5. Kết cấu luận văn
1.4.3. Giáo lý cơ bản
Trong quá trình truyền đạo từ năm 1939 đến 4 – 1947 Huỳnh Phú Sổ đã viết nhiều quyền sấm giảng. Theo Nguyễn Văn Hầu:
“Tổng cộng khoảng 150.000 chữ, bằng văn xuôi và văn vần, phần lớn đều là ứng khẩu và đại đa số là văn vần, nghĩa là thơ, dưới các hình thức thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, trường thiên thất ngôn, ngũ ngôn”.
Tổng hợp lại có những quyển sau đây:
Quyển thứ nhất, Khuyên ngƣời đời tu niệm, viết vào năm 1939, theo thể thơ lục bát, gồm 912 câu.
33
Quyển thứ hai, Kệ dân của ngƣời Khùng, xuất bản lần đầu vào năm 1939, viết theo thể thơ thất ngôn, gồm 846 câu.
Quyển thứ ba, Sấm giảng, cũng đƣợc viết vào năm 1939, theo thể thơ lục bát dài 612 câu.
Quyển thứ tư, Giác mê tâm kệ (1939), viết theo thể thơ thất ngôn, dài 846 câu.
Quyển thứ năm, Khuyến thiện, đoạn đầu và cuối viết bằng thơ lục bát, đoạn giữa viết bằng lối thất ngôn, xuất bản lần đầu năm 1942, dài 756 câu.
Quyển thứ sáu, những điều sơ lƣợc cần biết của kẻ tu hiền là quyển duy nhất đƣợc viết bằng văn xuôi, xuất bản lần đầu vào năm 1945. Nội dung quyển này trình bày những điểm cơ bản của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.
Thông qua sáu quyển kể trên chúng ta nhận thấy giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo gồm 2 phần chính: phần Học Phật và phần Tu Nhân.
Phần Học Phật: Nêu lại những điểm chủ yếu của giáo lý đạo Phật, nhƣng giản lƣợc đi nhiều và có sửa chữa đôi chút, gồm ba pháp môn chính: Ác Pháp, Chân pháp và Thiện pháp. Nhìn chung phần Học Phật là những lời khuyên làm lành, lánh giữ, biết niệm Phật, giữ thân mình trong sạch, ý thanh tịnh.
Phần Tu Nhân. Đây là sự kế thừa Tứ Ân của Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, để giải thích nội dung của “Ân tổ tiên cha mẹ”, “Ân đất nƣớc”, “Ân tam bảo”, “Ân đồng bào nhân loại”.
“Ân tổ tiên cha mẹ” là ân nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất trong Tứ ân mà mỗi một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phải thực hiện. Bởi vì mỗi con ngƣời đƣợc sinh ra và nuôi dƣỡng trƣởng thành là nhờ công lao cha mẹ. Cho nên làm con không phải chỉ đền đáp công ơn sinh thành dƣỡng dục, phải tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ mà cũng có bổn phận biết ơn tổ tiên nữa.
“Ân đất nước” là nghĩa vụ đối với nơi sinh ra và nuôi dƣỡng mình lớn lên, thể hiện ở việc mọi ngƣời phải có bổn phận với đất nƣớc, làm cho đất nƣớc giàu mạnh. Trong tác phẩm Sấm giảng thi văn giáo lý, Huỳnh Phú Sổ nói:
34
“Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia giàu mạnh thì thân ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, lỗ lực hi sinh cho sứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh đừng làm việc gì sơ xuất đến nỗi làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây tổn hại đến đất nước”.[17,tr 15]
“Ân tam bảo” là lòng biết ơn đối với Phật, Pháp, Tăng để khai mở trí tuệ, cứu vớt chúng sinh khỏi vòng trầm luân khổ ải.
“Ân đồng bào nhân loại” là việc tỏ lòng biết ơn đối với xã hội, đồng bào, sống ân nghĩa với ngƣời xung quanh và giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, cùng chia nhau niềm vui nỗi buồn:
“Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh cơn phong vũ. Vui sướng ta đồng hưởng với họ, hoạn nạn họ cùng chịu với ta… đồng bào ta và ta cùng có chung một chủng tộc, cùng có những trang sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy biến,…” [17, tr 32].
