Các vấn đề xã hội có nội dung rất rộng và bao giờ cũng gắn với con ngườị Do vậy, chính sách xã hội là một hệ thống chính sách về xã hội bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống con ngườị Rõ ràng cùng với sự phát triển kinh tế, chính sách xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hộị Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã nhận thức đúng đắn về sự phát triển của xã hội phải dựa trên sự kết hợp giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hộị Muốn phát triển kinh tế nhanh và bền vững phải lấy việc giải quyết các vấn đề
xã hội của con người làm mục tiêu, đến lược nó, các vấn đề xã hội của con người sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế.
Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính sách xã hội được Đảng ta nhận thức theo quan điểm đổi mới và phát triển. Đảng ta chỉ rõ: “Khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [20, tr. 86]. Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo
đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hộị
Như vậy, đối với nước ta, chính sách xã hội phải được xây dựng dựa trên nền tảng lấy con người làm trung tâm. Bản chất của chính sách xã hội chính là thực hiện công bằng và tiến bộ xã hộị Do đó, chính sách xã hội chính là các chỉ báo cơ bản định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tạ
Muốn thực hiện mục tiêu vì con người và phục vụ cho lợi ích của con người, chính sách xã hội phải là một bộ phận hợp thành chiến lược kinh tế - xã hộị Trong lý luận cũng như trên thực tế, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội phản ánh mối quan hệ bản chất vốn có của chế độ tạ Tăng trưởng kinh tế tạo ra tiền đề vật chất để thực hiện công bằng xã hội, ngược lại thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội lại là động lực cho sự phát triển kinh tế. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng ta tiếp tục lựa chọn mô hình phát triển của đất nước với tư
tưởng cơ bản là phải kết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở thuận lợi để thực hiện các chính sách xã hộị Việc giải quyết đúng đắn, hợp lý các chính sách xã hội góp phần làm ổn định và phát triển xã hộị Trong cơ chế thị trường hiện nay, chính sách xã hội một mặt góp phần điều hòa lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, làm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩạ Mặt khác, chính sách xã hội đúng đắn còn là đòn bẩy kích thích tính tích cực của lợi ích cá nhân, chuyển lợi ích cá nhân thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn về vai trò của chính sách xã hội trong sự nghiệp đổi mới theo nguyên tắc công bằng, dân chủ và nhân đạo sẽ là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển xã hộị