Nguyên tắc phù hợp với nội dung bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố long xuyên, an giang (Trang 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Nguyên tắc phù hợp với nội dung bài học

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định.

2.1.2. Nguyên tắc phù hợp với trình độ của học sinh

Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH. Đối với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụng phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt.

Đối với các hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt.

Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh.

Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.

Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà GV và HS đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.

Không vì tiêu chí này mà quay trở lại vớ PP truyền thụ một chiều. Hiện nay, rất cần thiết phải cho GV và HS trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để nâng cao tay nghề cần:

34

+ Nghiên cứu các vấn đề đổi mới PPDH qua sách, vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn, các lớp tập huấn...

+ Rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản than kết hợp với tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp...

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả đòi hỏi khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phải nâng cao được tính hiệu quả học phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4. Muốn vậy, tính hiệu quả phải xác định trên cơ sở tổ chức các hoạt động dạy học của GV sao cho phù hợp với trình độ của HS. Vì vậy tính hiệu quả được xác định trên cơ sở mục tiêu đã đạt được và những kết quả sau khi tổ chức các hoạt động.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi đòi hỏi các biện pháp vận dụng phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học, các biện pháp đề xuất phải phù hợp với trình độ của HS, đảm bảo HS phát huy khả năng tư duy và tính sáng tạo. Điều đó, giúp cho HS học tốt nội dung hình học. Chúng tôi đề xuất các biện pháp trên cơ sở lí luận và thực tiễn. Các biện pháp này dễ sử dụng, có thể áp dụng và phù hợp với điều kiện các trường TH ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

2.1.4. Phát huy năng lực tự học của từng thành viên

Như chúng ta đã biết phương pháp tích cực chú trọng phát triển năng lực tự học cho HS. HS sẽ có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc theo nhóm. Trong dạy học luyện từ và câu thì việc GV tự học, tự nghiên cứu tài liệu học, suy nghĩ, đọc thầm, viết, lựa chọn câu trả lời, nêu ý kiến nhận xét… là điều rất quan trọng. Vì thế, việc phát huy năng lực tự học của HS là vô cùng cần thiết. Dù các em hoạt động nhóm đôi hay nhóm lớn thì lúc nào cũng phải qua bước làm việc cá nhân.

35

triển năng lực tự học các em học các lớp cao hơn, giúp các em có phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong học tập sau này.

2.1.5. Nguyên tắc đề cao tính tích hợp, phân hóa trong dạy học

2.1.5.1. Nguyên tắc tích hợp

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm dạy học nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân HS. Các yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt của người học được phát triển.

2.1.5.2. Tính phân hoá trong dạy học

Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học tập trung vào việc thiết kế giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế của HS, dựa vào đặc điểm cá nhân, tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh... của các em mà tìm cách dạy cho phù hợp, giúp cho mọi HS đều có cơ hội phát triển toàn diện năng lực tiềm tàng của bản thân.

Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: HS ở mức độ khá, giỏi thì dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học. Đối

36

với HS trung bình thì tạo động lực để các em vươn lên. Với HS yếu, kém thì phải bù đắp được chỗ hỏng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Như vậy, dạy học phân hóa xuyên suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học. Chẳng hạn khi GV thực hiện phương pháp đóng vai trong phân môn Kể chuyện ở trên lớp thì phải phân hóa được các đối tượng HS để định hướng phân vai phù hợp với từng năng lực HS nhằm phát triển tối đa năng lực ở mỗi em.

Các yếu tố về dạy học phân hóa bao gồm:

+ Phân hóa về nội dung: Trong cùng một nội dung kiến thức bài học,

có em đã biết, biết ở mức độ, hoàn toàn chưa biết, có em chỉ có khả năng phát hiện vấn đề, mỗi em hiểu và vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau. GV cần lựa chọn dạy cái gì để đạt hiệu quả cho từng em.

