7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Phương pháp giao tiếp
2.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa
Giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng từ, câu trong các hoạt động giao tiếp.
Đây là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh nắm được các quy tắc sử dụng ngôn ngữ. Học sinh được đưa vào các tình huống giao tiếp thích hợp, trực tiếp thực hành hoạt động lời nói trên cả 4 lĩnh vực; nghe, nói, đọc, viết. Nó bảo đảm củng cố cả hai quá trình tiếp nhận lời nói và tạo lập lời nói cho học sinh.
Hãy nói một câu có trạng ngữ chỉ nơi
chốn?
Hãy nói một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân?
Hãy nói một câu có trạng ngữ chỉ
thời gian? Hãy thêm trạng ngữ cho câu sau:
em đi học.
Hãy thêm trạng ngữ cho câu sau:
lúa đang trổ bông
Hãy thêm trạng ngữ cho câu sau:
52
2.2.3.2. Cách thức tiến hành
- Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp ở học sinh. Tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu này nảy sinh khi có nhiều vấn đề phải sử dụng các kiến thức về ngôn ngữ mới giải quyết được hoặc cần trao đổi mới hiểu được.
- Tạo cho học sinh có môi trường giao tiếp: có đối tượng, hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp. Giúp học sinh định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết của mình như: nói, viết cho ai; nói, viết về cái gì; nói, viết trong hoàn cảnh nào...
- Tạo cho học sinh có nội dung giao tiếp. Để thoả mãn nhu cầu giao tiếp, học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo cho nội dung lời nói, tức là phải có tư liệu đầy đủ và ý nghĩa xác định qua quan sát hoặc nhớ lại sự việc mà đề bài yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng diễn đạt của mình để tạo ra lời nói, viết hoàn chỉnh trong giao tiếp. Tạo cho học sinh có đủ các phương tiện ngôn ngữ và có được các thao tác cơ bản khi giao tiếp: lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nội dung, trình bày từng khía cạnh của nội dung một cách mạch lạc, khúc chiết, biết tự đánh giá mức độ đạt được cả về nội dung và hình thức giao tiếp.
- Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện.
a. Thực hiện
Giáo viên tạo tình huống dùng hoạt động ngôn ngữ có bối cảnh giao tiếp thực nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.
Phân tích đặc điểm các nhân tố giao tiếp tham gia để xác định điều kiện và nhiệm vụ, bao gồm:
+ Các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh: từ, cấu trúc ngữ, cấu trúc câu, các yếu tố ngôn điệu, yếu tố tu từ, phong cách,...
53
+ Các yếu tố phi ngôn ngữ trong bối cảnh: người nói, người nghe, không gian, thời gian, mục đích giao tiếp, ảnh hưởng của lịch sử - xã hội đối với các thành viên giao tiếp và quan hệ giữa họ với nhau,...
+ Đặc điểm tâm lí, đặc điểm văn hoá dân tộc.
Học sinh vận dụng ngôn ngữ, lựa chọn phương tiện tạo lời nói theo nhiệm vụ theo định hướng bài học bằng hệ thống câu hỏi của thầy (cô) giáo và qua hội thoại giữa thầy - trò, giữa trò - trò, học sinh cùng nhau nhận thức quy tắc, quy luật hoạt động của các hiện tượng ngôn ngữ trong mối tương quan với các yếu tố phi ngôn ngữ như đã nêu trên: ai nói (viết) ? ai nghe (đọc) ? về cái gì ? trong hoàn cảnh nào ?...
b. Trình bày kết quả và tổng kết
Học sinh xâu chuỗi các hoạt động giao tiếp thành một bài nói hoàn thiện và trình bày trước lớp. Đại diện một nhóm học sinh hay cá nhân trình bày bài nói của mình theo yêu cầu của đề bài; các nhóm khác có thể nhận xét, đánh giá hoặc bổ sung.
Tổng kết hoạt động giao tiếp: Đánh giá lời nói, nhận xét rút kinh nghiệm. Giáo viên khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, đánh giá cao sự sáng tạo và thái độ làm việc khoa học của học sinh trong quá trình học.
2.2.3.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy nói một câu có dùng tính từ:
- Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
- Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,…) (dựa vào yêu cầu viết của bài tập 2 - Tuần 11, SGK TV 4, T1,
Tr.112)
Bước 1: Sau khi ghi đề bài lên bảng, GV cho HS trả lời các câu hỏi để xác định tình huống giao tiếp:
54
- Nhà bạn đó ở đâu ?