Đồng thời sấm giảng cũng khuyên bảo:
“không nên vì đồng bào mình, dân tộc mình mà gây hại cho dân tộc khác, phải mở lòng yêu thương các dân tộc khác trên thế giới. Cái tình ấy không bến bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc, nó cũng không luận sang hèn mà bỏ hết các đẳng cấp xã hội,…[17, tr 35].
Đạo Phật giáo Hòa Hảo chủ trƣơng vừa học Phật vừa tu Nhân. Học Phật tạo nên Đức, tu Nhân tạo nên Công. Có Công Đức mới nhanh chóng trở thành bậc hiền nhân đƣợc. Tuy nhiên trong hai phần trên thì đạo Hòa Hảo đặc biệt coi trọng phần tu Nhân. Vì đạo cho rằng việc tu hành phải dựa trên căn bản đạo đức trƣớc hết là đạo làm ngƣời. “ Muốn tu Tiên Phật trƣơc hết phải tu đạo làm ngƣời, đạo làm ngƣời mà không tu thì Tiên Phật cũng xa vời”[71,tr 75].
35
Trên cơ sở tiếp nhận Tứ ân của Đức Thầy Tây An, Huỳnh Phú Sổ nêu những điều khuyên cụ thể về đạo làm ngƣời, trình bày xuyên qua nội dung sáu quyển sấm, kệ nêu trên. Đó là lòng yêu thƣơng ngƣời nghèo khổ, việc tu dƣỡng bản thân để tránh những điều tham lam, việc tu hành cốt ở tâm, giữ gìn đạo lý trong gia đình.
Về nội dung và cách diễn đạt của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cũng có nhiều ý kiến khác nhau, đối nghịch nhau. Một số ngƣời cho rằng: “Huỳnh Phú Sổ lập luận lỏng lẻo, quá nhiều trùng điệp, diễn tả mập mờ, văn thể bình dân không có chất văn chƣơng hàm súc, không có lối viết hợp lý theo quy luật…” Bản thân ông Sổ cho rằng: “ đạo Hòa Hảo là môn phái đặc sắc, khác biệt với các môn phái của Phật giáo. Môn phái Phật giáo Hòa Hảo sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế của Phật giáo…” [67, tr 25]. Có ngƣời lại đề cao một cách quá đáng rằng “Huỳnh Phú Sổ đã đi xa hơn cả Đức Phật Thích Ca, hơn cả Chúa Jesus Christ, hơn cả nhà tiên tri Mohammed,…Có thể nói ông là Thích Ca Mâu Ni Việt Nam là Jesus Christ Việt Nam,…cho một giai đoạn lịch sử đặc thù và trong một không gian đặc dị Việt Nam. Và dù đi vƣợt xa ngoài phạm vi tôn giáo ông vẫn là một con ngƣời tôn giáo, một giáo chủ”. Giáo sƣ Trần Văn Giàu lại khẳng định: “Các tôn giáo ở Nam kì hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, không phải là Phật giáo chính thống mà là một thứ Phật giáo có đặc sắc Việt Nam, ngƣời dân không biết gì về triết lý cao xa của Phật mà chỉ biết cầu phúc, chỉ biết nói quả báo luân hồi…Triết lý Phật giáo đã trở thành một thứ đạo đức học mà từ bi bác ái cứu khổ cứu nạn là một thứ hạt nhân, chúng sinh có thể hiểu đƣợc và làm đƣợc, không cao xa rối ren nhƣ Phật giáo nguyên thủy” [80, tr 528-529].
Nội dung của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo chủ yếu dựa vào giáo lý của đạo Phật, tuy nhiên còn chịu phần nào ảnh hƣởng của đạo Nho và đạo Lão. Tổng hợp các giáo lý ấy, Phật giáo Hòa Hảo đề ra một số nguyên tắc đạo đức trong đời sống xã hội, đặc biệt là hành vi cƣ xử của mọi ngƣời trong gia đình.
