ỞN ƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 45 - 51)

2.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CON NGƯỜI HIỆN NAY

Trong suốt quá tình cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người vào việc xây dựng con người Việt Nam phù hợp với điều kiện đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã quan tâm đến vấn đề con ngườị Tư tưởng đó được thể hiện ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những Văn kiện và sự chỉ đạo thực hiện. Đảng ta xác định, con người là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hộị Vì vậy, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng trong xã hộị

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề con người, chiến lược con ngườị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng là đại hội mở ra thời kỳ đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục mở ra nhiều khả năng phát triển mới cho đất nước, cho con người Việt Nam. Cũng chính Đại hội này đã khẳng định “nhân tố con người” trong tiến trình phát triển của xã hộị Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 khẳng định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”;

“lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp…đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội” [23, tr.8]. Các Đại hội sau của Đảng tiếp tục khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hộị Do vậy, đổi mới sẽ không thành công nếu không xác định đúng đắn chiến lược con người trong sự phát triển hài hòa với xã hộị Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI vừa qua, Đảng ta tiếp tục xác định, phải đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội: “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển” [27, tr.76].

Việc đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định nhân tố con người giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, tư tưởng này không tuyệt đối hóa sức mạnh vai trò của kinh tế, khoa học, công nghệ hay bất kỳ một nhân tố nào khác mà “trở lại với con người”, vì sự phát triển con ngườị Chiếm vị trí trung tâm, nghĩa là con người đóng vai trò quyết định ở cả “đầu vào”, ở cả “đầu ra” và trong toàn bộ quá trình phát triển. Ở “đầu vào”, nhân tố quyết định sự phát triển là vốn con người, vốn xã hội, tiềm năng con ngườị Ở “đầu ra”, mục tiêu của sự phát triển là chất lượng sống, phát triển con người, hạnh phúc con ngườị Trong suốt quá trình phát triển, nhân tố quyết định là nguồn nhân lực, là nguồn lao động, con người là động lực của sự phát triển.

Thực tiễn đổi mới đất nước đã chứng minh rằng, con người với phẩm chất và năng lực của mình có ảnh hưởng quyết định tới thành công của sự nghiệp đổi mớị Ngày nay, khi công cuộc đổi mới đất nước đang đi vào chiều sâu, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, con người với tư cách là chủ thể phải là con người đại diện cho chất lượng và trình độ trí tuệ của thời đại cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Đó là con người mà sự nghiệp đổi mới ở

nước ta đang đòi hỏị Bước vào thế kỷ XXI, trong định hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Đảng ta xác định phải “chăm lo xây dựng con người giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình” [27, tr.76].

Chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vai trò quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Phải căn cứ vào mục tiêu phát triển con người toàn diện, thiết lập quan hệ tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người trong sản xuất và đời sống, để từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phải tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự phát triển toàn diện của chính bản thân con ngườị

Ngày nay, chất lượng phát triển con người đã trở thành tiêu chí quan trọng để xếp hạng các nước trên thế giớị Với sự thừa nhận HDI là công cụ hữu hiệu để đánh giá sự phát triển con người, với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), các báo cáo phát triển con người được Chính phủ ta tổng kết thường xuyên nhằm đánh giá thực trạng phát triển, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể cho sự phát triển con người Việt Nam mang tính toàn diện và bền vững. UNDP coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu của sự phát triển. Khác với nhiều quan điểm khác về sự phát triển, theo quan điểm của UNDP, mục tiêu của sự phát triển không thuần túy chỉ là phát triển xã hội mà chính là phát triển con ngườị Báo cáo của Việt Nam được xuất bản năm 2001 với chủ đề “Đổi mới vì sự nghiệp phát triển con người” đã được đánh giá cao và được UNDP bình chọn tặng thưởng năm 2002. Kể từ khi Việt Nam có mặt trong Báo cáo thường niên của UNDP, giá

trị của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới đã có sự tiến bộ đáng kể. Tiến bộ của Việt Nam trong tiến trình đổi mới không chỉ là tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ, hay hội nhập vào đời sống quốc tế, mà là phát triển con người Việt Nam, nâng cao thứ bậc HDI của Việt Nam trong Liên hợp quốc. Điều này thể hiện tầm nhìn của Việt Nam về lĩnh vực liên quan đến con người trong phát triển giáo dục và đào tạo, chăm sóc y tế và sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và thiết lập công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội,...