- Tính tình bạn đó như thế nào ?
- Mọi người có thích con vật (cây cối, đồ vật…) đó không? - Cây cối, đồ vật… đó có gì đẹp? có gì đặc biệt?
Bước 2: GV cho HS thực hành kể nói theo nhóm đôi. HS nói những nội dung theo gợi ý hoặc có thể nói những câu khác chỉ cần phù hợp với nội dung có tính từ trong câu.
Bước 3: Tổ chức cho HS nói theo nhóm đôi trước lớp. Sau đó, cả lớp trao đổi, thảo luận với nhau về những nội dung các nhóm trình bày. GV gợi ý những từ ngữ hay, những câu nói đúng ngữ pháp, mới lạ để HS trao đổi.
Ví dụ 2:
Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm: (dựa vào yêu cầu viết của bài tập 2 - Tuần 30, SGK TV 4, T2, Tr.117)
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm M: La bàn, lều trại
b. Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua M: bão, thú dữ
c. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm M: kiên trì, dũng cảm
Học sinh dựa vào những chuyến đi của bản thân để kể cho các bạn nghe những đồ dùng cần cho chuyến du lịch – thám hiểm, những khó khăn có thể gặp và những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm. Để mang lại hiệu quả trong lúc trình bày, học sinh có thể cho cả lớp xem những hình ảnh về đồ dùng và những khó khăn, nguy hiểm được ghi nhận lại.
55
Học sinh được nói trực tiếp nên sẽ có rất nhiều từ ngữ về chủ đề thám hiểm - du lịch được nói đúng theo yêu cầu.
Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm
Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua
Những đức tính cần thiết của người thám hiểm
la bàn, lều trại, dây leo, thang dây, móc leo núi, quần áo lặn, bình hơi để lặn, đèn chiếu sáng, máy ảnh, máy quay phim,...
báo lũ, thú dữ, khí độc, hang sâu, dốc cao, biển sâu,...
kiên trì, dũng cảm, cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh,...
Ví dụ 3: Bài tập 1 bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết (SGK TV4, tập 1, trang 17). Giáo viên có thể thay đổi yêu cầu để giúp học sinh phát triển hơn về giao tiếp bằng ngôn ngữ nói như sau:
1. Tìm các từ ngữ
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. M : lòng thương người
56
M: độc ác
c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. M: cưu mang
d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. M: ức hiếp
Nói 1- 2 câu với một từ mà em tìm được.
……… ……… ……… ………
Học sinh nối tiếp nhau nói câu có sử dụng từ ngữ trong vừa tìm được để nói thành câu phù hợp với yêu cầu. Ở ví dụ này, để giúp học sinh có thể nói được nhiều câu phù hợp với thực tế, giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh, video về hoạt động của các em nhỏ. Khi đó, học sinh sẽ có nhiều gợi ý để nói và dùng từ phù hợp với thực tế.
Với yêu cầu trên học sinh có thể nói những từ ngữ như sau:
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung...
b) Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn...
c) Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: giúp, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu...
d) Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột...
57
Ví dụ 4: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì? (Tiếng Việt 4, T2, Tr.16)
Dựa vào yêu cầu viết của bài tập, xây dựng thành bài tập như sau:
Dựa vào kiểu câu “Ai làm gì?” nói một đoạn văn khoảng 5 -7 câu kể về công việc trực nhật của lớp hay tổ em.
Sau khi ghi đề bài lên bảng, GV cho HS trả lời các câu hỏi để xác định tình huống giao tiếp:
- Thời gian được phân công trực nhật?
- Có những ai tham gia vào công việc trực nhật? - Các bạn đó làm việc gì ?
- Em đã cùng làm việc gì trong buổi trực nhật đó ? - Việc làm đó có lợi ích gì?
GV cho HS thực hành kể nói theo nhóm đôi. HS nói những nội dung theo gợi ý hoặc có thể nói những câu khác chỉ cần phù hợp với chủ đề yêu cầu là sử dụng kiểu câu: Ai làm gì?
Tổ chức cho HS nói theo nhóm đôi trước lớp. Sau đó, cả lớp trao đổi, thảo luận với nhau về những nội dung các nhóm trình bày. GV gợi ý những từ ngữ hay, những câu nói đúng ngữ pháp, mới lạ để HS trao đổi.
Với sự mới lạ như vậy, học sinh sẽ nói được nhiều từ ngữ, nhiều câu và có thể sử dụng những câu này trong các tình huống giao tiếp cụ thể trong cuộc sống.
