Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 61)

8. Bố cục luận văn

2.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín

gũi, quen thuộc và phổ biến ở nhiều xã, phường của thành phố.

(6) Giá trị góp phần tạo nên sự bình đẳng giới trong xã hội

Sự ra đời của tín ngưỡng nữ thần mở đầu cho cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng với nam giới của nữ giới. Mặc dù chỉ là trên phương diện tinh thần, nhưng thông qua các hình thức thờ phụng và thực hành tín ngưỡng, người phụ nữ mong muốn tìm kiếm sự che chở, phù hộ từ các vị nữ thần để được bình đẳng về vị thế và quyền lực của mình trong xã hội.

2.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc

2.3.1. Hệ thống tổ chức nhân sự và cơ chế hoạt động quản lý văn hóa ở Sa Đéc

(1) Tổ chức nhân sự và cơ chế hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố

Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 3 trong Quyết định số 01/2018/QĐ- UBND ngày 29 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc [97], đó là: Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng gia đình văn hóa, phường văn minh đô thị, khóm, ấp văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sự dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nhân văn trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức kiểm tra hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở, các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo, các điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý. Phòng

Văn hóa và Thông tin chủ trì tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, quảng cáo theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, để đảm bảo cho công tác quản lý các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch trên địa bàn thành phố đem lại hiệu quả thiết thực thì hiện nay Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc đã tổ chức biên chế và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Phòng Văn hóa và Thông tin như sau:

Trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực do đơn vị phụ trách quản lý. Chủ tài khoản và quản lý việc thu - chi tài chính của đơn vị. Phụ trách công tác xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng trong đơn vị. Trực tiếp quản lý các tổ chuyên môn như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh, tổ Hành chính - Tổng hợp, tổ Truyền thanh, tổ Công tác thiếu nhi và thư viện.

Phó Trưởng phòng phụ trách quản lý tổ chuyên môn văn phòng, thực hiện công tác cải cách hành chính, phụ trách quản lý tài sản của đơn vị. Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành theo lĩnh vực do đơn vị phụ trách. Quản lý lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, công nghệ thông tin, thông tin cơ sở, hoạt động quảng cáo, xây dựng nông thôn mới, di sản văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, công tác gia đình, thực hiện đề án phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong nhân dân và phụ trách quản lý các tổ chuyên môn, các thiết chế văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa văn nghệ trên địa bàn thành phố.

Chuyên viên phụ trách công tác văn thư lưu trữ, thực hiện công tác cải cách hành chính, tổ chức thi đua khen thưởng, tham mưu lãnh đạo Phòng về công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Chuyên viên trực tiếp phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin, cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử, an toàn an ninh mạng. Đồng thời, phụ trách các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; công tác gia đình văn hóa, tham mưu công tác du lịch, di tích lịch sử - văn hóa, hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố.

(2) Tổ chức nhân sự và cơ chế hoạt động của cán bộ, công chức văn hóa thông tin xã, phường

Thành phố Sa Đéc hiện nay có tổng cộng 6 phường và 3 xã, tại mỗi xã, phường đều bố trí hai công chức văn hóa xã hội, trong đó có một công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa thông tin, một công chức phụ trách chế độ chính sách xã hội và lao động nông thôn. Công tác bố trí nhân sự và phân công nhiệm vụ cho cán bộ công chức ở xã, phường được triển khai đúng quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV [8] và Quyết định 41/QĐ/2013/QĐ-UBND [93] của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Công chức văn hóa thông tin ở 9 xã phường của Sa Đéc đều có trình độ đại học với các chuyên ngành quản lý văn hóa, công tác xã hội, xã hội học, tâm lý xã hội.

Đối với công chức văn hóa thông tin ở xã phường, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà nhiệm vụ sẽ có phần khác nhau, thế nhưng sau quá trình khảo sát cho thấy công chức văn hóa thông tin ở các xã phường có những nhiệm vụ chung là: tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường trong việc thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thường xuyên theo dõi tình hình cơ sở và có kế hoạch đấu tranh với các hiện tượng văn hóa không lành mạnh, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương. Cán bộ văn hóa thông tin trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa

văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ đờn ca tài tử, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, lễ hội truyền thống, bảo tồn các di tích văn hóa, quản lý các điểm vui chơi giải trí đảm bảo nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới. Ngăn chặn kịp thời việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa - nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân xã phường thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa.

