Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố long xuyên, an giang (Trang 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.6. Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông

vào dạy học LTVC lớp 4

2.2.6.1. Kĩ thuật khăn trải bàn

a) Cách tiến hành kĩ thuật khăn trải bàn

- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. - Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 HS). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0.

69

b) Ví dụ minh họa

Bài: Mở rộng vốn từ : Sức khỏe (TV4, tập 2. tr19)

Ta thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong bài tập 1 có nội dung như sau:

Tìm các từ ngữ:

a) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe M: Tập luyện

b) Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh M: Vạm vỡ

Đầu tiên, ta thực hiện giống như thực hiện bài tập Luyện từ và câu như đọc đề và phân tích đề sau đó ta yêu cầu HS thực hiện giải quyết bài tập bằng cách sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

Bước 1: GV thành lập nhóm. Mỗi nhóm 4 em ( có thể nhiều hơn tùy theo sĩ số lớp). Bầu nhóm trưởng và thư kí ( HS tự bầu).

Bước 2: GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 hoặc bảng nhóm lớn có kẻ ô sẳn.

Bước 3: GV giao nhiệm vụ chung cho các nhóm và các thành viên trong nhóm nắm rõ yêu cầu nhóm cho chung một bài tập có số lượng nhiều. + Tìm những hoạt động có lợi cho Sức khỏe

+ Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh

Mỗi cá nhân HS thực hiện trong 03 phút và thực hiện hoạt động cả nhóm trong 04 phút. Quy định thời gian nhiều hay ít tùy theo mức độ khó hoặc dễ)

Bước 4: HS tập trung suy nghĩ làm việc cá nhân và trả lời theo cách hiểu của riêng mình ghi phần giấy của mình trên tờ A0 hoặc bảng phụ (nếu tập thể nhóm đông, HS có thể ghi câu trả lời vào giấy mình đã chuẩn bị sẵn và đính vào phần ô dành cho cá nhân).

70

Bước 5: Các thành viên trong từng nhóm thảo luận câu trả lời của nhóm mình. Trưởng nhóm điều khiển, nhắc nhở, đôn đốc công việc, tiến độ của nhóm.

Khi hết thời gian làm cá nhân HS GV ra phát lệnh cho hoạt động cả nhóm. Thư kí viết lại ý kiến đã thống nhất chung của các thành viên trong nhóm lên phần giữa tờ giấy A0 hoặc bảng phụ.

Bước 6: HS treo hoặc dán sản phẩm của mình lên bảng. ( Do các nhóm

làm một yêu cầu nên có thể chỉ cần treo một đến hai sản phẩm nhóm lên thôi. Chủ yếu là các sản phẩm nhóm làm tốt nhất)

Cử đại diện lên trình bày (thuyết trình) nội dung câu trả lời trên cơ sở phần thống nhất ý kiến chung.

- Các thành viên khác của nhóm bổ sung thêm (nếu có)

- Các nhóm khác bổ sung, sửa chữa hoặc sửa lỗi sai của nhóm bạn.

Bước 7: Sau mỗi bài GV đưa ra lời góp ý, nhận xét để đi đến kết luận

71

Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 thì nội dung bài học thường có sự liên đới nên quy trình thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn theo hướng các bài tập đều có sự liên kết với nhau.

2.2.6.2. Kĩ thuật mảnh ghép a) Cách tiến hành kĩ thuật các mảnh ghép. Giai đoạn 1. 1 1 1 2 2 2 3 3 3 Giai đoạn 2 1 2 3 1 2 3 1 2 3

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu.

- Lớp học chia thành các nhóm từ 3 đến 6 người.

- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1 nhiệm vụ A, nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C ....(có thể có nhóm cùng nhiệm vụ) ) nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

- Khi thảo luận nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.Mỗi thành viên trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép.

- Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1-2 người nhóm 1, 1-2 người nhóm 2, 1-2 người nhóm 3 ...)

72

này mỗi HS ở nhóm “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các HS phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.

- Từng HS từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở giai đoạn 1 thì nhiệm vụ mới sẽ giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ ở giai đoạn này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”.

- Các nhóm “mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.

b) Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bài: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? ( Tiếng Việt 4, Tập 2, trang 57)

Ở phần Nhận xét 1. Đọc đoạn văn sau:

Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: "Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi." Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

a)Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?

b)Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?

c)Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ''Ai làm gì? Ai thế nào?" ở chỗ nào?

73

Với dạng bài tập này chúng ta thực hiện kĩ thuật các mảnh ghép như sau:

Bước 1: GV làm việc chung với cả lớp để nêu vấn đề, xác định nhiệm

vụ, phân các nhóm và đánh số thứ tự, hướng dẫn cách làm. - Cho HS xác định nhiệm vụ.

- Phân nhóm: thường phân nhóm bằng cách đánh số( 1,2,3..). Số nhiều hay ít phụ thuộc vào nội dung bài tập và sĩ số lớp. Trong bài tập 1 có ba câu a,b,c nên chúng ta phân thành 3 nhóm và đánh số 1,2,3. Bầu nhóm trưởng, thư kí….Chú ý, việc phân nhóm làm sao cho các thành viên trong nhóm ở giai đoạn 1 sẽ tách ra và thành nhóm mới có tất cả các thành viên của 3 nhóm. Ta có sơ đồ minh họa sau

Giai đoạn 1: 1 1 1 2 2 2 3 3 3

Giai đoạn 2: 1 2 3 1 2 3 1 2 3 - Hướng dẫn cách làm:

+ GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm với hai yêu cầu: tìm vế câu trong mỗi câu ghép và cho biết ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào?.

