Những thành tựu, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 57 - 75)

- Chính sách lao động và việc làm

Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hộị Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính sách lao động và việc làm đối với con người sau ngày đất nước được

giải phóng. Trong quan niệm của Người, chính sách lao động và việc làm không chỉ giúp cho người lao động “có kỹ thuật giỏi”, quan trọng hơn giúp nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no và sống một cuộc đời hạnh phúc. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách lao động và việc làm trong Di chúc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề về công ăn, việc làm và thu nhập của người lao động trong quá trình chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộị

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hộị

Với quan niệm như vậy, thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay đang trở thành vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội bức xúc, là nguyện vọng và quyền lợi hàng đầu của người lao động. Do vậy, giải quyết việc làm cũng chính là một trọng điểm của chính sách xã hộị Việc giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn chặt với việc thực hiện nó thông qua chương trình phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế nước nhà, qua đó giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, nhất là tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn, tạo ra sự ổn định và an toàn xã hộị

Mục tiêu hàng đầu của việc giải quyết việc làm cho người lao động là phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong việc đáp ứng yêu cầu chuyển dịch nền kinh tế nước nhà theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sắp xếp lại lao động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới, do có quan điểm và đường lối chính sách đúng đắn, chúng ta đã đạt được những bước tiến đáng kể trong vấn đề

giải quyết việc làm. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách giải quyết việc làm cho người lao động như chính sách sắp xếp lại lao động khu vực Nhà nước theo Quyết định số 176, 111, 315 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), giải quyết việc làm theo Quyết định 120/HĐBT bằng các nguồn: Ngân sách nhà nước, nguồn thu do đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ các nước cho việc giải quyết việc làm. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về cải tiến cơ chế khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong doanh nghiệp nhà nước. Tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa VIII, Hội đồng Bộ trưởng đã trình 13 chương trình, trong đó có chương trình quốc gia giải quyết việc làm. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương trình tạo ra vùng mới, ngành nghề mới và lĩnh vực sản xuất mới để tạo đủ việc làm cho người lao động. Nhà nước không làm thay cho dân như trước đây, mà chỉ tạo điều kiện và môi trường, có sự đầu tư trợ giúp một phần như là “bà đỡ” để người lao động tự tạo việc làm; cho vay vốn ưu đãi; xây dựng kết cấu hạ tầng; chuyển giao công nghệ; đào tạo, phổ cập nghề,…

Tạo lập thị trường sức lao động là vấn đề cơ bản nhất để hình thành chính sách việc làm trong điều kiện mớị Hệ thống chính sách việc làm đã được Nhà nước ban hành và thể chế hóa bằng pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, hợp tác và thuê mướn lao động, phát huy khả năng tự tạo việc làm và phát triển việc làm trong khuôn khổ của pháp luật.

Nhờ thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú đã làm cho thị trường lao động trở nên sôi động, linh hoạt, tạo điều kiện giải phóng triệt để

sức lao động, người lao động có nhiều cơ hội tự tạo việc làm và thu hút thêm

lao động cho xã hộị Ngoài ra, việc phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề,

giới thiệu việc làm do Nhà nước, các đoàn thể và cá nhân đứng ra tổ chức;... chúng ta đã giải quyết được cho hàng triệu lao động.

Trong giai đoạn hiện nay, để giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cho việc giải quyết vấn đề nàỵ Thông qua các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ - kỹ thuật, chính sách xóa đói giảm nghèo,... đã tạo ra việc khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả mọi tiềm năng lao động, phát huy các nguồn lực tại chỗ và lợi thế của mỗi địa phương, trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Kết hợp giữa phân công lao động và tạo việc làm tại chỗ với việc phân bố, điều chỉnh lại dân cư và lực lượng sản xuất trên cơ sở đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề và hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh của dân cư, đa dạng hóa việc làm và thu nhập.

Trong chiến lược việc làm ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm mở rộng hợp tác lao động, xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho người dân. Ngày 9- 11- 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 370/HĐBT, ban hành quy chế về đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đồng thời nghiên cứu các chính sách cụ thể có liên quan, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trong nước tìm kiếm thị trường và ký kết trực tiếp với nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trên cơ sở quản lý thống nhất về mặt nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộị

Để giải quyết việc làm cho những người nghiện ma túy, gái mại dâm, trộm cắp mãn hạn tù,... Chính phủ đã ban hành hai Nghị định quan trọng:

Nghị định 05/CP và 06/CP về phòng chống và kiểm soát ma túỵ Cả hai Nghị định này đều có các biện pháp tuyên truyền, chữa bệnh, dạy nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng nêu trên. Hàng năm, Nhà nước đầu tư 7 - 8 triệu USD để giúp các đối tượng nêu trên có điều kiện chữa bệnh, học nghề, tìm kiếm việc làm, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng.

Từ năm 2001 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Chiến lược việc làm trong thời gian tương ứng với mục tiêu “Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế; đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu việc làm; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân”. Thực hiện chương trình mục tiêu trên đây, giai đoạn 2001 - 2005 đã tạo được việc làm cho 5,55 triệu lao động; năm 2006 là 1,22 triệu và năm 2007 là 1,25 triệu lao động. Việc làm được tạo ra chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hàng năm có từ 40 đến 50 nghìn doanh nghiệp được thành lập, đến đầu năm 2007 đã có 234 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh). Hiện nay, cả nước có 150 khu công nghiệp, trong đó có 110 khu đã đi vào hoạt động. Các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân phát triển mạnh. Hiện cả nước có trên 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, 17.535 hợp tác xã kiểu mới, trên 2.000 làng nghề,... Đây là những cơ sở góp phần rất quan trọng tạo ra công ăn việc làm.

