Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 75 - 79)

- Nguyên nhân khách quan

Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả hết sức nặng nề sau nhiều năm chiến tranh. Nền sản xuất nhỏ là đặc điểm chủ yếu của đất nước sau khi giành độc lập. Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn còn ở tình trạng kém phát triển. Điều

kiện khách quan đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, nhất là giải quyết các vấn đề xã hội bức bách của con người trong giai đoạn hiện naỵ

Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng mà đất nước từng bước ra khỏi tình trạng nghèo nàn kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm đã cho phép giải quyết tốt các vấn đề xã hộị Chỉ có một nền kinh tế năng động và có hiệu quả cao dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại mới có khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách xã hội theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hộị Song, đối với một nước kinh tế chậm phát triển, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng yếu kém, cơ cấu xã hội lạc hậu, quản lý xã hội chưa khoa học, vì thế xã hội vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém: sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh, chênh lệch ngày càng lớn; việc làm tuy được giải quyết tốt nhưng áp lực dân số do tỷ lệ sinh tự nhiên còn cao, lực lượng lao động bổ sung hàng năm lớn dẫn tới việc làm trở thành yêu cầu bức bách nhất hiện nay,... Những hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế đã kéo theo sự suy thoái, rạn nứt về mặt xã hội bởi sự tác động của trào lưu chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý, xem nhẹ nhân phẩm càng làm giảm hiệu quả việc thực hành chính sách xã hộị

Sự nghiệp phát triển con người ở Việt Nam là do chính người dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Nhưng với một nước mà dân số trên 80% là nông dân, chịu ảnh hưởng của thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp sẽ là một khó khăn lớn trong việc thực hiện chính sách xã hộị Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới và những yêu cầu cần giải quyết những vấn đề xã hội bức bách hiện nay, việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến các đối tượng

được hưởng chính sách xã hộị Trong thời điểm hiện nay, trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước phát triển chậm lại, lại phải chi cho đầu tư và phát triển nhưng hàng năm Nhà nước dành một phần ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, cấp đất, cấp nhà, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh và nhiều chế độ ưu đãi đặc thù khác. Tuy nhiên, với một quốc gia trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, hậu quả của nó để lại trên mình đất nước cũng như trong từng cá nhân, từng nhóm xã hội với hơn 4 triệu người thương tật, hơn 1 triệu người bị mất nguồn nuôi dưỡng do con cái chết trong chiến tranh, trên 300.000 trẻ em mồ côi và nhiều nạn nhân bị bệnh tâm thần, dị tật do ảnh hưởng chất dyosin [7, tr.197]. Điều này gây nhiều khó khăn đối với nước ta khi nền kinh tế vẫn còn kém phát triển, nhưng phải tập trung giải quyết các vấn đề xã hội của con người, trong đó chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện.

Về mặt xã hội, vấn đề nóng bỏng và gay gắt là số người không có hoặc thiếu việc làm còn lớn, trong khi tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức cao, trình độ lao động còn thấp so với yêu cầu thị trường sức lao động trong và ngoài nước. Đây là bài toán khó cho Đảng và Nhà nước khi giải quyết vấn đề việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện naỵ Dân số đông và tăng nhanh không chỉ gây sức ép về giải quyết việc làm, mà còn là gánh nặng đối với ngành y tế trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở các vùng dân tộc thiểu số cao nhất nước, chất lượng y tế vẫn còn rất thấp. Do chịu ảnh hưởng của lối sống cũ nên người dân ở các tỉnh miền núi thường chữa bệnh tại nhà theo các biện pháp của những thầy mọ Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tử vong cao, nhất là tình trạng tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Dân số tăng nhanh, kinh tế kém phát triển, chất lượng nguồn

nhân lực chưa cao,... là những thách thức lớn đối với việc nâng cao hiệu quả chính sách xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện naỵ

- Nguyên nhân chủ quan

Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng mà nền kinh tế đất nước không ngừng tăng trưởng nhanh và bền vững, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức bách của con ngườị Tuy nhiên, trong tổ chức thực thi chính sách xã hội cũng có những hạn chế, đầu tư cho chính sách xã hội thường ít ỏi với một tỷ lệ quá nhỏ bé, khoảng cách chênh lệch quá xa so với đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ bản, quốc phòng và các lĩnh vực khác. Đầu tư cho chính sách xã hội chỉ được tính toán sau khi Nhà nước giải quyết xong các khoản đầu tư khác. Điều này dẫn tới việc chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hoặc giải quyết nhưng tính hiệu quả không caọ Sự tích tụ cái cũ và sự phát sinh cái mới các vấn đề xã hội sẽ tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung và các quan hệ giữa con người với con người nói riêng.

Đảng và Nhà nước lãnh đạo việc hoạch định và tổ chức thực thi chính

sách xã hội góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, đảm bảo cho mọi người được sống trong tình nhân ái, bình đẳng và công bằng. Trái lại, số người trong đối tượng được hưởng chính sách xã hội thường quan niệm xã hội phải có trách nhiệm với mình, trông chờ vào sự viện trợ của Nhà nước, do đó thiếu ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên cống hiến cho xã hộị Số người ngoài diện chính sách lại hiểu mình bị phân biệt đối xử nên lơ là với trách nhiệm công dân, thậm chí có người tùy tiện xoay sở, vi phạm kỷ cương, phép nước.

Từ những nhận thức sai lầm đó, các đối tượng đều thờ ơ với chính sách xã hội, kém hăng hái phát huy tiềm năng sáng tạo, chưa hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với thực trạng và nguyên nhân nêu trên, bên cạnh những kết quả đạt

được, việc thực hiện chính sách xã hội ở nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều

mặt hạn chế. Trong những năm tiếp theo, chúng ta cần tìm ra các nhóm giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế và thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức bách của con ngườị

2.3. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)