+ Phân hóa quy trình: GV cần tìm một quy trình thỏa mãn cho nhiều

đối tượng, làm sao để những HS trung bình, yếu không, cảm thấy chán nản với một nội dung quá khó, HS khá, giỏi không cảm thấy buồn tẻ, chán nản trước một nội dung quá dễ.

+ Phân hóa sản phẩm: Sản phẩm là kết quả cuối cùng của bài học. Mức độ hiểu biết, mức độ hoàn thiện, mức độ thể hiện của mỗi HS rất đa dạng. Vậy cần phải có phương pháp đánh giá phù hợp.

+ Phân hóa trong công cụ đánh giá: Do sản phẩm có sự phân hóa nên công cụ đánh giá không được rập khuôn, máy móc mà phải hết sức linh hoạt.

Tích hợp và phân hóa là hai yêu cầu luôn cần được quán triệt đồng thời, thống nhất. Nó được chú ý ở cả mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.

2.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4

2.2.1. Phương pháp hoạt động nhóm

2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

37

Trong thực tế có những công việc mà một cá nhân không đủ khả năng giải quyết hoặc giải quyết hiệu quả không cao. Vì thế, lựa chọn làm việc nhóm là tối ưu nhất ngoài ra làm việc nhóm còn phát huy tính hợp tác của từng thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên khi tiếp nhận phần việc của mình sẽ buộc phải có sự tương tác với công việc của các thành viên khác trong nhóm. Phân công công việc không tạo nên những hoạt động độc lập mà thực chất là sự phân công phối hợp. Thảo luận và ra quyết định trong nhóm là bước quan trọng nhất quyết định kết quả của hoạt động thảo luận. Tính hợp tác thể hiện ở sự được sự tham gia của tất cả các thành viên với một tinh thần tích cực. Tránh tình trạng ý kiến chỉ tập trung vào một số thành viên, còn những thành viên khác không quan tâm. Việc tranh luận, những quan điểm trái nhau, thậm chí xung đột nhau là không tránh khỏi nhưng các HS phải ý thức là cần tôn trọng những ý kiến đóng góp của các thành viên khác.

Trong dạy học văn miêu tả theo định hướng phát triển năng lực, bên cạnh những ý nghĩa đã nói trên, trong quá trình thảo luận nhóm, đối tượng cần miêu tả hay nội dung miêu tả sẽ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Các thành viên trong nhóm có thể thoải mái đưa ra những hiểu biết của mình xung quanh đối tượng cần miêu tả và bày tỏ thái độ đánh giá đối với chủ đề thảo luận. Trong phương pháp này GV là người quan sát, trọng tài, đánh giá. Hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm, giữa GV và HS được phối hợp chặt chẽ theo một trình tự nhất định nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động của HS.

2.2.1.2. Cách thức tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận

Chọn nội dung thảo luận thích hợp với học sinh. Trước khi đưa ra vấn đề thảo luận, giáo viên phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về vấn đề văn định miêu tả. Nếu có thể, giáo viên giao nhiệm

38

vụ trước cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Những nhiệm vụ này phải cụ thể, sát với nội dung thảo luận.

Bước 2: Tiến hành thảo luận

- Mở đầu thảo luận, giáo viên thông báo về vấn đề cần thảo luận, hình thức và cách thức thảo luận.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm việc độc lập.

- Đại diện nhóm đưa ra ý kiến của nhóm mình để thảo luận trước cả lớp. - Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên làm nhiệm vụ quan sát theo dõi, giúp đỡ khi cần thiếtvà khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh.

Bước 3: Tổng kết và đánh giá thảo luận

- Giáo viên hoặc học sinh tổng kết thảo luận và trình bày những ý kiến đã được thống nhất của tập thể học sinh. Sau cuộc thảo luận có thể kết thúc mở, tức là không nhất thiết phải đi tới việc xác định đúng hoặc sai.

- Giáo viên đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần thái độ làm việc chung của các nhóm, của cá nhân.

2.2.1.3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm) (TV4, T1, tr62)

Đặt câu với một từ đã cho trong bài tập vừa thực hiện.

