7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4
1.2.1.1. Nội dung dạy LTVC trong SGK TV 4
Số tiết dạy Nội dung Học kì I Học kì II Cả năm 9 10 19 2 2 3 3 (1)Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ (2)Cấu tạo tiếng, từ:
+ Cấu tạo của tiếng
+ Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) (3)Từ loại: + Danh từ 5 5 + Động từ 2 2 + Tính từ 2 2 (4) Câu: + Câu hỏi 4 4 + Câu kể 3 3 + Câu khiến 9 9 + Câu cảm 3 3
+ Thêm trạng ngữ cho câu 1 1
(5) Dấu câu
+ Dấu hai chấm 6 6
+ Dấu ngoặc kép 1 1 2
+ Dấu chấm hỏi (học cùng câu hỏi) 1 1
+ Dấu gạch ngang
19
Yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn LTVC lớp 4 (1) Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ
- Việc mở rộng và hệ thống hoá vốn từ được thực hiện thông qua các biện pháp: cung cấp từ theo chủ điểm, cung cấp thành ngữ - tục ngữ theo chủ điểm, hệ thống hoá và tích cực hóa vốn từ.
(2) HS được học MRVT theo các chủ điểm. Trang bị các kiến thức sơ giản về từ và câu
* Từ
- Cấu tạo tiếng
- Cấu tạo từ : + Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy - Từ loại
+ Danh từ. Danh từ là gì? Danh từ chung và danh từ riêng. Cách viết hoa danh từ riêng.
+ Động từ. Động từ là gì? Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất.
+ Tính từ. Tính từ là gì? Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất
* Các kiểu câu
+ Câu hỏi và dấu chấm hỏi -Câu hỏi là gì?
-Dùng câu hỏi vào mục đích khác. -Cách phép lịch sự khi đặt các câu hỏi. + Câu kể
- Câu kể là gì? - Cách dùng câu kể.
20
- Câu kể (Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?) Chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
+ Câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là gì? - Cách đặt câu cầu khiến.
- Giải pháp khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị + Câu cảm
- Câu cảm là gì? - Cách dùng câu cảm.
+ Thêm trạng ngữ (chỉ nơi trốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) trong câu.
- Trạng ngữ là gì? - Cách dùng trạng ngữ.
+ Các dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
(3) Yêu cầu kỹ năng về từ và câu * Từ
- Nhận biết được các bộ phận cấu tạo của tiếng. - Giải các câu đố chữ liên quan đến cấu tạo của tiếng. - Nhận biết các kiểu cấu tạo từ.
- Nhận biết các từ loại.
- Đặt câu với những từ đã cho.
- Tìm từ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho. - Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ. - Đặt câu với từ đã cho.
21
* Câu
- Nhận biết các kiểu câu. - Đặt câu theo mẫu.
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ. - Thêm trạng ngữ cho câu.
- Nhận biết tác dụng của dấu câu. - Điền dấu câu vào chỗ thích hợp. - Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp. - Chữa lỗi về dấu câu.
- Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo yêu cầu giao tiếp.
1.2.1.2. Nội dung dạy LTVC trong SGK TV 4
Lớp 4 các bài học đã tách thành những bài luyện từ và luyện câu riêng. Các bài học theo các mạch kiến thức từ, câu có thể chia thành hai kiểu: bài lí thuyết và bài luyện tập.
- Những bài được xem là bài lí thuyết về từ và câu lớp 4 là những bài được đặt tên theo một mạch kiến thức và có phần ghi nhớ được đóng khung. Bài lí thuyết về từ và câu gồm có ba phần. Phần Nhận xét đưa ngữ liệu chứa hiện tượng cần nghiên cứu và hệ thống câu hỏi giúp HS nhận xét, phân tích để tìm hiểu nội dung bài học, giúp HS rút ra được những nội dung của phần ghi nhớ. Phần Ghi nhớ tóm lược những kiến thức và quy tắc của bài học.
- Phần Luyện tập là một tổ hợp bài tập nhằm vận dụng kiến thức đã học vào trong hoạt động nói, viết. Bài luyện tập là những bài có tên gọi “Luyện tập”, chỉ gồm các bài tập nhưng cũng có khi có thêm những nội dung kiến thức mới, ví dụ kiến thức về các tiểu loại danh từ ở bài luyện tập về danh từ, kiến thức về các kiểu từ ghép trong bài luyện tập về từ ghép. Bài ôn tập và kiểm tra là nhóm bài có tên gọi “Ôn tập” và các bài có nội dung LTVC trong tuần ôn tập giữa học kì, cuối học kì, cuối năm.
22
- Các nhóm, dạng bài tập Luyện từ và câu
Bài tập làm giàu vốn từ được chia thành ba nhóm: bài tập dạy nghĩa, bài tập hệ thống hóa vốn từ và bài tập dạy sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ). Bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu được chia ra thành các nhóm: bài tập luyện từ (bài tập về các lớp từ, về biện pháp tu từ, cấu tạo từ, từ loại), bài tập luyện câu (các kiểu câu, cấu tạo câu, dấu câu, biện pháp liên kết câu), ngoài ra còn có nhóm bài tập về cấu tạo tiếng và quy tắc viết hoa.
1.2.2. Thực trạng vận dụng các phương pháp khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4
1.2.2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp khi dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4
a.Mục đích khảo sát giáo viên
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học sử dụng ở phân môn LTVC tại một số trường tiểu học tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang.
b.Đối tượng và nội dung khảo sát
Đối tượng khảo sát của chúng tôi là 20 giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 4 của một số trường trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang cụ thể như sau:
STT Tên trường Số lượng
GV lớp 4 Đạt chuẩn
1 TH Nguyễn Khuyến 5 Chưa đạt chuẩn 2 TH Bùi Thị Xuân 5 Chưa đạt chuẩn
3 TH Nguyễn Du 4 Đạt chuẩn quốc gia
23
Nội dung khảo sát:
- Mức độ nhận thức, thái độ, kĩ thuật của GV lớp 4 tại một số trường tiến hành khảo sát đối với các phương pháp dạy học tích cực ở phân môn Luyện từ và câu.
- Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở phân môn Luyện từ và câu của GV lớp 4 tại một số trường tiến hành khảo sát.(Phụ lục1)
c. Phương pháp khảo sát
Để khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Dùng phiếu khảo sát:
+ Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm dành cho GV: người được khảo sát chỉ cần lựa chọn đáp án phù hợp. Các phiếu này dùng để khảo sát mức độ quan tâm, mức độ sử dụng và kĩ thuật của GV đối với các PPDH tích cực.
- Quan sát: dự giờ một số tiết dạy bao gồm tiết học mẫu và tiết học bình thường để có những đánh giá khách quan việc sử dụng PPDH tích cực của GV trong các tiết học.
d. Kết quả khảo sát giáo viên
Bảng 1.1. Mức độ quan tâm tới những PPDH tích cực hiện nay
Mức độ quan tâm
Ít quan tâm Thỉnh thoảng Thường xuyên cập nhật
Tổng số GV
được điều
tra
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
24
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Không thường
xuyên Không sử dụng Phương pháp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Thuyết trình 16 80 4 20 0 0 2. Trực quan 12 60 8 40 0 0 3. Gợi mở - vấn đáp 9 45 8 40 3 15
4. Giảng giải - minh hoạ 10 50 6 30 4 20
5. Thực hành - luyện tập 20 100 0 0 0 0 6. Phát hiện và giải quyết vấn đề 3 20 6 30 11 55 7. Dạy học hợp tác theo nhóm 4 20 6 30 10 50 8. Dạy học theo dự án 2 10 4 20 14 70
25 Bảng 1.3. Mức độ thành thạo khi GV sử dụng các PPDH tích cực Mức độ Nội dung Vấn đề Rất thành thạo Tỉ lệ % Thành thạo Tỉ lệ % Không thành thạo Tỉ lệ % Thuyết trình 15 75 5 25 0 0 Trực quan 14 70 6 30 0 0 Gợi mở - vấn đáp 10 50 7 35 3 15 Giảng giải - minh hoạ 12 60 7 35 3 15 Thực hành - luyện tập 16 80 4 20 0 0 Phát hiện và giải quyết vấn đề 4 20 7 55 9 45 Dạy học hợp tác theo nhóm 6 30 8 40 6 30 Phương pháp dạy học tích cực Dạy học theo dự án 2 10 4 20 14 70
Kết quả khảo sát qua phiếu:
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học được xem là chìa khóa của vấn đề nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các trường tiểu học chúng tôi nhận thấy: Vẫn còn tồn tại một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm tới các PPDH tích cực hiện nay (Bảng 2.1). Theo kết quả khảo sát chỉ có 4 giáo viên chiếm 20% là thường xuyên cập nhật
26
phương pháp dạy học mới, có 11 giáo viên chiếm 55% thì thỉnh thoảng có quan tâm đến các phương pháp mới. Theo khảo sát có 5 giáo viên chiếm 25% là ít quan tâm đến các phương pháp tích cực hiện nay. Các PPDH được GV sử dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống; nặng về giảng giải thuyết trình. Những PPDH phát huy được tính tích cực, độc lập sáng tạo ở học sinh như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn thì giáo viên ít sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 2 giáo viên chiếm 10% sử dụng phương pháp dạy học theo dự án
(Bảng 2.2). Có tình trạng đó là do phần đông GV chưa thực sự biết đến cũng
như nắm vững phương pháp dạy học này. GV chưa có hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của các PPDH tích cực, chưa nắm vững quy trình, chỉ dẫn hành động để thiết kế bài giảng phù hợp. Bên cạnh đó, khả năng tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu các PPDH tích cực ở một số GV còn hạn chế dẫn đến họ gặp rất nhiều khó khăn khi vận dụng các PPDH tích cực vào trong quá trình giảng dạy: GV khó hoàn thành nội dung chương trình dạy học trong khuôn khổ thời lượng đã ấn định. Vấn đề thu hút số đông học sinh yếu kém tham gia các hoạt động cũng gặp không ít khó khăn. (Bảng 2.3)
Kết quả điều tra thông qua dự giờ:
-Về nhận thức, GV đều biết đến các PPDH tích cực thông qua những kinh nghiệm của đồng nghiệp, qua việc tìm kiếm thông tin từ báo đài, tài liệu tham khảo. Vì vậy, tuy đã nhận thức được các vấn đề liên quan đến PPDH tích cực nhưng nhận thức đó của GV chưa chắc là hoàn toàn đúng và sâu sắc. -Về thái độ, chúng tôi nhận thấy GV trong trường không hào hứng với việc sử dụng các PPDH tích cực. Hầu hết GV chỉ sử dụng các PPDH tích cực này khi được yêu cầu lên tiết dạy mẫu, thao giảng.