(3) Tổ chức nhân sự và cơ chế hoạt động của ban quản lý di tích, ban quản lý lễ hội, ban tế tự đình/miếu

Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố đã căn cứ vào các nội dung pháp lý liên quan để trực tiếp hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường thành lập ban quản lý di tích và lễ hội. Dựa vào tình hình cụ thể của địa phương và các quy định hiện hành mà ban quản lý di tích và lễ hội xã, phường sẽ tổ chức các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của các di tích được giao quản lý. Đồng thời, thường xuyên kiểm kê thực trạng và huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động, bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích. Ban quản lý di tích và lễ hội cần thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản, nguồn công đức đảm bảo công khai, minh bạch; trực tiếp phối hợp với Ủy ban nhân dân và các cơ quan, ban ngành địa phương tổ chức lễ hội, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng, khai thác du lịch tại các di tích theo đúng quy định. Ban quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân xã phường tiến hành lắp đặt các biển, bảng giới thiệu hướng dẫn về di tích tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân hiểu rõ hơn về giá trị của di tích.

Đối với việc bình bầu Ban tế tự đình - miếu trên địa bàn, Ủy ban nhân dân xã phường trực tiếp hướng dẫn thực hiện việc thành lập trên tinh thần tôn trọng quyền dân chủ của quần chúng nhân dân. Theo đó, thành phần, số lượng,

cộng đồng tiến hành bình bầu những người có đức, có tài, có tâm được nhân dân tin tưởng giao phụ trách quản lý nhưng phải chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của chính quyền địa phương như trường hợp ở xã Tân Quy Tây theo chia sẻ của ông C.H.H: “Việc thành lập ban quản lý, ban tế tự cũng như việc sử dụng tài chính tại các đình miếu trên địa bàn xã chủ yếu tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân tổ chức bầu chọn và sau đó thông báo trực tiếp hoặc gửi danh sách lên Ủy ban nhân dân để xem xét ra quyết định thành lập” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 2, tr.22-23]. Tương tự vậy đối với các xã phường còn lại như chia sẻ của ông C.N.S cho biết: “chính quyền địa phương luôn tôn trọng quyền tự chủ của nhân dân trong các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng nhưng quyền tự chủ đó luôn được chính quyền quan tâm thường xuyên nhằm đảm bảo cho các hoạt động diễn ra theo đúng quy định của pháp luật” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 3, tr.24-25]. Còn theo ông N.L cho biết: “Việc quản lý và phụ trách ngôi miếu hiện nay là do tôi phụ trách chính cùng với một số anh em trong xóm hè nhau phụ tiếp bởi vì chúng tôi được bà con tin tưởng, ủng hộ giao trọng trách quản lý miếu và cũng đảm đương luôn việc tổ chức lễ vía bà hằng năm” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 6, tr.30-32]. Qua đó cho thấy, hệ thống tổ chức nhân sự và cơ chế hoạt động quản lý văn hóa từ cấp thành phố đến cấp xã phường cơ bản kiện toàn đảm bảo thuận lợi cho việc vận hành các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố Sa Đéc phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

(4) Cơ chế tự quản của cộng đồng tín ngưỡng

Mặc dù các cấp chính quyền đã ban hành những quy định về phân cấp quản lý đối với các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, thế nhưng, việc tổ chức quản lý các hoạt động sinh hoạt, thực hành tín ngưỡng tại các xã phường chủ yếu dựa vào tính tự quản của cộng đồng như tác giả Bùi Hoài Sơn đề cập “việc tổ chức lễ hội cấp làng, vùng hay cấp quốc gia đều cần nhấn mạnh

đến vai trò của người dân địa phương” [64, tr.217-218]. Kết quả khảo sát cho thấy các cơ sở tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc đều nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động như chia sẻ của ông N.L cho biết: “Việc quản lý ngôi miếu hiện nay do tôi cùng với anh em và bà con trong xóm hè nhau phụ tiếp việc tổ chức lễ vía bà hằng năm” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 6, tr.30-32]. Hoặc trường hợp tự quản tại Miếu đôi Chúa Xứ - Thủy Long (Phường 3) theo chia sẻ của ông N.B như sau: “Việc thắp nhang hằng ngày, tổ chức lễ vía hai Bà, cũng như việc tu sửa ngôi miếu chủ yếu do tôi và nhỏ em gái phụ trách cùng với sự ủng hộ, tiếp giúp của bà con trong xóm này” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 5, tr.28-29].

