7. Cấu trúc của luận văn
2.2.5. Phương pháp trực quan
2.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp hs nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS.
Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của GV mà HS không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,...
2.2.5.2. Cách thức tiến hành
Bước 1: GV treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, ... và nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
Bước 2: GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ,... tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh,...
65
Bước 3: GV yêu cầu một số HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh
Bước 4: Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.
2.2.5.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Câu hỏi và dấu chấm hỏi (Bài tập 1, TV4, T1, tr131)
Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau.
Thứ tự Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai? Từ nghi vấn
M: 1 Con vừa bảo gì? Câu hỏi của mẹ Để hỏi Cương Gì
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn mẫu của giáo viên để thực hiện tìm câu hỏi và ghi lại đúng theo yêu cầu. Với một hướng dẫn mẫu mang tính trực quan sẽ giúp học sinh nắm bắt được yêu cầu bài tập nhanh hơn.
Thứ tự Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai? Từ nghi vấn Con vừa bảo gì? Câu hỏi
của mẹ
Để hỏi Cương Gì 1. Thưa
chuyện
với mẹ? Ai xui con thế? Câu hỏi của mẹ
Để hỏi Cương Thế
Anh có yêu nước không?
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê Không
Anh có thể giữ bí mật không?
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê Không 2. Hai
bàn tay
66
với tôi không? Bác Hồ
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Câu hỏi của bác Lê
Hỏi Bác Hồ Đâu
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê Chứ
Ví dụ 2: mở rộng vốn từ: Dũng cảm (Bài tập 1, TV4, T2, tr83) 1. Tìm từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm: M: - Từ cùng nghĩa: can đảm
- Từ trái nghĩa: hèn nhát
Học sinh quan sát các từ ngữ mẫu mà giáo viên hướng dẫn, học sinh tìm thêm được các từ ngữ sau:
Từ cùng nghĩa: can đảm Từ trái nghĩa: can đảm Can đảm gan góc gan dạ can trường bạo gan quả cảm anh dũng anh hùng nhút nhát hèn nhát nhát gan yếu hèn Ví dụ 3:
Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2 (dựa vào yêu cầu viết của bài tập 2 - Tuần 30, SGK TV 4, T2, Tr.117)
67
Để gợi ý cho học sinh các chuyến đi, giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh như sau:
Học sinh sẽ dựa vào những từ ngữ đã tìm được ở bài tập 1, 2 để đưa vào bài viết của mình. Mỗi học sinh có những chuyến đi riêng, những hoạt động khác nhau nên học sinh có thể tự trưng bày hình ảnh chuyến đi của mình để minh họa cho bài viết của bản thân.
68