Tin tưởng vào ý chí, sức mạnh của con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 37 - 45)

Lòng thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo lập trường cách mạng tất yếu đòi hỏi sự tin tưởng và tôn trọng con người trên cơ sở thấy

được ý chí và vai trò quyết định của con người đối với lịch sử. Chủ tịch Hồ

Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, có dân thì có tất cả, sức mạnh của Đảng, của Nhà nước là dựa trên ý chí, sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân.

Vốn tin tưởng vào những phẩm chất tốt đẹp của con người, nhiều lần Người đã nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [67, tr.276]. Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và đặc biệt trong Di chúc của Người, con người luôn được khẳng định là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng

khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tư do” [71, tr.108]. Đây là kết tinh ý chí của dân tộc Việt Nam, là sự khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc chiến đấu ấy đã nêu trước toàn thế giới một biểu tượng về lòng dũng cảm, về đức tin vào chính nghĩa và đạo lý. Đó là cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của một dân tộc phải sống trong cảnh nô lệ, là cuộc giao tranh một mất một còn giữa cái phải lớn nhất với cái trái lớn nhất trong lịch sử nhân loại của thế kỷ XX. Đó cũng là cuộc đấu tranh không cân sức giữa một dân tộc nhỏ, đất không rộng, người không đông với một đế quốc lớn, với vũ khí hiện đại, với tất cả sự hung hãn và tàn bạọ Song quy luật muôn đời cho thấy, chính nghĩa tất yếu chiến thắng phi nghĩa, tự do và công lý cũng vẫn vượt lên mọi sức mạnh bạo tàn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

nói đến mối quan tâm hàng đầu, cấp bách của mọi người dân Việt Nam lúc

đó. Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải

kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn - Đó là điều chắc chắn” [71, tr.509]. Với niềm tin sắt đá vào sự tất thắng của cuộc “đụng đầu lịch sử” Mỹ - Việt, Người chỉ rõ: Nhân dân hai miền Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà, chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Viết bản Di chúc trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn đang diễn ra gay go quyết liệt, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn tin tưởng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẽ đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợị Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợị Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước tạ Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc sẽ nhất định sum họp một nhà” [71, tr.511]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta không chỉ có ý nghĩa thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, mà còn

“góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc” [71, tr.511] trên phạm vi toàn thế giớị

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong Di chúc vừa rộng, vừa cụ thể.

Đó là “đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng”, là “nhân dân ta”, là “đồng

bào Nam, Bắc”, là “toàn quân, toàn dân ta”, là nhân dân lao động “đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột”, là “những đoàn viên, thanh niên vừa hồng, vừa chuyên”,... Trong Di chúc, nhân dân, đồng bào lại có “nhân dân miền xuôi, nhân dân miền ngược”, “nhân dân lao động”, “phụ nữ đảm đang”, “những chiến sĩ trẻ trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong”, “đồng bào nông dân”, “những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong,…), có “cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ)”, có “những nạn nhân của chế độ cũ”,...

Con người trong Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến gồm mọi đối tượng xã hội, mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng với niềm tin sâu sắc vào ý chí, sức mạnh của con người, Người tin tưởng chắc chắn nhân dân ta sẽ chiến thắng vì còn con người là còn tất cả, đất nước ta nhất định sẽ được xây dựng lại thành công sau chiến tranh.

Nói rõ hơn điều khẳng định và dự báo đó, Người còn nhấn mạnh:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữạ Đồng

bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều ngườị Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! [71, tr.498].

trên chiến trường miền Nam, đồng thời mở rộng quy mô chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Đó còn là khoảng thời gian diễn ra cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, một năm trước khi Người qua đờị Quân dân ta đã quyết tâm giải phóng miền Nam để tâm nguyện thiêng liêng của Người được thực hiện, để Người được gặp gỡ đồng bào miền Nam ruột thịt. Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1968 đã giáng đòn mạnh vào kẻ thù nhưng chưa tạo ra thắng lợi trọn vẹn; chiến tranh chưa thể kết thúc. Điều này giải thích rõ vì sao Người dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ còn có thể kéo dài mấy năm nữạ

Thực hiện di nguyện của Người, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam: “Thắng Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”, cả nước lên đường hướng về miền Nam thân yêu, một phong trào hành động lập công đền ơn Bác dấy lên mạnh mẽ trên khắp cả nước. Nhân dân miền Bắc ra sức thi đua: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” với quyết tâm “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, với tinh thần “xẻ dọc trường sơn đi cứu nước”, kịp thời chi viện cho miền Nam.

Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta từng bước làm phá sản chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Địch luôn luôn rơi vào thế bị động, dẫn đến làm phá sản chiến lược chiến tranh, đánh nhụt ý chí tiếp tục kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ. Chiến thắng oanh liệt đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, cùng với thắng lợi của quân và dân ta ở miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari vào ngày 27- 1- 1973, cam kết chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu về nước, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Như vậy, đến đây (đầu năm 1973) quân và dân ta đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu thứ nhất “Đánh cho Mỹ cút”, đồng thời tạo ra chuyển biến quan trọng về cán cân so sánh lực lượng, tạo ra thế và lực vô cùng thuận lợi cho việc thực hiện mục

tiêu cuối cùng “Đánh cho Ngụy nhào”, tiến tới hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, như Thư chúc tết năm 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thể hiện sức mạnh của cả dân tộc được huy động vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chính là hành động thiết thực nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực hiện Di chúc của Bác Hồ kính yêụ

Thắng lợi vĩ đại cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là niềm tự hào vô hạn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tạ Miền Nam được giải phóng, Tổ quốc được thống nhất. Chúng ta đã thực hiện trọn vẹn lời thề trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của Người” [71, tr.516].

Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn, tin tưởng đất nước ta sẽ được xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh do đế quốc Mỹ gây rạ Cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc tái thiết đất nước sau chiến tranh là việc khổng lồ. Vì vậy, Đảng, Nhà nước phải có kế hoạch thật tốt và tin vào dân, dựa vào sức mạnh toàn dân tộc. Di chúc cho rằng việc xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh, việc khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, việc phát triển công tác vệ sinh, y tế, việc sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, việc củng cố quốc

phòng,… là công việc “rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươị Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [71, tr.505]. Rõ ràng ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định sức mạnh vĩ đại và niềm tin vào nhân dân sẽ là một lực lượng khổng lồ, có sức mạnh vô địch, chiến đấu và chiến thắng mọi hư hỏng trong xã hội để xây dựng tương lai trước Đảng, mà Người còn tiên đoán những khó khăn, cảnh báo chúng ta cái khó khăn của thời hậu chiến mà những người chiến thắng không dễ vượt qua vì quá “say sưa chiến thắng”, vì đây là “Công việc rất to lớn, nặng nề…là cuộc chiến đấu khổng lồ” chứ không phải chỉ là sự hưởng thụ vị ngọt hòa bình của thời hậu chiến. Theo Người, muốn thắng lợi trong cuộc “chiến đấu khổng lồ này”, Đảng và Nhà nước ta phải tiếp tục động viên toàn dân, “dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”

Đó cũng là những nét phác thảo về những thuận lợi, khó khăn và phương án xây dựng, đổi mới đất nước sau chiến thắng chống Mỹ của người lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước ta - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cái vĩ đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người luôn đặt niềm tin vào con người và khẳng định có dân là có tất cả. Từ rất sớm, Người đã nhận thức sâu sắc về vị trí con người trong cách mạng. Đối với Người, sự nghiệp cách mạng xã hội cũng đồng nghĩa với cách mạng con ngườị Do đó, ngay sau khi tìm được chân lý cách mạng, Người đặt tất cả tâm huyết của mình vào việc xây dựng con người mới, con người chủ thể của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng điều quan trọng trong xây dựng, đào tạo con người mới nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng là phải giáo dục về cái phận sự “vừa là người thầy, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” của

người cán bộ, đảng viên. Đây là tư tưởng lớn, nhất quán trọn cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vậy, trong Di chúc của mình, một lần nữa, Người dặn lại cán bộ, đảng viên phải “thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” [71, tr.510]. Người nhận thức rất rõ việc xây dựng chế độ xã hội mới là “cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, nên trong chiến lược xây dựng con người, cùng với mặt đạo đức phải chú trọng mặt chuyên môn, phải có tài, phải vừa hồng vừa chuyên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người mà Đảng, Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo sau chiến tranh cốt là để xây dựng chủ nghĩa xã hộị Do đó, trong chiến lược xây dựng con người thời bình, yếu tố tài năng, trình độ học vấn, năng lực khoa học kỹ thuật cần phải được chú trọng. Đặc biệt đối với thanh niên, Đảng cần phải chăm lo giáo dục, đào tạo họ “thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”” [71, tr.498]. Đức và tài, “hồng” và “chuyên” là điều kiện cần và đủ để thanh niên hoàn thành vai trò “người thừa kế”, “người chủ tương lai” của đất nước. Người yêu cầu Đảng và Chính phủ phải chăm lo “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [71, tr.498]. Đối với những thanh niên đã có nhiều cống hiến cho đất nước, Đảng và Chính phủ phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để họ trở thành những người cán bộ mẫu mực vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức vừa có tài, có lập trường vững vàng với trình độ văn hóa, chuyên môn giỏi, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tin vào dân, tin vào thắng lợi của cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta điều mong muốn cuối cùng của một người trước lúc “đi xa” để thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng. Cuối bản Di chúc, Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,

thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [71, tr.512].

Lòng tin vào ý chí, sức mạnh của nhân dân trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện ở Di chúc, đó là lòng tin của một con người suốt đời gắn bó máu thịt với nhân dân. Người từ nhân dân mà ra, lại hòa cùng sức mạnh của mình với nhân dân, cho nên chủ nghĩa nhân văn trong Di chúc là chủ nghĩa nhân dân mang tính nhân dân sâu sắc. Thực hiện lời căn dặn của Người, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vẫn luôn ghi nhớ câu nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được” [68, tr.45]. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đã và đang là bài học kinh nghiệm vô giá cho Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng chính sách xã hội nhằm thực hiện tốt công việc đầu tiên đối với con người theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)