- Về kĩ thuật, vẫn còn một số GV chưa biết cách lựa chọn và phối hợp các PPDH tích cực một cách linh hoạt và phù hợp. Có nhiều PPDH tích cực
27
GV còn lúng túng, không biết sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian.
Vấn đề vận dụng PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS đã được đặt ra đối với GV giảng dạy nhưng kết quả chưa được như mong muốn. GV đã có ý thức lựa chọn PPDH chủ đạo trong mỗi tình huống điển hình ở phân môn Luyện từ và câu nhưng nhìn chung còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Phương pháp thuyết trình còn khá phổ biến.
Từ thực tế của việc dạy học đã cho thấy những tồn tại như sau:
-Hầu hết các GV còn sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình và đàm thoại chứ chưa chú ý đến nhu cầu, húng thú của học sinh trong quá trình học.
-Phương pháp dạy học chưa đa dạng, chưa phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa tạo ra được sự hứng thú cho HS. HS tiếp nhận kiến thức chủ yếu còn bị động. Những kỹ năng cần thiết của việc tự học chưa được chú ý đúng mức. Học sinh chưa thật sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động và sáng tạo, chưa được thảo luận để đưa ra khám phá của mình, vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế.
Chất lượng DH Luyện từ và câu ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng chưa mang lại hiệu quả tối ưu. Qua khảo sát, quan sát tiết dạy chúng tôi nhận thấy: HS nắm kiến thức và vận dụng kiến thức một cách máy móc, hình thức.
Phương pháp dạy học mà GV vận dụng chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của HS, không kích thích khả năng tự học, khả năng sáng tạo vốn có của các em. Vì thế nên HS thụ động tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân là GV chưa tích cực, chưa linh hoạt trong khi sử dụng các PPDH tích cực mà chủ yếu nặng về thuyết trình, thiếu liên hệ thực tế, GV ít vận dụng các phương tiện dạy học để minh họa.
28
dạn vận dụng phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp giao tiếp; dạy học theo dự án,... nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Tích cực hóa các hoạt động của HS thông qua việc tạo ra nhiều tình huống có vấn đề. Các kiểu tình huống như thế sẽ kích thích tư duy của HS; sự tò mò và tính ham hiểu biết, muốn khám phá cái mới của HS.
1.2.2.2. Thực trạng học nội dung luyện từ và câu của học sinh lớp 4
a. Mục đích khảo sát học sinh
Để đánh giá mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH tích cực trong hoạt động học tập phân môn Luyện từ và câu. Chúng tôi tiến hành khảo sát HS lớp 4. Qua khảo sát, chúng tôi rút ra được những vấn đề liên quan đến hứng thú của HS đối với PPDH tích cực trong dạy học Luyện từ và câu hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất việc áp dụng các PPDH tích cực một cách phù hợp đối với HS lớp 4.
b. Đối tượng và nội dung khảo sát học sinh
Đối tượng khảo sát là 160 học sinh của 4 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang. Chúng tôi lựa chọn các trường có điều kiện khác nhau để kết quả khảo sát thu được mang tính khách quan nhất, cụ thể như sau:
STT Tên trường Số lượng HS
lớp 4 Đạt chuẩn quốc gia
1 TH Nguyễn Khuyến 40 Chưa đạt chuẩn
2 TH Bùi Thị Xuân 40 Chưa đạt chuẩn
3 TH Nguyễn Du 40 Đạt chuẩn quốc gia
4 TH Châu Văn Liêm 40 Đạt chuẩn quốc gia
Nội dung khảo sát: Tìm hiểu mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH tích cực mà GV sử dụng. Để có được thông tin khách quan, chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu hỏi (Phụ lục 2).
29
c. Phương pháp khảo sát