Bên cạnh đó, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cũng có vai trò quan trọng, thúc đẩy tạo việc làm; từ năm 2001 đến năm 2005, Quỹ đã cho vay gần 100 nghìn dự án lớn, nhỏ, góp phần tạo ra hàng triệu chỗ làm cho công nhân. Xuất khẩu lao động tạo việc làm cũng đem lại kết quả khá, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt ở 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề các loại, trên 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được đào tạo nghề. Giai đoạn 2001 - 2005 nước ta đã đưa được 295,1 nghìn lao động đi làm việc ở

nước ngoài, năm 2006 là 78,8 nghìn và năm 2007 là 85 nghìn, nâng tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài lên 400 nghìn ngườị

Nhìn chung, các chính sách việc làm giai đoạn 2001 - 2005, đã góp phần tạo việc làm cho gần 11 triệu người; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp (năm 2001 cơ cấu lao động nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là 63%, 14%, 23% thì năm 2007 tương ứng là 53%, 19%,và 28%); giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 6,28% năm 2001 xuống còn 4,91% năm 2007; tăng số lao động qua đào tạo từ 22% năm 2001 lên 35,4 % năm 2007;... [8].

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta những năm gần đây vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập: Lao động khu vực nông nghiệp giảm, nhưng không hẳn là đã dịch chuyển sang khu vực công nghiệp - xây dựng hay dịch vụ mà cả triệu lao động là nông dân sau khi bị thu hồi đất, rất ít người tìm được việc làm mới, số còn lại là thất nghiệp. Trước đây, lao động nông nghiệp chỉ thiếu việc làm - không có thất nghiệp toàn phần, thì nay số lao động thất nghiệp toàn phần có xu hướng tăng lên.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu dẫn đến thường xuyên có lao động mất việc làm; hàng năm Việt Nam có thêm 1,1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, khoảng nửa triệu học sinh, sinh viên, người học nghề tốt nghiệp ra trường... nhưng hệ thống chính sách chưa bảo đảm cho người lao động cần việc là có việc; chưa bảo đảm ổn định tương đối lực lượng lao động sản xuất kinh doanh trong những thời gian nhất định. Người sử dụng lao động khu vực ngoài quốc doanh, thường xuyên thay đổi lực lượng lao động bằng cách ký nhiều hợp đồng lao động ngắn hạn. Hơn nữa, từ phía người lao động, nhiều người bỏ việc, tự do di chuyển nơi làm việc mà luật pháp, chính sách không kiểm soát được.

Việc làm ăn kém hiệu quả của không ít các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến nợ nần quá lớn; việc nhập siêu với mức độ quá caọ.. đã buộc Chính phủ phải cắt giảm nhiều công trình đầu tư càng làm cho số lao động thiếu việc làm, mất việc tăng lên [8].

Chính sách lao động và việc làm ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới dù còn tồn tại một số yếu tố bất hợp lý, song với những kết quả đạt được trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm đã khẳng định tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc hiện thực hóa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với con người trong Di chúc. Những thành tựu đã đạt được của chính sách lao động và việc làm đã minh chứng vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Chính sách xóa đói giảm nghèo

Nhiệm vụ giải phóng con người khỏi mọi áp bức để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người là công việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn đấu trọn đờị Người chỉ rõ, nhân dân lao động là lực lượng vĩ đại từng bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, đã bao đời chịu đựng gian khổ, đã trải qua biết bao hy sinh trong hai cuộc chiến tranh cho nên mặc dù đã thoát khỏi áp bức của đế quốc nhưng họ đang còn thiếu thốn và thường xuyên bị đói nghèo đe dọạ Do đó, lãnh đạo tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống - xóa đói giảm nghèo cho mọi người dân phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng ta sau ngày đất nước được thống nhất. Do vậy, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm tựa vững chắc và định hướng cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối chính sách để khôi phục và xây dựng đất nước, trong đó có “kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao

đời sống của nhân dân”, mà sau này Đảng và Nhà nước ta xây dựng thành “Chiến lược, Chương trình xóa đói giảm nghèo”.

Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tạ Thực tế cho thấy, khi con người được đảm bảo về đời sống vật chất thì mới có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hộị Đó cũng là lý do vì sao nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước ta xây dựng thành chương trình lớn của quốc gia trong giai đoạn hiện naỵ

Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, đời sống người dân còn hết sức khó khăn. Vì vậy, đầu năm 1991 vấn đề xóa đói giảm nghèo trở thành chủ đề thảo luận ở nhiều diễn đàn quốc giạ Phong trào xóa đói giảm nghèo lan tỏa mạnh trong xã hộị Năm 1996, lần đầu tiên vấn đề xóa đói giảm nghèo được ghi nhận là Chương trình về xóa đói giảm nghèo [24, tr.221].

Nhằm tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào xóa đói, giảm nghèo và giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo của cả nước giai đoạn 1992 - 1997, từ năm 1998 đến nay, xóa đói, giảm nghèo đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia và được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của Chính phủ và các địa phương, đến nay đã qua 3 giai đoạn (1998 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010).

Giai đoạn 1998 - 2000, Chính phủ chính thức phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo (chương trình 133) nhằm mục tiêu

giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000. Ngoài ra, Thủ tướng đã phê duyệt chương trình 135, hỗ trợ 1715 xã nghèo, đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xạ Chương trình 133 và 135 của Chính phủ đã

tác động mạnh mẽ đến công tác xóa đói giảm nghèo và thu được kết quả to

lớn. So với năm 1998, số hộ đói nghèo giảm được 340.000 hộ, đưa tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống 13%. Đến năm 2000, tỷ lệ hộ đói nghèo chỉ còn 10%.

Giai đoạn 2001 - 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèọ Chiến lược có nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 57 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)