Ma trận tương quan Pearson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến sự gắn bó công việc của công nhân tại công ty TNHH MTV chế biến thủy sản hoàng long (Trang 75 - 78)

Phân tích tương quan Pearson được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Trong đó, các mối liên hệ cần kiểm tra là mối liên hệ giữa yếu tố độc lập với yếu tố phụ thuộc; mối liên hệ giữa các biến độc lập với nhau. Đối với trường hợp kiểm tra mối liên hệ giữa biến phục thuộc và biến độc lập, thì hệ số tương quan càng lớn càng tốt, thể hiện được mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là chặt chẽ và thực hiện hồi quy tuyến tính càng phù hợp. Ngược lại, đối với trường hợp xem xét mối liên hệ giữa các biến độc lập thì nếu có mối liên hệ cho thấy sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập sẽ tác động qua lại lẫn nhau, thì thực hiện hồi quy tuyến tính không còn phù hợp. Kết quả phân tích tương quan Pearson được thể hiện ở Bảng 4.25.

* Mối liên hệ giữa biến phụ thuộc với biến độc lập - Mối liên hệ giữa Sự gắn bó với F1 (Lãnh đạo)

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Lãnh đạo” là 0,281 và giá trị kiểm định Sig. là 0,000. Như vậy, có thể kết luận, có sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Lãnh đạo” ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.

- Mối liên hệ giữa Sự gắn bó với F2 (Đồng nghiệp)

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Đồng nghiệp” là 0,332 và giá trị kiểm định Sig. là 0,000. Như vậy, có thể kết luận, có sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Đồng nghiệp” ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Tiền lương” là 0,362 và giá trị kiểm định Sig. là 0,000. Như vậy, có thể kết luận, có sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Tiền lương” ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.

- Mối liên hệ giữa Sự gắn bó với F4 (Tiền phúc lợi)

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Tiền phúc lợi” là 0,254 và giá trị kiểm định Sig. là 0,001. Như vậy, có thể kết luận, có sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Tiền phúc lợi” ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.

Bảng 4.25: Ma trận tương quan Pearson F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 SGB F1 Pearson Correlation 1 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,281** Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,000 N 157 157 157 157 157 157 157 157 F2 Pearson Correlation 0,000 1 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,332** Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,000 N 157 157 157 157 157 157 157 157 F3 Pearson Correlation 0,000 0,000 1 0,000 0,000 0,000 0,000 0,362** Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,000 N 157 157 157 157 157 157 157 157 F4 Pearson Correlation 0,000 0,000 0,000 1 0,000 0,000 0,000 0,254** Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,001 N 157 157 157 157 157 157 157 157 F5 Pearson Correlation 0,000 0,000 0,000 0,000 1 0,000 0,000 0,116 Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,147 N 157 157 157 157 157 157 157 157 F6 Pearson Correlation 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 1 0,000 0,345** Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,000 N 157 157 157 157 157 157 157 157 F7 Pearson Correlation 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 1 0,273** Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,001 N 157 157 157 157 157 157 157 157 SGB Pearson Correlation 0,281** 0,332** 0,362** 0,254** 0,116 0,345** 0,273** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,001 0,147 0,000 0,001 N 157 157 157 157 157 157 157 157

- Mối liên hệ giữa Sự gắn bó với F5 (Bản chất công việc và môi trường làm việc)

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Bản chất công việc và môi trường làm việc” là 0,116 nhưng giá trị kiểm định Sig. là 0,147. Như vậy, có thể kết luận, không tồn tại sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Bản chất công việc và môi trường làm việc”.

- Mối liên hệ giữa Sự gắn bó với F6 (Hài lòng và tiếp tục)

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Hài lòng và tiếp tục” là 0,345 và giá trị kiểm định Sig. là 0,000. Như vậy, có thể kết luận, có sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Hài lòng và tiếp tục” ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.

- Mối liên hệ Sự gắn bó với F7 (Đào tạo và thăng tiến)

Hệ số tương qua Pearson giữa “Sự gắn bó” và “Đào tạo và thăng tiến” là 0,273 và giá trị kiểm định Sig. là 0,001. Như vậy, có thể kết luận, có sự tương quan giữa “Sự gắn bó” và “Đào tạo và thăng tiến” ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.

* Mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau

Theo kết quả phân tích tương quan Pearson được thể hiện ở Bảng 4.21, giá trị hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều bằng 0,000 và giá trị kiểm định đều là 1,000. Điều này cho thấy, không tồn tại mối liên hệ giữa các biến độc lập, cho nên không có hiện đa cộng tuyến và phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến sự gắn bó công việc của công nhân tại công ty TNHH MTV chế biến thủy sản hoàng long (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)