7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
2.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa
Mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học, giúp cho các em tham gia vào các trò chơi có nội dung xoay quanh nội dung bài mà các em đã học. Trò chơi có thể áp dụng trong bất cứ phần nào của bài học tùy vào và sự chuẩn bị của GV.
Phương pháp dạy học áp dụng trò chơi trong dạy học văn miêu tả là một phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa khả năng nhận thức của HS. Phương pháp dạy học này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS
45
tiểu học đặc biệt là với HS lớp 4 giúp cho HS khắc sâu ghi nhớ kiến thức. Nó còn giúp cho giờ học trở nên sôi nổi, vui tươi, phát huy khả năng nhanh nhạy, linh hoạt với các tình huống mà các em gặp. Việc tổ chức cho HS học tập dưới hình thức “trò chơi” sẽ khiến HS hứng thú tham gia hoạt động, hình thành và rèn luyện kĩ năng cho HS, qua đó giúp các em phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Phương pháp này có khả năng hình thành năng lực khác nhau như: năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề... Nó làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học. Tuy nhiên, trò chơi dạy học cũng khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống, HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
2.2.2.2. Cách thức tiến hành Bước 1. Chuẩn bị
Thiết kế trò chơi:
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu của bài học, khả năng và kinh nghiệm của học sinh, phương tiện vật chất cần thiết, quỹ thời gian dành cho hoạt động tương ứng.... để xây dựng trò chơi cho phù hợp.
Đối với một trò chơi, thông thường, giáo viên cần làm rõ: tên trò chơi, nội dung, người tham gia, cách chơi, cách tiến hành, cách đánh giá, phương tiện phục vụ trò chơi, thời gian.
Dự kiến những học tham gia trò chơi
Trong trường hợp cần thiết, giáo viên nên dự kiến trước những học sinh tham gia, thực hiện trò chơi. Trong đó, ưu tiên cho những em rụt rè, nhút nhát, chưa có kỹ năng tham gia, thực hiện trò chơi. Đối với những trò chơi mang tính đồng đội, giáo viên cần bảo đảm sự cân sức hợp lý giữa các đội chơi và thành phần học sinh trong đội nên đa trình độ.
46
Chuẩn bị phương tiện phục vụ trò chơi
Tuỳ tính chất, nội dung trò chơi, điều kiện của trường của lớp..., cần chuẩn bị những phương tiện nhất định để nâng cao hiệu quả của trò chơi. Những phương tiện này có thể do giáo viên chuẩn bị, học sinh chuẩn bị ở nhà và mang tới lớp, có sẵn ở phòng đồ dùng dạy học...
Ngoài ra, giáo viên cần dự kiến khả năng thực hiện của học sinh, dành thời gian cho trò chơi, những học sinh làm trọng tài, tham gia Ban giám khảo (nếu cần)...
Bước 2. Thực hiện
Bước này được thực hiện khi giáo viên tổ chức cho học sinh tiểu học hoạt động tương ứng như đã dự kiến với trình tự như sau:
- GV giúp học sinh nắm vững trò chơi, như: tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại...
- Giáo viên chọn học sinh tham gia trò chơi (ví như chọn 2 đội tham gia), giới thiệu trọng tài, Ban giám khảo (nếu có),...
- Các em thảo luận với nhau về thực hiện trò chơi. - Trò chơi được tiến hành theo dự kiến.
Bước 3. Tổng kết, đánh giá
Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên cùng học sinh đánh giá trò chơi và rút ra kết luận thích hợp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi như: trò chơi có thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với bài học không, có thể rút ra được điều gì qua trò chơi này...
47
2.2.2.3. Ví dụ minh họa
A. Trò chơi “Tìm từ”
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố mở rộng thêm từ, tích luỹ được vốn từ.
Giúp học sinh phát huy tính chủ động và tự tin .
* Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
* Thời gian : 3 phút
* Cách tiến hành: Chơi theo đội, mỗi nhóm học tập là một đội, giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm. Hết thời gian các đội trình bày. Đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng .
Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - trò chơi, giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ miêu tả tình cảm thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. Kết quả học sinh sẽ tìm được các từ như: hào hứng, say mê, say sưa, đam mê, mê, ham thích.
