Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất đại số và giải tích 11 – THPT (Trang 88 - 125)

Tiến hành dạy ôn tập chủ đề Tổ hợp – Xác suất Đại số & Giải tích 11 thông qua 2 tiết với giáo án thực nghiệm được soạn dựa trên một số biện pháp đã đề ra ở chương 2 và 1 bài kiểm tra 45 phút lấy kết quả phân tích, so sánh, đối chiếu với lớp dạy ôn tập bằng giáo án bình thường (lớp đối chứng).

3.3. Tiến trình thực nghiệm

3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành giảng dạy ở hai lớp 12 của trường THPT An Thạnh 3 – Tỉnh Sóc Trăng.

+ Lớp thực nghiệm: 12A2 có 38 học sinh, GV dạy lớp thực nghiệm: Trần Đình Vũ.

+ Lớp đối chứng: 12A3 có 35 học sinh, GV dạy lớp đối chứng: Trần Đình Vũ.

Kết quả học tập trung bình cả năm môn Toán năm trước của 2 lớp:

+ Lớp 11A2: 4 học sinh giỏi (10,5%), 15 học sinh khá (39,5%), 17 học sinh trung bình (44,7%), 2 học sinh yếu (5,3%).

+ Lớp 11A3: 3 học sinh giỏi (8,6%), 17 học sinh khá (48,6%), 13 học sinh trung bình (37,1%), 2 học sinh yếu (5,7%).

81

Học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải đảm bảo năng lực nhận thức, kết quả học tập môn Toán của hai lớp khi bắt đầu khảo sát là tương đối

bằng nhau.

Nội dung hai tiết dạy thực nghiệm soạn theo hướng tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong chủ đề Tổ hợp – Xác suất, trong quá trình các tiết thực nghiệm có tác động một số biện pháp đã đề xuất ở chương 2.

3.3.2. Tiến trình thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ 12 tháng 08 năm 2019 đến ngày 22 tháng 08 năm 2019.

Lớp 12A3 dạy ôn tập chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo phương pháp thông thường.

Lớp 12A2 dạy ôn tập chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng áp dụng các biện pháp đã đề xuất.

+ Tiết 1: Ôn tập: Quy tắc đếm; Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp. + Tiết 2: Ôn tập: Xác suất của biến cố.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:

+ Phân tích định tính + Phân tích định lượng

3.4.1. Đánh giá định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh như khả năng giải bài tập, khả năng liên tưởng, huy động các kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề, khả năng phát hiện ra nhiều cách thức giải quyết cùng một vấn đề, lựa chọn

82

phương án tối ưu,… Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm.

Học sinh say mê, hứng thú, tích cực hoạt động hơn trong giờ, thông qua thực hành luyện tập thường xuyên giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức và chủ động tìm ra lời giải.

3.4.2. Đánh giá định lượng

Việc phân tích định lượng dựa trên bài kiểm tra 45 phút được thực hiện trong đợt thực nghiệm.

Bảng 3.1. Bảng thống kê số điểm của bài kiểm tra

NHÓM LỚP SỐ HS Điểm số 0;2 2;3,5 3,5;5 5;6,5 6,5;8 8,10 TN 12A2 38 0 3 5 11 9 10 ĐC 12A3 35 2 4 8 9 7 5

Bảng 3.2. Bảng thống kê tỉ lệ của bài kiểm tra

NHÓM LỚP SỐ HS

Tỉ lệ phần trăm điểm bài kiểm tra

0;2 2;3,5 3,5;5 5;6,5 6,5;8 8,10

TN 12A2 38 0 7,89 13,16 28,95 23,68 26,32

ĐC 12A3 35 5,71 11,43 22,86 25,71 20 14,29

Các tham số thống kê

Để so sánh và đánh giá mức độ hiểu bài, làm bài, tiếp nhận kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta có thể so sánh các tham số thống kê sau:

83

+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S cho biết sự phân tán quanh giá trị

X , S càng bé thì số liệu ít phân tán, chứng tỏ lớp có học sinh học điều hơn. + Hệ số biến thiên: V S100 % 

X

 cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu. Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các tham số NHÓM SỐ HS X 2 S S V TN 38 6,53 3,72 1,93 29,56 ĐC 35 5,56 4,75 2,18 39,21 Từ bảng 3.1 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Thống kê số điểm bài kiểm tra

Từ bảng 3.2 ta có biểu đồ sau: [0;2) [2;3,5) [3,5;5) [5;6,5) [6,5;8) [8;10] TN 12A2 0 3 5 11 9 10 ĐC 12A3 2 4 8 9 7 5 0 2 4 6 8 10 12 THỐN G SỐ ĐIỂ M B ÀI KI ỂM TRA

THỐNG KÊ SỐ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA

TN 12A2 ĐC 12A3

84

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ phần trăm điểm bài kiểm tra

Nhận xét:

Từ kết quả trên chúng tôi rút ra nhận xét: Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém của lớp thực nghiệm giảm đồng thời, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng so với lớp đối chứng.