Nhóm 1: câu (a) Nhóm 2: câu (b) Nhóm 3: câu (c)

+ GV hướng dẫn học sinh thực hiện ở từng nhóm với từng câu. GV quy định thời gian thực hiện ở giai đoạn 1 là 3 phút.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu: Các nhóm thảo luận trao đổi ý kiến, đi đến thống nhất.

74

GV đến giúp đỡ từng nhóm, làm sao cho các thành viên trong nhóm nắm vững được kiến thức cần có.

Nhóm 1:

* Các câu dùng để giới thiệu:

- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

- Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. * Câu dùng để nhận định:

- Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Nhóm 2:

Trong câu thứ nhất: Bộ phận chủ ngữ “Đây" trả lời câu hỏi “Ai?” (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

Trong câu thứ hai: Bộ phận chủ ngữ bạn Diệu Chi trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?; bộ phận vị ngữ là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

Trong câu thử ba: Bộ phận chủ ngữ Bạn ấy trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)? bộ phận vị ngữ là một họa sĩ nhỏ đấy trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

Nhóm 3:

Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

75

Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.

Giai đoạn 2: HS thành lập một nhóm mới gọi là nhóm mảnh ghép. GV nêu yêu cầu nhiệm vụ chung cho các nhóm và quy định thời gian cho giai đoạn 2.

- GV cho HS di chuyển thành lập nhóm

- GV nêu yêu cầu chung cho các nhóm và quy định thời gian. Yêu cầu chung này phải quan hệ với 3 nội dung thảo luận ở trên và cũng để hình thành nội dung ghi nhớ của bài học nên rất cần GV chuẩn bị kĩ yêu cầu chung này. Đối với bài học này có yêu chung cho các nhóm như sau: “ Hãy cho biết kiểu

câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận? Câu kể Ai là gì dùng để làm gì?”.

- Cho HS nhắc lại yêu cầu.

- Quy định thời gian thảo luận là 3 phút.

GV đến giúp đỡ các nhóm. Mỗi cá nhân HS trình bày được kiến thức ở phần thảo luận giai đoạn 1. Rồi thảo luận cho yêu cầu chung cho các nhóm.

Như vậy, Qua hai giai đoạn thảo luận HS đã nắm được nội dung chính cần ghi nhớ. Gần với nội dung của Ghi nhớ:

1. Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì) ?

2. Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.

Hết thơì gian quy định ở giai đoạn 2, cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả của nhóm.

76

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.

- Các nhóm có nhận xét lẫn nhau. - GV tổng kết và rút ra ghi nhớ.

Qua phần vừa thực hiện kĩ thuật các mảnh ghép vào bài học Câu kể Ai

là gì? ta thấy việc hình thành kiến thức mới dựa trên sự hoạt động của học

sinh để tự chiếm lĩnh tri thức là một quá trình dạy học tích cực. Như vậy, các bài học hình thành kiến thức mới trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 đều có thể vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép mang lại hiệu quả cao.

2.2.6.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học LTVC 4

Đối với lứa tuổi HS Tiểu học, quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động thực tiễn. Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của HS. Trong những tiết học có hình ảnh trực quan đẹp, rõ nét, thì HS sẽ hứng thú chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là HS tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn, vận dụng tốt vào các bài tập thực hành. Đặc trưng của phân môn LTVC lớp 4 là kênh chữ chiếm ưu thế, nên GV phải mất khá nhiều thời gian cho việc ghi chép nội dung bài giảng, bài tập vào bảng phụ. Nhưng từ khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chỉ cần sao chép nội dung giáo án đã soạn sẵn ở phần word sang các slide trong chương trình Power Point, sau đó chỉ cần kích chuột là có, chữ viết lại to, rõ, học sinh dễ nhìn.

* Những nội dung cần nhấn mạnh hay bài học ghi nhớ, sử dụng hiệu ứng đổi màu chữ hoặc gạch chân giúp học sinh hứng thú hơn.

Ví dụ minh họa: Bài Dấu hai chấm (Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 22)

Trước kia, để tiết học đạt hiệu quả cao, tôi phải viết sẵn những đoạn văn, đoạn thơ khá dài như thế này vào bảng phụ:

Trong các câu câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì? a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn

77

tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Theo Trường Chinh b) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Tô Hoài c) Bà thương không muốn bán Bèn thả vào trong chum. Rồi bà lại đi làm Đến khi về thấy lạ: Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn

Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ.

Phan Thị Thanh Nhàn

Rõ ràng, chỉ mới khai thác bài mới mà giáo viên đã phải vất vả chuẩn bị khá nhiều đồ dùng trực quan để tiết dạy đạt hiệu quả.

Với ứng dụng công nghệ thông tin, thay vì trình bày bảng phụ, chỉ việc kích chuột là có, chữ viết to, rõ, chuẩn, giúp cho việc khai thác bài tiện lợi hơn, ngoài ra còn giúp thuận tiện trong việc nhấn mạnh nội dung cần khai thác.

Ví dụ slide sau:

Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Theo Trường Chinh

b)Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò : - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

78

Sau khi HS tìm hiểu và nhận biết bộ phận đứng sau dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, nhấn mạnh nội dung trọng tâm để khắc sâu thêm kiến thức cho HS bằng cách đổi màu chữ như trên.

Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn LTVC còn giúp giáo viên chuyển tải những thông tin trong phần ghi nhớ một cách thuận tiện, lôgich, mang tính khoa học, thẩm mĩ cao.

Ví dụ minh họa:

Sau khi HS tìm hiểu bài xong, tôi gợi ý để giúp HS rút ra phần ghi nhớ. GV hỏi: - Sau dấu hai chấm báo hiệu điều gì?

- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu gì?

Học nêu từng ý, tôi trình chiếu lần lượt từng nội dung:

Ghi nhớ:

1. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố long xuyên, an giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)