Kết quả khảo sát giáo viên:
Bảng 1.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo viên
Câu hỏi
Lựa chọn A Lựa chọn B Lựa chọn C Lựa chọn D Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 0 0% 2 6,7% 23 76,6% 5 16,7% 2 4 13,3% 20 66,7% 6 20% 0 0% 3 0 0% 10 33,3% 18 60 2 6,7% 4 12 40% 18 60% 0 0% 0 0% 5 3 10% 27 90% 0 0% 0 0% 6 8 26,7% 16 53,3% 22 73,3% 0 0% 7 15 50% 26 86,7% 28 93,3% 0 0% 8 25 83,3% 20 66,7% 26 86,7% 0 0% 9 20 66,7% 22 73,3% 15 50% 0 0%
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên cho rằng năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ để giải quyết những tình huống không có sẵn cách thức và trình tự giải quyết (76,6%).
Khi đánh giá về nội dung chủ đề Tổ hợp – Xác suất, 66,7% giáo viên cho rằng đây là chủ đề khó vì thế giáo viên rất quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (90%).
Năng lực giải quyết vấn đề trong chủ đề Tổ hợp – Xác suất có những biểu hiện: Năng lực diễn đạt bài toán Tổ hợp – Xác suất theo nhiều cách khác nhau (26,7%). Năng lực thực hiện các hoạt động trí tuệ: So sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa (53,3%). Năng lực toán học hóa các tình huống thực tế, vận dụng kiến thức về Tổ hợp – Xác suất trong cuộc sống (73,3%).
29
Ngoài ra giáo viên còn có ý kiến: Phát hiện vấn đề cần giải quyết trong mối liên hệ giữa các kiến thức Tổ hợp – Xác suất với các tình huống thực tiễn; Năng lực đánh giá các phương án giải quyết vấn đề trong nội dung Tổ hợp – Xác suất, lựa chọn phương án tối ưu.
Theo giáo viên khó khăn học sinh gặp phải khi học chủ đề Tổ hợp – Xác suất là học sinh không phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong mối liên hệ giữa các kiến thức với tình huống thực tiễn (83,3%), học sinh không huy động được kiến thức để giải quyết vấn đề (66,7%), không nắm vững các kiến thức cơ bản của chủ đề Tổ hợp – Xác suất (86,7%).
Giáo viên đề ra một số biện pháp để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong chủ đề Tổ hợp – Xác suất: Giúp cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về tổ hợp xác suất thông qua thực hành luyện tập thường xuyên; Tạo ra tình huống gợi vấn đề dựa vào mâu thuẫn trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn giúp học sinh phát hiện vấn đề cần giải quyết; Rèn luyện học sinh khả năng liên tưởng, huy động các kiến thức liên qua đến chủ đề qua khai thác mối liên hệ nhân quả, nội dung và hình thức…để giải quyết các vấn đề, các bài toán được phát hiện hay đề xuất. Hướng dẫn học sinh phát hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm thường mắc phải trong nội dung chủ đề, đề xuất cách khắc phục; Giúp học sinh phát hiện ra nhiều cách thức giải quyết cùng một vần đề, mội bài toán; lựa chọn phương án tối ưu; Rèn luyện cho học sinh vận dụng các kiến thức của Tổ hợp – Xác suất vào thực tiễn cuộc sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, thực hiện chuyên đề dạy học hay hoạt động trải nghiệm.
Kết quả khảo sát học sinh:
Bảng 1.3. Thống kê kết quả khảo sát sinh viên
Câu hỏi
Lựa chọn A Lựa chọn B Lựa chọn C Lựa chọn D Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
30
lượng % lượng % lượng % lượng %
1 2 1,3% 30 20% 112 74,7% 6 4% 2 15 10% 96 64% 39 26% 0 0% 3 18 12% 100 66,7% 32 21,3% 0 0% 4 3 2% 116 77,3% 107 71,3% 100 66,7% 5 65 43,3% 76 50,7% 30 20% 4 2,7% 6 45 30% 73 48,7% 102 68% 0 0% 7 3 2,5% 5 3,3% 120 80% 22 17,6% 8 62 41,3% 38 25,4% 0 0% 50 33,3% 9 14 9,3% 35 23,3% 105 70% 72 48% 10 102 68% 120 80% 57 38% 0 0%
Dựa trên kết quả khảo sát học sinh chúng tôi có kết luận như sau:
Đa số học sinh cho rằng chủ đề Tổ hợp – Xác suất là chủ đề khó chiếm 74,7%. Học sinh có thể giải được các bài toán nhưng ở mức độ thỉnh thoảng (64%), thường xuyên (26%). Các em thường gặp khó khăn khi giải bài tập chủ đề Tổ hợp – Xác suất: Không phát hiện được vấn đề (77,3%), không xác định được dạng bài tập (71,3%), không biết sử dụng công thức phù hợp (66,7%). Vì thế học sinh thường không hứng thú (43,3%), bình thường (50,7%) khi học chủ đề này. 80% giải được các bài tập dễ còn với các bài tập cần suy luận học sinh không thể tự giải mà cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên.