Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 82 - 84)

Tiến bộ và công bằng xã hội là tâm điểm của chính sách xã hội, là một tiêu chí phản ánh bản chất chế độ xã hộị Công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử - cụ thể, mỗi xã hội khác nhau có những chuẩn mực khác nhau, chỉ trong chủ nghĩa xã hội mới tạo ra những điều kiện cho công bằng xã hội được thực hiện tốt nhất. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rằng chỉ có trong chủ nghĩa xã hội mới tạo ra những tiền đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để xóa bỏ bất công, thực hiện công bằng xã hộị Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Rõ ràng trong tư tưởng của Người, tăng trưởng kinh tế là tiền đề quyết định nhất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngày một tốt hơn.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có thể và cần

phải làm tiền đề và điều kiện cho nhaụ Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đến lượt nó, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội lại trở thành động lực tinh thần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Không thể có tiến bộ và công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế kém hiệu quả, chất lượng thấp. Do đó, trong mỗi bước đi, mỗi thời kỳ cụ thể cần xác định đúng mức, hợp lý giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, sao cho hai mặt này không cản trở hoặc triệt tiêu lẫn nhau mà hỗ trợ cho nhau, trở thành tiền đề của nhaụ

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội phải được tiếp tục thực hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Không chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; mỗi chính sách bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội đều phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dàị

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hộiphải tạo ra tiền đề và điều kiện cần thiết để mọi người dân, nhất là những người thuộc các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, đều được hưởng quyền bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm, bảo trợ xã hội,... để họ tự vươn lên và dần dần cải thiện cuộc sống, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Mặt khác, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra,bất chấp chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và mức độ đóng góp, cống hiến của mỗi người

cho sự phát triển đất nước, như sai lầm trong thời kỳ bao cấp trước đâỵ Càng không thể dồn mọi nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội vượt quá khả năng mà nền kinh tế cho phép. Vì như thế sẽ làm giảm những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến cho kinh tế trì trệ, suy thoái và rốt cuộc cũng không thực hiện được các chính sách xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng.

Những thành tựu bước đầu trong thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong những năm vừa qua chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định một hệ thống chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và có tính khả thi cao, nó đã và đang phát huy tính tích cực đối với sự phát triển của đất nước, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Tóm lại, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là một đòi hỏi tất yếu khách quan hiện nay ở nước ta để phát huy cao độ sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)