2.2.4.Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
2.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho HS phát huy được tính chủ động, tính tích cực sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, phương pháp này còn góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở đó vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được
58
Đây là phương pháp dạy học có thể phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét với nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức một cách sâu sắc, vững chắc. Hơn thế, thuật ngữ “ giải quyết vấn đề” đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng. Các em được hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.2.4.2. Cách thức tiến hành
Cách thức tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt vấn đề
-Tạo tình huống có vấn đề. Một tình huống có vấn đề phù hợp phải định hướng tốt cho HS. Có rất nhiều loại tình huống có vấn đề, sau đây là một số loại tình huống có vấn đề thường gặp:
+ Tình huống nghịch lí là tình huống mà vấn đề xuất hiện khi đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết.
+ Tình huống bác bỏ là tình huống đòi hỏi phải bác bỏ một luận điểm, kết luận sai lầm. Để đạt được điều đó, HS phải tìm ra được chỗ yếu, chỗ sai, chỗ thiếu chính xác của luận điểm, kết luận và chứng minh tính chất sai lầm của chúng.
+ Tình huống “tại sao” là tình huống phổ biến trong nghiên cứu khoa học và trong dạy học.
-Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
+ Như vậy, trong dạy học giải quyết vấn đề, GV tiểu học nên lưu ý khả năng nhận thức của các em. Đa số HS lớp 4, quá trình nhận thức của các em phù hợp với những vấn đề đơn giản, thuộc cuộc sống hằng ngày.
59
Bước 2: Đề xuất cách giải quyết vấn đề.
Ở bước này, GV phải biết tổ chức, thiết kế nội dung thành các vấn đề học tập phù hợp, đồng thời đưa ra những cách dạy học kích thích tư duy nhận thức và những mong muốn khám phá của HS. Một trong những cách thức tổ chức dạy học giải quyết vấn đề là sử dụng câu hỏi kích thích tư duy của các em.
Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Bước 5: Kết luận.
- Thảo luận kết quả đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. - Phát biểu kết luận.
2.2.4.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết (TV 4, tập 1, trang 33) Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng :
nhân ái, tàn ác, bất hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. Cột có dấu - để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.)
+ -
Nhân hậu M: Nhân từ,… M: Độc ác,…
Đoàn kết M: Đùm bọc,… M: Chia rẽ,…
Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào? a) Môi hở răng lạnh.
60
c) Nhường cơm sẻ áo. d) Lá lành đùm lá rách. Bước 1: Đặt vấn đề
GV cho biết đây ở bài tập 1 là một số từ thuộc chủ đề Nhân hậu – Đoàn kết và các từ trái nghĩa với nhân hậu, đoàn kết. Để dễ quan sát các em hãy thực hiện xếp chúng thành 2 nhóm theo phiếu học tập. Ở bài tập 4, các ai hãy tìm các nét nghĩa khác nhau của thành ngữ, tục ngữ đã cho.
Bước 2: Đề xuất cách giải quyết vấn đề
HS xác định từ ngữ theo nhóm, thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất. HS nêu cách hiểu của mình về câu thành ngữ, tục ngữ để cả nhóm bàn bạc thảo luận. GV nên hướng dẫn HS nêu được nét nghĩa đó HS biết trong trường hợp nào.
Bước 3: Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề
HS có thể chia 2 nội dung theo hoạt động nhóm, chia nội dung để thực hiện yêu cầu của vấn đề GV giao.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
GV định hướng cho HS thực hiện theo mẫu, HS đọc 2 yêu cầu bài tập và thực hiện các yêu cầu:
Trả lời:
Xếp các từ vào ô thích hợp trong bảng
+ -
Nhân hậu Nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ
Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết Cưu mang, che chở, đùm bọc
61
Trả lời:
Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ: a) Môi hở răng lạnh
- Nghĩa đen: Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Vì môi che cho răng nên môi hở thì răng sẽ lạnh.
- Nghĩa bóng: Những người gần gũi, ruột rà phải đùm bọc, che chở nhau. Một người yếu kém thì những người khác cũng bị ảnh hưởng lây.
b) Máu chảy ruột mềm
- Nghĩa đen: Máu chảy thì đau đến ruột gan.
- Nghĩa bóng: Một người thân bị nạn thì những người thân khác đều đau xót.
c) Nhường cơm sẻ áo
- Nghĩa đen: Chia sớt cơm áo cho nhau.
- Nghĩa bóng: Giúp đỡ san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. d) Lá lành đùm lá rách