Những kết luận rút ra từ thực nghiệm:

+ Dạy học theo hướng áp dụng các biện pháp đã đề xuất có hiệu quả và có tính khả thi.

+ Học sinh lớp thực nghiệm hứng thú trong học tập, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, phát triển trình độ nhận thức và khả năng tư duy.

+ Dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề giúp các em học sinh trung bình hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, giúp tự tin hơn trong giải toán. 0 7.89 13.16 28.95 23.68 26.32 5.71 11.43 22.86 25.71 20 14.29 0 5 10 15 20 25 30 35 [0;2) [2;3,5) [3,5;5) [5;6,5) [6,5;8) [8;10] TỈ LỆ PH ẦN TRĂM ĐI ỂM B ÀI K IỂM T RA

TỈ LỆ PHẦN TRĂM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA

TN 12A2 ĐC 12A3

85

3.5. Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Khi áp dụng đề tài vào thực tế dạy học có tác động các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề học sinh học tập tích cực, chủ động hơn. Các tiết dạy thực nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh giúp tăng khả năng làm việc độc lập, học sinh tìm ra kiến thức mới, bồi dưỡng khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề.

Từ thống kê điểm số của bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, như vậy bước đầu có thể kết luận được các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi và hiệu quả.

Như vậy mục đích của thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã được khẳng định. Thực hiện các biện pháp sư phạm đã đề ra sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong chủ đề Tổ hợp – Xác suất, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở trường THPT.

86

KẾT LUẬN CHUNG

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra ban đầu, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của năng lực giải quyết vấn đề trong chủ đề Tổ hợp – Xác suất Đại số & Giải tích 11 – THPT.

- Bước đầu điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề ở phổ thông trong quá trình dạy học. Từ đó đề ra nhiệm vụ của giáo viên trong dạy học Toán hiện nay.

- Đưa ra 4 nguyên tắc xây dựng được 6 biện pháp sư phạm và vận dụng có hiệu quả bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất Đại số & Giải tích 11 – THPT, mỗi biện pháp đều có ví dụ

cụ thể.

- Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất Đại số & Giải tích 11 nói riêng và dạy học Toán ở trường THPT nói chung. Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề góp phần cải thiện chất lượng học tập của học sinh, phát huy được tính tích cực sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Dương Hoàng, Nguyễn Tiến Trung (2017),

Đổi mới quá trình dạy học môn Toán thông qua các chuyên đề dạy học, Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết 29/NQ-TW: “Về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội và hội nhập quốc tế”.

3. Ban chấp hành Trung ương (2014), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW: “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội và hội nhập quốc tế”.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng

câu hỏi do OECD phát hành. NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Châu (1995), Dạy giải quyết vấn đề trong môn toán, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9, 1995.

7. Hà Văn Chương (2011), Phương pháp giải toán giải tích Tổ hợp và Xác

suất, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Trần Lê Duy (2011), Dạy học nội dung “Tổ hợp - Xác suất” ở lớp 11

theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Trường Đại

88

9. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2010), Đại số và giải tích 11 (Sách giáo khoa),

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2010), Đại số và giải tích 11 (Sách giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

11. Lê Thúy Hằng (2014), Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn

đề cho học sinh THPT thông qua giải toán hình học không gian lớp 11, Đại

học Cần Thơ.

12. Lưu Công Hoàn (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

sinh thông qua dạy học chủ đề phương trình lượng giác ở lớp 11 trung học phổ thông, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo

cách tiếp cận năng lực, Hà Nội.

14. Trần Kiều (2014), Về mục tiêu môn Toán trong trường phổ thông Việt

Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102, tháng 3/2014.

15. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học Toán, NXB ĐHSP.

16. Trần Thiện Liền (2012), Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong

dạy học phá trong dạy học chủ đề Tổ hợp và Xác suất lớp 11 cơ bản ở trường trung học phổ thông. Trường Đại học Cần Thơ.

