Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 51 - 57)

Chính sách xã hội là một vấn đề rộng lớn, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống con ngườị Không phải đến bây giờ, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chính sách xã hội mới được Đảng và Nhà nước ta đặt rạ Ngay từ khi đất nước vừa mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta với hàng loạt chủ trương, chính sách đúng đắn giải quyết các vấn đề xã hội cho con ngườị Đặc biệt, trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cả một chương trình toàn diện về xây dựng chính sách xã hội hướng tới con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩạ Thực hiện Di chúc của Người, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích con người Việt Nam như đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,... Những chính sách xã hội đó đã có tác dụng khơi dậy và phát huy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của con người, làm nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính sách xã hội là sự cụ thể hóa bằng pháp luật của Nhà nước, đường lối, chủ trương của Đảng, phản ánh bản chất chế độ chính trị và lợi ích của cộng đồng dân cư. Chính sách xã hội là một công cụ quan trọng nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của con người, phát huy vai trò nhân tố con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược kinh tế - xã hội; không thể tách rời giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con ngườị Muốn phát triển kinh tế nhanh và bền vững phải lấy việc giải quyết các vấn đề xã hội và con người làm mục tiêu và đến lượt nó, các vấn đề xã hội và con người lại là động lực cho sự phát triển kinh tế.

Nhìn lại thời kỳ trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đến các vấn đề xã hội và con người, nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan mà việc giải quyết các vấn đề xã hội và con người còn hạn chế. Chính sách xã hội vẫn còn ở vị trí thứ yếu so với chính sách kinh tế, thường gắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội thành “chính sách phát triển kinh tế - xã hội”. Thực chất là còn mắc phải tư duy siêu hình, tách rời một cách cứng nhắc giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, làm cho các chính sách kinh tế thiếu đi cơ sở động lực, mục tiêu cụ thể, do đó chưa thúc đẩy được sự phát triển kinh tế đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), với đường lối đổi mới

toàn diện, Đảng đã đặt đúng vị trí, vai trò của chính sách xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộị Đại hội thừa nhận chính sách xã hội là một bộ

phận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến lược kinh tế - xã hội, là động lực to lớn phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội khẳng định: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc,… Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội” [20, tr.86]. Quan điểm này cho thấy chính sách xã hội lấy việc phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất. Khẳng định mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội trong đường lối đổi mới, Nghị quyết của Đại hội chỉ rõ: “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là

mục đích của các hoạt động kinh tế” [20, tr.86]. Trên cơ sở nhận thức đúng

đắn về vai trò của chính sách xã hội, Đảng ta xác định cần phải có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên của sự nghiệp đổi mớị Đây là bước tiến mới trong nhận thức của Đảng ta về chính sách xã hộị

Phát triển tư tưởng đổi mới của Đại hội VI, trong Báo cáo chính trị tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng khẳng định: “Mục

tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người” [21, tr.73]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng với Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được Đại hội VII của Đảng thông qua tiếp tục có những phát triển mới về quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã hộị Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội” [22, tr.13]. Đặc biệt, để xử lý đúng đắn các vấn đề xã hội bức bách trong cơ chế mới, trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã

hội đến năm 2000, Đảng ta đề ra những nhiệm vụ cụ thể để giải quyết từng

bước các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động. Thực hiện chính sách toàn dân đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, chính sách bảo trợ trẻ mồ coi, người tàn tật, người già cô đơn, chính sách cứu trợ những vùng gặp thiên tai rủi ro và những gia đình quá nghèo khổ [22, tr.14]. Với quan điểm trên cho thấy những thay đổi cơ bản trong nhận thức của Đảng ta về chính sách xã hội khi xác định đối tượng cơ bản của chính sách xã hội là con người, để đạt mục tiêu cơ bản là giải phóng con người, phát triển con người, bảo đảm cho con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đánh dấu sự hoàn chỉnh các quan điểm về chính sách xã hội cho thời kỳ phát triển mới của

đất nước - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hộị Việc hoạch định hệ thống chính sách xã hội được Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng nêu rõ:

-Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi cũng như trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

-Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao

nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động.

-Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèọ Thu hẹp dần về khoảng cách trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư.

-Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu thủy chung.

-Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội [24, tr.113 - 114].

Quan điểm của Đai hội VIII cho thấy, việc hoạch định các chính sách xã hội phải dựa trên quan điểm cơ bản về mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con ngườị Tăng trưởng kinh tế là chỗ dựa và phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hộị Mục tiêu và động lực của sự phát triển nằm trong việc giải quyết về mối quan hệ hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hộị

Để thực hiện tốt chính sách xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng ta yêu cầu các vấn đề chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hóạ Nhà nước đóng vai trò nòng cốt, đồng thời cần động viên sự tham gia ủng hộ của từng người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hộị Tháng 3- 1997, Chính phủ ra Nghị quyết “Về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”, nhằm vận động và tổ chức nhân dân tham gia rộng rãi vào sự nghiệp nàỵ Đặc biệt, để thực hiện 11 chương trình và lĩnh vực phát triển do Đại hội VIII đề ra, ngày 14- 1- 1998,

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg “Về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia”, phê duyệt danh mục 7 chương trình gồm: xóa đói giảm nghèo; dân số, kế hoạch hóa gia đình; thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm; phòng chống HIV/AIDS; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng lực lượng vận động viên tài năng quốc gia và xây dựng các trung tâm thể thao trọng điểm; giải quyết việc làm.

Chính sách xã hội hướng tới con người trước hết phải là nhân dân lao động, những người có công với nước, những người nghèo khổ, những người chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại, những đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đảm bảo cho họ có việc làm, được chăm sóc sức khỏe,... Tiếp tục khẳng định và nêu cao vai trò của chính sách xã hội đối với con người trong sự nghiệp đổi mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng khẳng định:

Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội [27, tr.79-80]. Tóm lại, với tư duy khoa học và trí tuệ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta

đã xác lập những quan điểm đúng đắn trong sự nghiệp đổi mới về mối quan

hệ giữa chính sách xã hội với chính sách kinh tế. Chính sách xã hội và chính sách phát triển kinh tế của Đảng thống nhất ở mục tiêu nhằm phát huy nhân tố con người, coi phát triển kinh tế là tiền đề để thực hiện tốt các chính sách xã

hội, việc thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hộị Trên cơ sở những đổi mới trong quan điểm về chính sách xã hội, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo việc thực hiện một số chính sách xã hội cơ bản hiện nay với mục tiêu hướng tới con người, vì con người, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và văn minh theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng về con người trong di chúc của chủ tịch hồ chí minh để xây dựng chính sách xã hội ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)