Tƣ tƣởng nho giáo đƣợc diễn đạt một cách bình dị để mọi ngƣời ghi nhớ và làm theo lời dạy của thánh hiền:
36
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh. Sách thánh hiền dạy đạo làm người” [17,tr 40] Hay :
“Đạo tôi chúa chặt gìn câu chung thủy Đạo thầy trò khắc cốt ghi xương.
Đạo cha con chặt chẽ chữ miên trường,
Đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác…”[17,tr 58].
Huỳnh Phú Sổ mƣợn Nho giáo để hƣớng dẫn tín đồ nhập môn, nhƣng cuối cùng làm cho họ thấu hiểu đạo Phật. Về điều này, Nguyễn Văn Hầu lý giải “Điều đó dễ hiểu là vì chỉ có Đạo Phật mới là căn bản chính yếu cho tôn giáo này. Mà cứu cánh của Phật là giải thoát, là niết bàn, chứ không thể dừng lại ở nếp sống của mẫu ngƣời hiền nhân quân tử theo khuôn thƣớc đạo Nho”.
Cũng nhƣ Nho giáo đạo Lão trong giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cũng là một phƣơng tiện để nắm vững đạo Phật “phƣơng tiện đƣa dần từ bƣớc nhập môn tƣ nhân lên ý thức thoát tục, để rồi tiến đến học Phật cho giác hạnh viên mãn”. Một cách cụ thể, Huỳnh Phú Sổ căn dặn tín đồ “Ráng kiếm chỗ tầm Tiên lánh tục, Ngƣời ở đời phải đƣợc lòng trong” hoặc “Một mai thấy đƣợc non Bồng, Cảnh Tiên rực rỡ mây rồng đẹp thay”.[71,tr 68].
Tuy nhiên, những nét Tiên của đạo Lão, tứ đức, tam tòng của Nho giáo trong giáo lý Phật giáo Hoà Hảo không phải là điều thu hút tín đồ, phần đông là nông dân lao động, mà chủ yếu là tính nhân văn của nó. Đây là yếu tố tích cực trong truyền thống dân tộc, trong nhiều tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Bửu Sơn Kỳ Hƣơng đã tiếp nhận.
Trong nội dung giáo lý Phật giáo Hòa Hảo, chúng ta tìm thấy phần nào đạo lý của dân tộc Việt Nam, những mong ƣớc của nhân dân miền Tây Nam Bộ nói riêng, nổi bật là lòng nhân ái, tinh thần yêu nƣớc, sự căm ghét áp bức bóc lột, trong nhân nghĩa “giữa đƣờng gặp cảnh bất bình không tha”. Một số bài thơ của Huỳnh Phú Sổ thể hiện phần nào tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc nên
37
cũng thu hút đƣợc tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, nhƣ trong bài “Gọi đoàn” có đoạn viết:
“Sanh vi tƣớng, tử vi thần, Câu châm ngôn ấy truyền lần đến nay.
Tới Nguyễn trào sa tay một phút, Lũ Tây phƣơng bòn rút mấy mƣơi năm.
Thƣơng dân ruột tím gan bầm, Rủa chƣa xong hận còn căm mối hờn.
…
Nếu nay chẳng vẫy vùng kiên quyết,
Thì ắt là tiêu diệt giống nòi.
Muôn dân chịu kiếp tôi đòi
Làm ngƣời nhƣ thế còn coi ra gì ?”[17, tr 67].