Những thành công của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay có một nhân tố quan trọng là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về con ngườị Văn kiện Đảng đã chỉ rõ: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [27, tr.88]. Chính vì vậy, “tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc, mãi mãi soi sáng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [27, tr.88]. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong Di chúc là điểm tựa vững chắc để Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối và chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện naỵ Trên thực tế, từng câu chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về con người trong Di chúc là sự chắt lọc, đánh giá, hướng dẫn theo những gợi ý khoa học và mang tính nhân văn sâu sắc về chính sách xã hội đối với các thành phần xã hội, thậm chí từng lớp người, mỗi con người trong xã hội Việt Nam sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước. Và những chính sách xã hội đối với con người trong thời kỳ đổi mới là nhân tố quan trọng cấu thành đường lối đổi mới của Đảng, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới mau đi đến thắng lợị

Trong sự nghiệp đổi mới, cùng với những định hướng lớn và kết quả đạt được trong chiến lược phát triển con người, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức

bách nảy sinh, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm tòi, giải quyết có hiệu quả, nhằm giải quyết tốt vấn đề con người, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [27, tr.70].

Trong những năm tiếp theo, để sự nghiệp đổi mới tiếp tục đạt được những thắng lợi to lớn, để giải quyết tốt vấn đề con người theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội của con ngườị Vấn đề xã hội cần được quan tâm giải quyết và chính sách xã hội là công cụ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của con ngườị

Thời kỳ trước đổi mới, do những hạn chế của cơ chế hành chính, tập trung quan liêu bao cấp trong quản lý, cá nhân cũng như nguồn lực con người nói chung chưa có điều kiện phát triển. Lợi ích cá nhân, nhất là lợi ích kinh tế chưa được quan tâm thỏa đáng. Vấn đề xã hội ít được quan tâm và chính sách xã hội lại chưa đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của nó trong việc giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến lợi ích của con ngườị Đó là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế chậm phát triển, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc khó khăn của đất nước, con người thời kỳ hậu chiến. Ngày nay, trong đổi mới nó trở thành lực cản sự phát triển xã hộị Vì vậy, phải hình thành những nhận thức mới, phải khách quan hóa vai trò to lớn và tầm quan trọng của chính sách xã hội trong xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội của con ngườị

Chính sách xã hội nhằm thực hiện mục đích cao nhất của nghĩa xã hội là phục vụ con người và phát triển mạnh mẽ nhân tố con ngườị Chính sách xã hội phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của

từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về đời sống vật chất và tinh thần.

Cả lý luận và thực tiễn cho thấy, bất cứ một chế độ xã hội, một nhà nước nào cũng đều quan tâm đến vấn đề quản lý xã hội, trong đó chính sách xã hội là một công cụ hay một phương tiện để quản lý xã hộị Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện nhiệm vụ quản lý xã hội để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, giải quyết tốt vấn đề con ngườị Chính sách xã hội là công cụ quan trọng góp phần vào thực hiện mục tiêu cơ bản của quản lý xã hội là cân bằng nhu cầu và lợi ích của con người trong điều kiện kinh tế thị trường. Mục đích của chính sách xã hội không phải đơn thuần là sự bảo trợ xã hội, hay phân phối lại nguồn thu nhập bằng các biện pháp y tế, dịch vụ công cộng,... Chính sách xã hội càng không phải là hoạt động từ thiện, ban ơn. Đã một thời, chính sách xã hội chỉ được coi đơn thuần là những vấn đề phúc lợi xã hộị Ngày nay, chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về vai trò quyết định của nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy, mục tiêu của chính sách xã hội ở nước ta hiện nay điều quan trọng là xác định vị thế công dân, bình đẳng, công bằng và sáng tạo cho con người trong môi trường dân chủ hóa xã hộị

Sự gặp gỡ giữa cá nhân và xã hội về nhu cầu nêu trên đang trở thành thực tế ở nước ta trong sự nghiệp đổi mớị Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, các nhu cầu của cá nhân và xã hội còn bị xem nhẹ thậm chí có những mặt bị lãng quên. Trong điều kiện đổi mới, chính sách xã hội đúng đắn cần phải hướng vào việc đảm bảo sự thống nhất hài hòa giữa cá nhân và xã hội về các giá trị công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự dọ Chỉ trên cơ sở đó, chính sách xã hội mới thoát ra khỏi những hình thức vận động thuyết phục, kêu gọi chung chung về mặt tình cảm để được xã hội hóa, pháp

chế hóa thành các quyền xã hội cơ bản, thành những đòn bẩy kinh tế - xã hội cơ bản của mọi người lao động.

Chính sách xã hội, chính sách từ con người, do con người, vì con người, là một trong những động lực bên trong tạo nên sự ổn định và phát triển của các quan hệ xã hội để thực hiện công bằng xã hội, phát huy nhân tố con ngườị Ngoài chính sách xã hội, Đảng và Nhà nước cần tập trung giải quyết những yếu tố thường xuyên chi phối, tác động trực tiếp đến việc giải quyết tốt vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới, đó là động lực lợi ích, giáo dục, xây dựng môi trường kinh tế - xã hội ngày càng tốt đẹp,... Chỉ trên cơ sở giải quyết đúng đắn những nhân tố tác động đến việc giải quyết vấn đề con người, Đảng và Nhà nước ta sẽ làm tốt hơn nữa “công việc đối với con người” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong ước.

2.2. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG SỰ

NGHIỆP ĐỔI MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)