Về phía đối tượng được hưởng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 90 - 95)

Đối tượng cơ bản của chính sách xã hội là con người, nhằm hướng đến

mục tiêu cơ bản là giải phóng con người, phát triển con người, bảo đảm cho con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước lãnh đạo việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức bách, đảm bảo cho mọi người được sống trong bình đẳng và công bằng. Tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách xã hội trong cuộc sống không chỉ phụ thuộc vào sự đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm của các đối tượng được hưởng chính sách xã hộị

Trên thực tế, số người trong đối tượng được hưởng chính sách xã hội thường quan niệm xã hội phải có trách nhiệm với mình, trông chờ vào sự viện trợ của Nhà nước, do đó thiếu ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên cống hiến cho xã hội, thậm chí trở thành gánh nặng của xã hộị Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, Đảng cần tạo mọi điều kiện giúp đỡ người dân để họ được hưởng mọi giá trị về mặt vật chất lẫn tinh thần sau khi nước nhà

thống nhất. Tuy vậy, người dân phải tự lực cánh sinh, tự vươn lên trong cuộc sống. Những năm tiếp theo, để chính sách xã hội tiếp tục đi vào cuộc sống và nâng cao tính hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức bách, con người với tư cách là đối tượng được hưởng chính sách xã hội cần nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm công dân của mình. Muốn vậy, cần tránh tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự viện trợ của Nhà nước và tập thể. Mặt khác, việc phát huy tính chủ động, tích cực của người dân cũng góp phần phát huy hiệu quả và tính khả thi trong việc thực hiện chính sách xã hộị

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong Di chúc chứa đựng những giá trị lý luận to lớn trong việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới cũng là thắng lợi của quá trình xây dựng và phát triển con người mang tính toàn diện, mà ở đó việc sử dụng đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần đưa chính sách xã hội đi vào cuộc sống, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức bách hiện naỵ

KẾT LUẬN

Thực tiễn 25 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam đã khẳng định ý nghĩa to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh “mãi mãi soi

đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [27, tr.88]. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, đặc biệt là con người trong Di chúc đã và đang giữ vai trò quan trọng, là cơ sở, định hướng để Đảng và Nhà nước ta xây dựng chính sách xã hội đối với các thành phần xã hội trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mà kết quả của nó sẽ đóng góp vào thành công của công cuộc đổi mới hiện naỵ

Trong bối cảnh mới - toàn cầu hóa và quan hệ quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu thì sự nghiệp đổi mới càng đặt trước những thời cơ và thách thức mớị Vấn đề nhân tố con người: quyền lợi chân chính, nghĩa vụ lớn lao và khả năng phát triển của họ càng được quan tâm nhằm phát huy tối đa những khả năng của họ và đồng thời mang lại quyền lợi chân chính mà họ có thể được thụ hưởng như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rạ Do vậy, việc nghiên cứu, thấm nhuần sâu sắc từng lời dặn dò trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, về con người và chính sách xã hội đối với họ cần được nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng, cần được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị thấm nhuần và thực hiện nghiêm chỉnh: từ nhận thức tình hình, các yếu tố tác động của sự nghiệp đổi mới đến việc hoạch định chính sách. Chỉ trên cơ sở thấm nhuần quan điểm đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người trong Di chúc, Đảng và Nhà nước ta mới có thể đề ra các chính sách xã hội đúng đắn đối với con người, “lấy con người làm trung tâm”, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để con người được sống một cuộc sống có chất lượng, có ý nghĩạ

Thực tiễn đổi mới đã chỉ rõ, lúc nào và ở đâu thấm nhuần và thực hiện tốt những lời chỉ dẫn, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội trong Di chúc thì ở đó sẽ gặt hái những thành công, nơi đâu huy động tối đa “sức mạnh khổng lồ của quần chúng” vào việc giải quyết những khó khăn trong công cuộc đổi mới thì nơi đó đạt được những thắng lợi, nâng cao được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội bấy nhiêụ

Những thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong sự nghiệp đổi mới như chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân… đã minh chứng trên đây đều gắn liền với chính sách xã hội và đều xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong Di chúc.

Trong sự nghiệp đổi mới, từ quan niệm chính sách xã hội là động lực của sự phát triển xã hội, đến việc xác định những luận cứ khoa học cho hệ thống chính sách xã hội, Đảng và Nhà nước ta không những xây dựng được một hệ thống chính sách xã hội đúng đắn, đồng bộ, mà còn luôn trăn trở với những vấn đề mới phát sinh, luôn nhạy bén và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách xã hội phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩạ Do đó, chính sách xã hội đã từng bước đóng vai trò động lực, gây ảnh hưởng tích cực đối với việc nâng cao vai trò nhân tố con ngườị Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành tựu bước đầụ Những vấn đề xã hội bức bách hiện nay như việc làm,

xóa đói giảm nghèo, y tế, công bằng xã hội,… đang là những vấn đề mang

tính thời sự. Vì vậy, việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, mà trước tiên cần tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí

Minh về con người và chính sách xã hội sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức bách hiện naỵ

Thành công bước đầu của việc thực hiện chính sách xã hội đối với con người trong sự nghiệp đổi mới đã minh chứng tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong Di chúc. Trong những năm tiếp theo, để chính sách xã hội tiếp tục đi vào cuộc sống, đòi hỏi chúng ta cần đổi mới tính đồng bộ song song với chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, tăng cường vai trò Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng,… Có như vậy, chính sách xã hội mới thực sự đi vào cuộc sống, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới được thực hiện trên thực tế, chúng ta mới thực sự thực hiện được lời hứa với Người và mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mới được thực hiện trong tiến trình đổi mới hiện naỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)