17. Nguyễn Phú Lộc (2015), Phương pháp nghiên cứu trong giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

18. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và

Trung Tâm từ diển ngôn ngữ, Hà Nội – Đà Nẵng.

19. Phan Anh Tài (2014), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

trong dạy học toán lớp 11 trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại

89

20. Đỗ Đức Thái (chủ biên), Dạy học phát triển năng lực môn Toán Trung

học phổ thông, NXB ĐHSP.

21. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

22. Từ điển Bách khoa Việt Nam 2005 - Quyển 4, NXB Từ điển Bách khoa

Hà Nội.

Tiếng Anh

23. Niss, M, Mathematical Competencies and Learning of Mathematics: The

Danish KOM Project, Journal 3rd Mediterranean conference on mathematical education (pages 115 – 124).

24. OECD (2002). Definition and Selection of Competencies: Theoritical and Conceptul Foundation.

25. Weinert, Franz E. (2001a). Competencies and Key Competencies: Educational Perspective. International Encyclopedia of the Social and Behacioral Sciences. Vol.4. Amsterdam u.a.: Elsevier, S. 2433 – 2436.

90

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Bài báo khoa học: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất Đại số & Giải tích 11 (Tác giả: Huỳnh

P1

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sátgiáo viên

Chúng tôi muốn nghiên cứu về năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất Đại số & Giải tích 11. Để có tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chân thành nhờ quý Thầy/ Cô hỗ trợ chúng tôi hoàn thành một số thông tin sau:

Họ và tên giáo viên: ... Nam/ Nữ ...

Đơn vị công tác: ...

Năm vào ngành:...

Câu 1: Theo Thầy/ Cô năng lực giải quyết vấn đề được hiểu như thế nào? □ A. Khả năng phát hiện ý tưởng nhờ nắm quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân.

□ B. Khả năng hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng.

□ C. Khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ để giải quyết những tình huống không có sẵn cách thức và trình tự giải quyết.

□ D. Tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra.

Câu 2: Đánh giá về nội dung chủ đề Tổ hợp – Xác suất Đại số & Giải tích 11 so với nhận thức của học sinh?

□ A. Rất khó □ B. Khó □ C. Phù hợp □ D. Dễ

Câu 3: Khi dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất Thầy/ Cô nhận thấy mức độ hiểu bài của học sinh như thế nào?

P2

Câu 4: Mức độ vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác xuất Đại số & Giải tích 11?

□ A. Một số nội dung

□ B. Các nội dung có thể thực hiện được □ C. Toàn bộ chủ đề

□ D. Ý kiến khác ...

Câu 5: Trong quá trình giảng dạy chủ đề Tổ hợp – Xác suất Thầy/ Cô có quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh không?

□ A. Rất quan tâm □ B. Quan tâm □ C. Ít quan tâm □ D. Không quan tâm

Câu 6: Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề trong chủ đề Tổ hợp - Xác suất?

□ A. Năng lực diễn đạt bài toán Tổ hợp - Xác suất theo nhiều cách khác nhau.

□ B. Năng lực thực hiện các hoạt động trí tuệ: So sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa.

□ C. Năng lực toán học hóa các tình huống thực tế, vận dụng kiến thức về Tổ hợp – Xác suất trong cuộc sống.

□ D. Ý kiến khác………

Câu 7: Để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất nhiệm vụ của giáo viên là?

□ A. Giúp cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về Tổ hợp - Xác suất thông qua thực hành luyện tập thường xuyên.

□ B. Hướng dẫn học sinh phát hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm thường mắc phải đề xuất cách khắc phục.

P3

□ C. Rèn luyện cho học sinh vận dụng các kiến thức của Tổ hợp - Xác suất vào thực tiễn cuộc sống thông qua các hoạt động ngoại khóa; thực hiện chuyên đề dạy học hay hoạt động trải nghiệm.

□ D. Ý kiến khác………

Câu 8: Theo quý Thầy/ Cô khó khăn của học sinh khi học chủ đề Tổ hợp - Xác xuất Đại số & Giải tích 11?

□ A. Học sinh không phát hiện vấn đề cần giải quyết trong mối liên hệ giữa các kiến thức Tổ hợp - Xác suất với các tình huống thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất đại số và giải tích 11 – THPT (Trang 88 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)