B. Trò chơi “ Phân biệt nhanh”
* Áp dụng: Khi dạy các kiểu bài về Cấu tạo của từ (bài Từ ghép và Từ láy).
Hào hứng Say mê Say sưa
48
* Mục tiêu chung: giúp học sinh có khả năng phân biệt các kiểu từ trong Tiếng Việt. Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác.
* Chuẩn bị: bảng phụ ghi sẵn một số từ ghép, từ láy; giấy bìa có ghi sẵn kí hiệu L (láy) và G ( ghép).
*Thời gian: 3 phút.
* Luật chơi- cách chơi: tổ chức chơi theo đội, chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có số em tham gia bằng số từ mà giáo viên đưa ra để phân biệt. Giáo viên cho các em từng đội nhận lấy bìa, trong thời gian 3 phút các em đính kí hiệu đúng vào kiểu từ ở bảng phụ.Hết thời gian, đội nào phân biệt đúng nhất, nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
Khi dạy bài từ ghép, từ láy giáo viên ghi sẵn ở bảng phụ 5 từ.
Mỗi đội có 5 em tham gia phân biệt là:
Thưởng – phạt:
Lung linh Bờ bãi
Thông minh Chào Mào Ruộng đồng Lung linh L Bờ bãi G Thông minh G Ruộng đồng G Chào Mào L
49
- Đội thắng sẽ được yêu cầu đội thua làm một việc như: hát, múa, nhảy lò cò.
-Đội thua sẽ thực hiện theo yêu cầu của đội thắng.
C. Trò chơi “ Trật tự theo hàng”
* Áp dụng: Khi dạy cáckiểu bài về Mở rộng vốn từ (bài Mở rộng vốn
từ Trung thực – Tự trọng, Sức khỏe, Du lịch – Thám hiểm,...)
* Mục tiêu: Trò chơi giúp củng cố cho học sinh cách sắp xếp từ thành câu tục ngữ, thành ngữ đúng. Rèn cho học sinh có trí nhớ chính xác, tính nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị số phiếu bằng số từ cần sắp xếp thành câu.
* Luật chơi- cách chơi: chơi theo nhóm, mỗi nhóm có số em tham gia bằng số từ cần sắp xếp. Khi có lệnh của giáo viên, các em nhận phiếu và xếp trật tự các từ sao cho hoàn thành một câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm của bài học. Kết thúc, nhóm nào xếp chính xác và nhanh nhất thì nhóm đó thắng.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng, giáo viên
chuẩn bị phiếu cho các nhóm như sau. Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
thẳng ngựa ruột như
rách đói cho sạch cho thơm
50
HS sẽ chơi theo nhóm và sắp xếp các từ ngữ lại thành câu như sau:
Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4
Nhóm 1 Thẳng như ruột ngựa
Nhóm 2 Đói cho sạch Rách cho thơm
Nhóm 3 Thuốc đắng Dã tật
Nhóm 4 Cây ngay không sợ chết đứng
Thưởng – phạt:
- Đội thắng mỗi bạn được nhận một cục tẩy mà GV đã chuẩn bị.
- Đội thua sẽ rút kinh nghiệm và hát tặng đội thắng và cả lớp một bài hát.
D. Trò chơi “ Nói nhanh – Nói tài”
* Áp dụng: Khi dạy các kiểu bài về kiểu câu hoặc ôn tập cách sử dụng từ để phát triển thành câu.
* Mục tiêu: Trò chơi giúp củng cố cách đặt câu theo những mẫu câu đã học, giúp học sinh nhanh nhạy trong việc huy động vốn từ của bản thân.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị số từ ngữ ở bảng phụ.
* Luật chơi- cách chơi: chơi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm. Khi có lệnh của giáo viên, các em chọn các từ từ khóa ngẫu nhiên, sao đó sẽ nói thành câu có từ khóa đó hoặc câu theo mẫu câu được yêu cầu. Học sinh nào thực hiện đúng thì được cả lớp tặng một tràng pháo tay.
Ví dụ: ôn tập cách sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân trong câu (Tiếng Việt 4, tập 2)
51