéc là một đô thị phát triển, dân cư đông đúc và có nhiều thành phần tộc người như đã trình bày ở các chương trên. Cư dân Sa Đéc sinh sống chủ yếu với các hoạt động kinh tế thương mại, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn liền với yếu tố thị trường nên người dân thường xuyên đối mặt với các diễn biến phức tạp và liên tục thay đổi bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp truyền thống cũng đang đối mặt với những rủi ro do thời tiết nông vụ, sâu bệnh và vấn đề biến đổi khí hậu khác gây nên. Vì các lý do trên mà phần nào đó tín ngưỡng đã tiếp tục tồn tại và trở thành dạng hoạt động tinh thần khá phổ biến ở địa phương hiện nay. Tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc đã có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng và trở thành một trong những động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các miếu thờ, cung thờ, điện thờ nữ thần là địa chỉ thân quen đối với không ít người dân ở Sa Đéc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các lĩnh vực trong xã hội luôn vận động và không ngừng đối mặt với nhiều thách thức, tác động của bối cảnh. Đó có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực, khách quan hoặc chủ quan. Vì vậy, việc làm cần thiết trong thời gian tới của chính quyền thành phố là tiếp tục thực hiện những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị và các hoạt động lễ hội gắn liền với tín ngưỡng nữ thần nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân, đồng thời củng cố sự gắn kết các tộc người ở Sa Đéc. Tuy nhiên, không vì thế mà làm biến đổi nội dung, hình thức, giá trị văn hóa vốn có của

tín ngưỡng hoặc biến đổi loại hình này thành một sản phẩm thương mại. Điều quan trọng nhất là cân đối giữa bảo tồn với phát huy theo đúng định hướng của Nhà nước và nhu cầu của nhân dân.

Thông qua kết quả phỏng vấn những người đại diện ở 48 cơ sở tín ngưỡng nữ thần, thành viên ban tế tự tại các khu điểm di tích có thờ nữ thần, chúng tôi thu được kết quả khảo sát khá phong phú về tính cấp thiết của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng nữ thần. Theo như ông N.L cho biết: “Trong quá trình chăm coi việc thờ cúng thì chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm, định hướng quản lý của chính quyền để tổ chức hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất muốn lắng nghe ý kiến đóng góp của những người am hiểu về lĩnh vực này để chúng tôi tiếp tục phát huy, lan tỏa giá trị tín ngưỡng thờ Bà, đặc biệt là cho thế hệ trẻ biết được những giá trị này mà tiếp tục giữ gìn và phát huy” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 6, tr.30-32]. Tại miếu đôi Chúa Xứ - Thủy Long (Phường 3) theo ông N.B cho biết: “Đây là tín ngưỡng của cả cộng đồng ở khu này nên bản thân tôi cũng như bà con đều mong muốn tiếp tục giữ gìn giá trị truyền thống của tín ngưỡng này, đồng thời cũng rất mong nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong công tác quản lý miếu” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 5, tr.28-29]. Điều đó cho thấy cộng đồng tại các cơ sở tín ngưỡng nữ thần đều có chung nguyện vọng là tiếp tục nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và quan trọng hơn hết đó là sự đồng thuận cùng chung tay giữa chính quyền với nhân dân trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng nữ thần.

3.1.2. Định hướng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc.

Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng thời kỳ và từng bối cảnh xã hội. Nhờ đó đã

ngưỡng, tôn giáo; giữa các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay, đất nước ta đang vận động từng ngày để bắt kịp xu thế phát triển và hội nhập quốc tế bằng cách đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, năng động và sáng tạo trong cách nghĩ và cách làm. Vì vậy, tất cả các lĩnh vực trong xã hội kể cả tín ngưỡng và tôn giáo cũng cần phải được cụ thể hóa sao cho phù hợp với thực tiễn xã hội để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Chính sách đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, một mặt, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, căn cứ vào tình hình quốc tế và đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta và nhu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Mặt khác, tất cả người dân, kể cả có hay không có tín ngưỡng cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, cần đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm mục đích chống phá cách mạng.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta và những bài học rút ra từ thực tiễn, Chính phủ đã kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. Điều đó được thể hiện qua các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chế định quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ban hành. Trong đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trước hết được ghi nhận tại Điều 70 của Hiến pháp, trong đó khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,

tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [23, tr.147]. Còn trong Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định như sau: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau” [98].

Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân như sau: “Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” [55]. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 đã khẳng định “Để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thì Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”. Như vậy, quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.

tôn giáo mới tự do”. Đạo và đời ngày càng gắn bó, “tốt đời đẹp đạo” là mục tiêu và cũng là đạo lý của tất cả các tôn giáo ở Việt Nam [5, tr.36-39].

3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc thần ở Sa Đéc

Trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương và chính sách luật pháp của Đảng và Nhà nước cùng với quá trình nghiên cứu thực tế trong thời gian dài về loại hình tín ngưỡng nữ thần trên địa bàn thành phố Sa Đéc kết hợp với việc lắng nghe và ghi nhận những nhu cầu của người dân đối với loại hình tín ngưỡng nữ thần và các sinh hoạt lễ hội vía Bà ở địa phương. Chúng tôi nhận thấy, nội dung và hình thức tồn tại của tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc giữ vai trò, vị thế phổ biến và đa dạng trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Từ những trăn trở đó và mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, chúng tôi mạnh dạn đề ra những giải pháp và kiến nghị đến các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng ở thành phố Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp, các nhà khoa học, nhân dân địa phương, cộng đồng tín ngưỡng để có thêm cơ sở tham khảo, nghiên cứu và cùng bàn luận tiếp tục tìm ra những giải pháp thực thi hiệu quả hơn nữa để cùng phối hợp bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

