Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố long xuyên, an giang (Trang 96 - 134)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.2.2.1. Đánh giá định tính đối với giáo viên và học sinh

Giáo viên tán thành việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là nên chú ý đến trình độ của học sinh khi áp dụng các phương pháp dạy học này.

Số lượng học sinh quá đông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động học tập, gây khó khăn cho việc quản lý các hoạt động và hỗ trợ các nhóm.

Học sinh có khả năng tiếp nhận, HS có thể tự giải được bài tập trong hệ thống bài tập ở sách giáo khoa. Từ chỗ nhiều sai sót trong giải bài tập, các em đã tìm được hứng thú trong học tập.

HS cảm thấy hứng thú hơn, sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhân, xây dựng ý kiến tập thể trong các giờ học Luyện từ và câu, do đó học tập theo cách này HS được hoạt động nhiều hơn và được tự mình suy nghĩ và giải quyết vấn đề nhiều hơn. HS tập trung nghe giảng hơn bởi quá trình nghe giảng theo cách dạy thực nghiệm buộc HS phải tham gia hoạt động để phân tích câu hỏi và trả lời nên độ tập trung cao hơn.

Việc sử dụng SGK đã có cải thiện hơn trước thực nghiệm: HS đã bước đầu biết kết hợp được nội dung cần ghi và nội dung SGK (chỉ ghi những gì mà SGK không có, giải thích những kiến thức mà bản thân chưa hiểu...); HS đã biết cách sử dụng SGK một cách chủ động hơn, đã có thói quen tự đọc sách trước khi đến lớp nhằm đảm bảo cho tiết học: không liệt kê lại kiến thức trong SGK mà chủ yếu nêu câu hỏi để kiểm tra việc nắm kiến thức qua việc tự đọc và tự học ở nhà, sử dụng kết hợp với SGK nên việc trả lời các câu hỏi mạch lạc, rõ ràng và trọng tâm.

89 3.2.2.3. Đánh giá định lượng Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm lớp 4A và 4G Kết quả Trường Lớp Dạng lớp Số HS Hoàn thành tốt Tỉ lệ % Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 4A Thực nghiệm 33 28 84.84% 5 15.16% 0 0% TH Nguyễn Khuyến 4G Đối chứng 33 22 66.66% 8 24.25% 3 9.09%

Kết quả sau thực nghiệm cho thấy chất lượng lớp thực nghiệm thay đổi rõ rệt. Lớp thực nghiệm 4A tăng 10 học sinh hoàn thành tốt tăng 30.3% học sinh hoàn thành tốt các bài tập, không có học sinh nào xếp chưa hoàn thành. Theo kết quả đánh giá chung (Bảng 4.1), số học sinh lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 85.41%, còn lại 14.59% học sinh hoàn thành. Ngược lại, ở lớp đối chứng số học sinh hoàn thành tốt chỉ chiếm 62.5%, học sinh hoàn thành chiếm tỉ lệ 31.25 %, còn lại 6.25% học sinh chưa hoàn thành. Học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành còn sai sót ở dạng bài viết câu. Để làm được rõ hơn kết quả thu được trên là có sự khác biệt có ý nghĩa do tác động mang lại chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:

90

Biểu đồ 3.1.Kết quả bài khảo sát của HS trường tiểu học Nguyễn Khuyến

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm lớp 4A và 4B Kết quả Trường Lớp Dạng lớp Số HS Hoàn thành tốt Tỉ lệ % Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 4A Thực nghiệm 33 26 81.81% 5 18.19% 0 0% TH Trịnh Hoài Đức 4B Đối chứng 33 20 60.6% 9 27.28% 4 12.12%

91

Kết quả sau thực nghiệm cho thấy chất lượng lớp thực nghiệm thay đổi rõ rệt. Lớp thực nghiệm 4A tăng 8 học sinh hoàn thành tốt tăng 27.27% học sinh hoàn thành tốt các bài tập, không có học sinh nào xếp chưa hoàn thành. Theo kết quả đánh giá chung (Bảng 4.2), số học sinh lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 87.5%, còn lại 12.5% học sinh hoàn thành. Ngược lại, ở lớp đối chứng số học sinh hoàn thành tốt chỉ chiếm 65.3%, học sinh hoàn thành chiếm tỉ lệ 30.61 %, còn lại 4.09% học sinh chưa hoàn thành. Học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành còn sai sót ở dạng bài tập trắc nghiệm và sắp xếp từ ngữ theo nhóm. Để làm được rõ hơn kết quả thu được trên là có sự khác biệt có ý nghĩa do tác động mang lại chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:

92

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thực nghiệm - kết quả chung của cả 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng

Lớp Thực nghiệm 66 học sinh Đối chứng 66 học sinh

Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 56 84.84% 10 15.16% 0 0 % 42 63.63% 17 25.75% 7 10.62%

Theo kết quả đánh giá bài kiểm tra Bảng 3.3, số HS lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 84.84%, còn lại 15.16% HS hoàn thành, không có HS chưa hoàn thành. Ngược lại, ở lớp đối chứng số HS hoàn thành tốt HS hoàn thành đều chiếm tỉ lệ 63.63 %, có 17 HS chiếm 25.75% hoàn thành còn lại 10.62% HS chưa hoàn thành. HS chưa hoàn thành là do còn sai sót, hạn chế các câu 3, 4, 5 các dạng bài điền vào chỗ trống, dạng bài tìm từ và dạng viết đoạn văn. Nhìn vào bài làm của HS có thể ở bài tập nối cột và khoanh thì HS làm tốt hơn. Theo kết quả (bảng 3.3) ta thấy còn 7 HS lớp đối chứng chưa hoàn thành bài kiểm tra của mình. Các dạng bài cần kiến thức tổng hợp các em lại không làm tốt. Riêng với câu 5 viết đoạn thì các em lại càng gặp khó khăn vì để viết được tốt HS phải có vốn từ phong phú, biết cách sắp xếp các ý, biết sử dụng các vốn từ đã học và vốn từ trong cuộc sống nhưng các em lại không có được vốn từ đó.

Để làm rõ hơn kết quả thu được trên là có sự khác biệt có ý nghĩa do tác động mang lại chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:

93

94

Tiểu kết chương 3

Vận dụng PPDH tích cực trong dạy học phân môn LTVC đã bước đầu phát huy vai trò của GV cũng như HS, giúp GV thể hiện được vai trò thiết kế, tổ chức, điều khiển và HS chủ động trong quá trình dạy học, trong đó HS là chủ thể khám phá và kiến tạo tri thức, được học trong hoạt động và bằng hoạt động trong sự hợp tác và giao lưu với GV cũng như các các HS khác trong lớp. Việc tổ chức dạy học theo tinh thần của PPDH tích cực có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của HS một cách thực sự, góp phần bồi dưỡng cho HS năng lực tự học. Từ các kết quả của thực nghiệm, bước đầu cho phép khẳng định mục đích thực nghiệm đã hoàn thành và giả thuyết khoa học mà luận văn đề xuất là chấp nhận được.

95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

1.1. Góp phần làm sáng tỏ nhu cầu cũng như những định hướng đổi mới phương pháp trong dạy học, đặc trưng của các PPDH tích cực và một số xu thế DH tích cực.

1.2. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày ở chương 1 và các nguyên tắc để chúng tôi đề xuất các phương pháp dạy học tích cực ở phân môn LTVC cho HS lớp 4 gồm: phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp giao tiếp, phương pháp trò chơi học tập, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan. Qua tiết dạy, HS sẽ biết vận dụng những điều đã học vào các tình huống mới, phát hiện và tự lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, hệ thống hoá được các kiến thức của mình, tự xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, tự thực hiện và tự đánh giá sau khi hoạt động kết thúc.

1.3. Qua việc nghiên cứu thực tế về việc sử dụng PPDH tích cực trong dạy Luyện từ và câu lớp 4 ở các trường tiểu học đã đem lại hiệu quả cao. Sau khi thực nghiệm cho thấy, kết quả giảng dạy của GV được nâng cao, thái độ học tập của các em rất tốt, khả năng tiếp thu bài và khắc sâu kiến thức rất tốt.

1.4. Luận văn đã trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm theo các nội dung nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 3 và kết quả cho phép khẳng định: Nếu GV vận dụng một cách linh hoạt PPDH tích cực trong dạy học Luyện từ và câu thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát huy tính độc lập và sáng tạo từ đó giúp nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu ở HS.

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với giáo viên

96

hoạt động của học sinh để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

GV phải lựa chọn PPDH tích cực phù hợp với từng nội dung học tập, nghiên cứu nội dung dạy học để triển khai các PPDH tích cực mang lại hiệu quả cao nhất.

2.2. Đối với nhà trường

Ban giám hiệu cần quan tâm chỉ đạo, phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh. Cần tạo điều kiện về vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học khám phá nói riêng ở các trường phổ thông.

Nhà trường tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, có khen thưởng để động viên, khích lệ giáo viên kịp thời.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được đầy đủ, sâu sắc và không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn đề tài này sẽ được nghiên cứu sâu hơn và áp dụng rộng hơn để có thể kiểm chứng tính khả thi của đề tài một cách khách quan và nâng cao giá trị thực tiễn của đề tài.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê A (1990), Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy - học tiếng Việt, T/c Nghiên cứu giáo dục (NCGD), số 12.

2.Lê A, Nguyễn Hải Đạm, Hoàng Mai Thảo, Lê Xuân Soạn (1998),

Phương Pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, 2, Nxb Giáo dục.

3.Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1999), Phương pháp dạy học

Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4.Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục

5.Lê A, Đỗ Xuân Thảo (2010), Giáo trình tiếng Việt 1, Nxb Đại học

Sư phạm.

6.Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (2014), Giáo trình tiếng Việt 2, Nxb

Đại học Sư phạm.

7.Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh (2007), Dạy học Luyện từ và câu ở

tiểu học, Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, Dự án phát triển

giáo viên tiểu học, Hà Nội.

8. Đào Duy Anh (1998), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.

9.Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá XI (2013),

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

10. Nguyễn Văn Bản (chủ biên), Lê Thanh Diện, Phạm Thị Sâm (2004),

Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, www. Ebook.edu.vn.

11. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật

98

12. Hoàng Hòa Bình, Trần Hiền Lương (2006), Đổi mới phương pháp dạy

học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.

13. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức

danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III, Nxb Đại học sư phạm, HN.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Đổi

mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ

năng các môn học ở Tiểu học.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông

tổng thể.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, III, Nxb Giáo dục Việt Nam.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, Nxb Giáo dục Việt Nam.

20. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư

phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội.

21. Nguyễn Hữu Hợp (2016), Hướng dẫn dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh Tiểu học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2007), Bài tập Luyện từ và câu Tiếng

Việt 5, Nxb Giáo dục.

23. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2000), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Lê Phương Nga (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt II, Nxb Đại

99

25. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

26. Đinh Thị Oanh – Vũ Thị Kim Dung – Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt

và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Hà Nội -

Đà Nẵng.

28. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Lê Thị Thanh Thủy (2014), Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 qua một số trò chơi học tập.

30. Nguyễn Minh Thuyết (2010), Tiếng Việt 4, tập 1, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

31. Nguyễn Minh Thuyết (2010), Tiếng Việt 4, tập 2, Nxb Giáo dục Việt

Nam.

32. Nguyễn Minh Thuyết (2010), Tiếng Việt 5, tập 1, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

33. Nguyễn Minh Thuyết (2010), Tiếng Việt 5, tập 2, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

34. Phạm Lê Trang (2012), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và

câu cho học sinh lớp 4,5, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

35. Nguyễn Trí (chủ biên), Lê A, Lê Phương Nga (2000), Giáo trình Phương

pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương

trình mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Nhật Trường (2010), Thực trạng sử dụng các phương pháp

dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP. HCM, Khóa luận tốt

100

38. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2011), Tâm lí học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm.

39. Nông Thị Tươi (2014), Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và

câu cho học sinh lớp 5, Đại học Tây Bắc

40. http://hocvanvanhoc.vn/tin-tuc/100/phuong-phap-day-hoc-theo-du-an- phuong-phap-day-hoc-cua-tuong-lai.

41. tamlyhocdayhoc/khai-niem

101

DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Bài báo: “Vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào phân

môn Luyện từ và câu lớp 4” đăng trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số Đặc biệt

P1

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Kính thưa quý thầy cô! Tôi tên là: Quách Thị Vị, học viên cao học Tiểu học trường đại học Đồng Tháp, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố Long Xuyên, An Giang”. Để có những tư liệu thực tế phục vụ cho đề tài, tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô. Sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố long xuyên, an giang (Trang 96 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)