Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 86 - 89)

thực hiện chính sách xã hội

Chính sách xã hội ở nước ta hiện nay được hoạch định và tổ chức thực thi trong bối cảnh lịch sử của quá trình vận động từ một xã hội chậm phát triển sang xã hội hiện đại, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Quá trình vận động này diễn ra rất phức tạp nên đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp để phát huy mọi tiềm lực của xã hộị Để đạt được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta cần có một bản lĩnh

chính trị độc lập, sáng tạo, một nghệ thuật lãnh đạo và quản lý vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết

Những thành tựu đạt được trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức bách của con người trong sự nghiệp đổi mới đã minh chứng cho tính đúng đắn của việc hoạch định và tổ chức thực thi một hệ thống chính sách xã hội của Đảng tạ Đặc biệt, trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội, Đảng ta luôn nhạy bén nắm bắt tình hình để kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung chính sách xã hội sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và thực thi có hiệu quả hơn.

Đảng lãnh đạo việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách xã hộị Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng, cụ thể hóa nội dung và đề ra cơ chế quản lý phù hợp. Dưới giác độ quản lý Nhà nước, chính sách xã hội là công cụ rất quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của con người theo mục tiêu nhân đạo, tiến bộ và công bằng. Đồng thời, Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý thực hiện các chính sách xã hội, tạo ra sự liên kết, thống nhất giữa các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội,... và giữa các chính sách xã hội với nhau trong hệ thống chính sách được ban hành. Nhà nước quản lý việc thực hiện chính sách xã hội thông qua vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩạ Hệ thống pháp luật có hiệu lực mạnh mẽ là một yếu tố quan trọng để Nhà nước quản lý hiệu quả việc thực hiện các chính sách xã hộị Vì thế, việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật về các vấn đề chính sách xã hội phải là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta hiện naỵ

Phương pháp và hình thức quản lý thích hợp của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện chính sách xã hộị Đối với nước ta

hiện nay, phương pháp quản lý vẫn phải sử dụng cả phương pháp giáo dục, thuyết phục lẫn cưỡng chế tùy theo đối tượng mà chính sách xã hội hướng tớị Đối với nhân dân lao động, áp dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục là chủ yếụ Đối với đối tượng là tội phạm và tệ nạn xã hội, phải kết hợp cả phương pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Ngay việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế cuối cùng cũng nhằm mục đích giáo dục, cải tạo những đối tượng tội phạm và tệ nạn xã hội, giúp họ trở thành người lương thiện để tái hòa nhập với cộng đồng.

Thực thi chính sách xã hội vào cuộc sống để đảm bảo chính sách đó đến

đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả, đòi hỏi công tác quản lý của Nhà

nước phải thể chế hóa mục tiêu, mô hình hóa thiết chế và cơ chế vận hành chính sách xã hộị Đó cũng là vấn đề cơ bản nhất để hình thành cơ chế và quy trình đúng đắn nhằm hoạch định và đưa chính sách xã hội vào cuộc sống.

Để nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội, trong công tác quản lý, Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và các cá nhân để khai thác mọi nguồn lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình hoạch định chính sách xã hội, vạch ra kế hoạch và chương trình ở các cấp nhất là ở cấp địa phương, cơ sở sát với dân. Ngoài ra, Nhà nước cần xác định hợp lý mối quan hệ giữa quản lý thống nhất các chính sách và chương trình xã hội với việc tăng cường phân cấp, phân công trách nhiệm và quyền hạn trong việc vạch kế hoạch và tổ chức các dịch vụ xã hội cho các cấp địa phương và cơ sở.

Qua việc phân tích nêu trên, giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giải pháp này không chỉ góp phần thực hiện thắng lợi về mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến

bộ và công bằng xã hội, mà còn đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)