3.2.1. Nguyên tắc, quan điểm bảo tồn và phát huy

3.2.1.1. Bảo tồn nguyên trạng

Bảo tồn nguyên trạng là những cách thức và biện pháp để bảo vệ sự tồn tại của sự vật - hiện tượng mà vẫn đảm bảo giữ nguyên trạng thái tồn tại như vốn có của nó trong những thời điểm nhất định của lịch sử. Bảo tồn nguyên trạng giữ được hình ảnh nguyên gốc nói lên thuộc tính ý nghĩa và phản ảnh được lịch sử gắn với sự vật - hiện tượng đó. Tác giả Nguyễn Xuân Hồng, “những sản phẩm văn hóa của quá khứ nên được bảo tồn nguyên vẹn như nó vốn có để tránh tình trạng thế hệ hiện tại làm méo mó, biến dạng di sản” [33,

tr.173]. Chính vì vậy, bảo tồn nguyên trạng đem đến ưu thế nổi bật cho công chúng cái nhìn chính xác và chân thật hoặc không bị sai lệch về sự vật hiện tượng do nhãn quan lịch sử mang lại. Nhưng với hình thức bảo tồn này cũng có những khó khăn nhất định. Đó là, việc bảo quản giá trị di sản văn hóa luôn khó, không chủ động trước được các yếu tố tác động trực tiếp. Nguyên tắc bảo tồn này cũng gặp khó khăn trong việc quy tụ nhân tài và vật lực trong việc bảo tồn và kết quả của việc bảo tồn này ít mang xu hướng của tính thời đại. Trên thực tế công tác bảo tồn nguyên trạng được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là loại hình di sản tín ngưỡng dân gian.

3.2.1.2. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo mang tính bản sắc của quá khứ dường như là một xu thế bảo tồn phổ biến hiện nay. Tác giả Nguyễn Xuân Hồng đưa ra quan điểm về bảo tồn trên cơ sở kế thừa “là dựa trên cơ sở mỗi di sản đều có những nhiệm vụ lịch sử của nó ở một thời gian và không gian cụ thể. Di sản ấy tồn tại ở không gian và thời gian hiện tại thì cần phải phát huy các giá trị văn hóa - xã hội của nó phù hợp với xã hội hiện tại” [33, tr.174]. Trên thực tế cho thấy, với quan điểm này thì tính chân thật của giá trị tín ngưỡng nữ thần chỉ được tôn trọng một phần, phần còn lại nằm ở vấn đề ý thức xã hội áp đặt lên cả ý thức cá nhân và cộng đồng. Chính vì thế, dẫn đến thực trạng tại Sa Đéc có một số ngôi miếu bị hoán đổi thần vì lý do chủ quan nào đó của người dân phụ trách trông coi ngôi miếu và cũng dẫn đến thực trạng chế lược hoặc thậm chí là cắt bỏ những thành tố cấu thành nên chỉnh thể của điểm thờ nữ thần như: không bài vị, không có tượng, hoặc là sự tùy tiện của người trông coi dẫn đến thực trạng một ngôi miếu chứa nhiều yếu tố tín ngưỡng khác nhau nên đã làm thay đổi nguyên trạng, hình thức, nội dung và đặc điểm của tín ngưỡng chính thể trong ngôi miếu mặc dù những thay đổi đó có thể tốt

hơn hoặc xấu hơn nhưng cũng tác không nhỏ đến giá trị của các loại hình tín ngưỡng ở Sa Đéc.

3.2.1.3. Bảo tồn theo hướng phát triển

Đối với quan điểm bảo tồn phát triển, Nguyễn Xuân Hồng có nêu “quản lý một loại hình di sản (lấy ví dụ là lễ hội) không còn là vấn đề tìm những biện pháp để bảo tồn nguyên vẹn di sản, mà quan trọng hơn là làm thế nào để di sản tồn tại song hành với xã hội đương đại của chúng ta. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý di sản một cách thích hợp với những yêu cầu của thời đại hiện nay” [33, tr.176]. Những yêu cầu của thời đại luôn được đặt trong một bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và văn hóa nhất định. Mối quan hệ giữa giá trị di sản và những bối cảnh nêu trên là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, tương hỗ lẫn nhau. Bảo tồn phát triển là những cách thức và biện pháp khác nhau để nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại và tạo ra những giá trị hình thái mới cho một sự vật hiện tượng nào đó để nó phù hợp với bối cảnh lịch sử - xã hội hiện tại. Bảo tồn phát triển là sự kế thừa trên cơ sở những cái đã có trước đó và làm cho nó phát triển hơn nữa, nâng nó lên một tầm cao mới mang tính thời đại cho phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của hiện tại và những định hướng cho tương lai. Đặc điểm nổi bật của bảo tồn phát triển là đem đến cho công chúng những sắc thái văn hóa mới trên nền tảng giá trị căn bản của di sản trong quá khứ.

Như vậy, bảo tồn phát triển là quan điểm có tính vận động dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội là chính chứ không hoàn toàn bị chi phối bởi các quan niệm bảo thủ. Bảo tồn phát triển góp phần giúp cho giá trị di sản tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, không phải xu hướng bảo tồn phát triển nào cũng đem đến lợi ích tích cực mà nó cũng có những hạn chế làm cho đối tượng công chúng khó nhận diện được chân thật về nội dung và giá trị thực của di sản hàm chứa trong đó. Tương tự như một số thực trạng hiện nay trong tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc xuất phát từ nhu cầu đức tin của người dân đối với quyền

năng và sự hiển linh của các Bà ngày càng nhiều nên loại hình này có xu hướng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Tại một số cơ sở tín ngưỡng nữ thần, người dân tự ý dựng miếu thờ phụ để “núp bóng” thể hiện niềm đức tin đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)