Tính tự quản còn được thể hiện qua việc người dân cùng nhau bàn bạc công tác tổ chức lễ vía Bà, sẻ chia nhiệm vụ trong buổi lễ, cùng nhau góp công góp của, cùng nhau quyết định mục đích sử dụng các khoản tiền thu được. Tất nhiên là các khoản thu cũng như các khoản chi và mục đích chi tiền đều được thực hiện công khai dưới sự giám sát của nhân dân để đảm bảo tính trung thực như chia sẻ của ông N.L về việc sử dụng tiền thu được từ việc tổ chức lễ vía bà như sau: “Trước khi tổ chức lễ vía bà thì anh em chúng tôi tiến hành họp với bà con trong xóm này để báo cáo việc sử dụng kinh phí và cùng nhau bàn bạc các công việc cũng như các khoản tiền cần để sử dụng cho việc tổ chức lễ vía bà. Sau khi tổ chức lễ xong thì chúng tôi cũng gặp bà con để báo cáo số tiền thu được và bàn bạc việc sử dụng tiền vào những hoạt động tu sửa ngôi miếu, tổ chức lễ vía bà và một phần thì làm từ thiện xã hội” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 6, tr.30-32]. Tính tự quản của cộng đồng trong hoạt động tín ngưỡng nữ thần ở Sa Đéc là luôn đề cao tinh thần dân chủ, lấy sự ủng hộ của quần chúng nhân dân để quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần bảo lưu giá trị truyền thống dân tộc và thực thi hiệu quả

2.3.2. Tổ chức hoạt động quản lý văn hóa ở địa phương

Công tác tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo ở Sa Đéc hiện nay đang diễn ra thuận lợi, thu hút sự quan tâm đầu tư và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân như chia sẻ của ông T.A.Q cho biết: “Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích và việc tổ chức lễ hội truyền thống cùng với các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian trên địa bàn được diễn ra phong phú, đúng định hướng đem lại nhiều hiệu quả thiết thực” [PL3: Biên bản phỏng vấn số 1, tr.20-21]. Dựa trên các báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin cung cấp kết hợp với quá trình điền dã kiểm chứng thực tiễn, chúng tôi nhận định những kết quả đạt được trong công tác tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống và các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng ở Sa Đéc trong thời gian qua như sau:

Về cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa, tín ngưỡng.

Trên cơ sở bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự lãnh chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố cùng với sự hướng dẫn, quản lý về mặt chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành danh mục phân cấp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Sa Đéc, cụ thể như sau:

(1) Đối với các di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh: Phòng Văn hóa và Thông tin sẽ trực tiếp phụ trách quản lý Kiến An Cung, trụ sở Ủy ban khởi nghĩa, nhà cổ Trần Phú Cương. Đối với nhà cổ Huỳnh Thủy Lê và Tòa Hành chính tỉnh Sa Đéc xưa sẽ được Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh phụ trách quản lý. Ủy ban nhân dân Phường 1 trực tiếp phụ trách quản lý đối với đình thần Vĩnh Phước, đình thần Tân Quy Tây và Thất phủ Thiên Hậu cung. Ủy ban nhân dân Phường 2 phụ trách bảo tồn di tích Xóm rẫy

Cụ Hồ, Bia tưởng niệm Chi đội Trần Phú. Ủy ban nhân dân Phường 3 quản lý di tích “Nơi diễn ra trận tiêu diệt thiếu tướng Chanson và thủ hiến Thái Lập Thành” (khu vực hoa viên tượng đài anh hùng liệt sĩ Phan Văn Út). Ủy ban nhân dân Phường 4 quản lý nhà cổ Nguyễn Thành Giung.

(2) Đối với các di tích trong danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Sa Đéc: Phòng Văn hóa và Thông tin phụ trách quản lý Làng hoa Sa Đéc, di tích Chùa Phước Hưng. Ban Quản lý Công trình đô thị thành phố phụ trách quản lý khu Công viên Sa Đéc và tượng đài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ nữ thần tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp (Trang 61)