Giáo viên sẽ chia nhóm để học sinh thực hiện yêu cầu. Với bài tập này, học sinh sẽ thảo luận nhóm để tìm, phân loại được từ ngữ đồng nghĩa phù hợp với yêu cầu. Học sinh sẽ cùng nhau đặt câu và lựa chọn ra câu hay sắp xếp thành một đoạn văn theo chủ đề. Tuy nhiên, sẽ có học sinh không thống nhất ý kiến với nhau về từ ngữ hay đặt câu. Giáo viên cần quan sát học sinh thảo

39

luận, trình bày ý kiến và đưa ra các câu hỏi gợi ý thêm nếu học sinh giải thích chưa thuyết phục được bạn.

Trung có nghĩa “ở giữa” Trung có nghĩa “một lòng một dạ” ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Xếp các từ thành hai nhóm

Trung có nghĩa “ở giữa” Trung có nghĩa “một lòng một dạ” trung thu trung bình trung tâm. trung thành trung nghĩa trung thực trung hậu trung kiên

Học sinh thảo luận đặt được một số câu như sau: - Học lực của bạn ấy xếp vào loại trung bình của lớp. - Đối với thiếu nhi ta, Tết Trung thu rất có ý nghĩa. - Thị xã là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh.

40

- Chiến sĩ ta một lòng trung thành với Tổ quốc.

- Trung hậu, đảm đang là phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam. - Lịch sử đã ghi lại nhiều tấm gương trung nghĩa.

- Nguyễn Đức Thuận là một chiến sĩ cách mạng trung kiên.

Ví dụ 2: Bài tập số 1, 2 trong bài Luyện tập về câu kể Ai là gì? [TV4, T2, tr 78] có nội dung như sau:

Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật):

a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1882. Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đpẹ mang tên hai ông.

b) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Hồi mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

Theo LÊ THẾ NGỮ

c) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Theo PHONG THU

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu Ai làm gì? em vừa tìm được.

Bài tập này đòi hỏi học sinh phải đọc, xác định câu và thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu. Học sinh cần phân chia nội dung làm việc trong nhóm để có thể hoàn thành yêu cầu của nội dung bài tập.

Để giúp các nhóm dễ dàng thực hiện nội dung yêu cầu bài tập, giào viên có thể thiết kế phiếu học tập, cụ thể như sau:

41

Câu kể Ai là gì? Tác dụng của câu Chủ ngữ Vị ngữ

a) ... ……… ... ... ……… ... ………… ………… ………… ……… ……… ……… b) ... ……… ... ... ……… ... ……… ……… ……… ……… ……… ……… c) ... ……….. ... ... ……… ... ……… ……… ……… ……… ……… ………

Học sinh cùng nhau đọc các đoạn văn và thảo luận với nhau đưa ra đáp án cuối cùng của nhóm. Sau khi trao đổi trong nhóm, học sinh có được đáp án như sau:

Câu kể Ai là gì? Tác dụng của câu Chủ ngữ Vị ngữ

a)

Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.

Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.

Câu này có tác dụng giới thiệu quê quán của nhân vật.

Câu này có tác dụng giới thiệu nhân vật.

Nguyễn Tri Phương

Cả hai ông

là người Thừa Thiên.

đều không phải là người Hà Nội.

b)

Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.

Câu này có tác dụng giới thiệu nhân vật.

Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. c) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. Câu này có tác dụng nhận định về sự vật. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công

42

Với bài tập này HS sẽ thực hiện thảo luận nhóm để tìm được câu phù hợp với yêu cầu. HS sẽ cùng nhau hiểu thảo luận để nhận định tác dụng của câu. Tuy nhiên, sẽ có HS không thống nhất ý kiến với nhau về tác dụng của câu. GV cần quan sát HS thảo luận, trình bày ý kiến và đưa ra các câu hỏi gợi ý thêm nếu HS giải thích chưa thuyết phục được bạn.

Ví dụ 3: Bài tập số 1, 2 trong bài Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời [TV4, T2, tr155] có nội dung như sau:

1.Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thành phố long xuyên, an giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)