Có thể nói rằng, trong một chừng mực nhất định khi đề cập đến một vấn đề cứu nƣớc chống Pháp, Phật giáo Hòa Hảo đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của quần chúng nhân dân lúc bấy giờ: “Đạo Hòa Hảo thu hút tín đồ nhờ nội dung giáo lý có tinh thần chống ngoại xâm”.[12, tr 32]
1.5 Hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc
1.5.1 Hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trước 7/1954
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo ít nhiều thể hiện lòng yêu nƣớc và một số tín đồ cũng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp ở mức độ nhất định, nên một số ngƣời lan truyền rằng “Đức Huỳnh Phú Sổ có tinh thần chống Pháp…”. Thực dân Pháp lúc bấy giờ lo ngại dân chúng sẽ liên kết thành một khối xung quanh Huỳnh Phú Sổ để chống lại chúng, nhƣ trƣờng hợp của ông đạo Tƣởng năm 1939, nên tìm cách hạn chế, rồi cấm Phật giáo Hòa Hảo hoạt động. Không ngăn cản đƣợc
38
Phật giáo Hòa Hảo phát triển, thực dân Pháp “Tìm cách đàn áp bắt bớ, đánh đập, tàn sát, đốt nhà và lƣu đầy môt số tín đồ thân tín của Huỳnh Phú Sổ. Bọn thực dân Pháp ghép những phần tử này là “Phiến loạn” muốn chống lại nhà nƣớc Pháp”. Đồng thời, chúng tiến hành những thủ đoạn “cổ truyền”, cho tay sai chui vào hàng ngũ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, mua chuộc những ngƣời cầm đầu để làm suy yếu đạo phái này, nhất là ngăn chặn ảnh hƣởng của cách mạng tác động đến quần chúng tín đồ.[12, tr 15].
Thực dân Pháp cấm Huỳnh Phú Sổ đi truyền đạo và để tách ông khỏi tín đồ, chúng đƣa ông đi an trí ở nhiều nơi. Ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn (1940) chúng bắt ông đƣa về Châu Đốc thẩm vấn, cùng ngày ký quyết định trục xuất ông ra khỏi tỉnh, đƣa đi Sa Đéc. Ngày 18/5, chúng lại đƣa ông qua kinh Xáng Xà No ở tại Nhơn Nghĩa Cần Thơ. Sau một thời gian giam lỏng ông Pháp viện cớ ông bị khùng, điên nên đƣa lên bệnh viện Chợ Quán (Sài Gòn) chữa trị. Sau đó chúng đƣa ông ra bót Ca-ti-na để sở mật thám dò xét… Ở đâu Huỳnh Phú Sổ cũng đƣợc đông đảo quần chúng tín đồ chăm lo sức khỏe tỏ lòng mến mộ. Tên tuổi ông ngày càng vang dội ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.[61, tr 48].
Quần chúng càng tin Huỳnh Phú Sổ, xem ông là bậc kì tài, ngƣời ngay mắc cạn, ngƣời đã gây lo sợ cho Pháp…Thực dân Pháp đã thất bại trong ý đồ hạn chế hoạt động của Huỳnh Phú Sổ, trái lại còn phản tác dụng vô tình tạo uy thế và uy tín lớn cho họ Huỳnh.
Huỳnh Phú Sổ ý thức đƣợc sự ủng hộ của quần chúng tín đồ đối với mình tin theo mình. Ông biết rằng nếu dùng lực lƣợng quần chúng để làm áp lực thì có thể đòi nhà cầm quyền Pháp nhƣợng bộ. Sau này ông nói với Trần Văn Trà rằng: Tôi là một ngƣời yêu nƣớc. Tôi không chịu đƣợc cảnh Tây chiếm đoạt nƣớc mình, đè đầu cƣỡi cổ dân mình. Nhƣng làm sao để chống lại? tôi nghĩ ra cách là: nhân lúc này dân ta còn mê tín nhiều, tôi lập ra cái đạo để tập hợp nhân dân, che mắt Tây và bọn mật thám. Khi ta có lực lƣợng đông đảo rồi thì có sức mạnh, lúc đó sẽ hành động giành lại nƣớc nhà.[13, tr 88].
39
Khi vào Đông Dƣơng quân Nhật đã nhận thấy tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là một lực lƣợng khá mạnh nên đã tìm mọi cách nắm lấy, nhƣ đã nắm đƣợc lực lƣợng tín đồ Cao Đài ở Tây Ninh. Nắm đƣợc hai giáo phái này quân Nhật tin rằng sẽ huy động đƣợc một lực lƣợng đông, mạnh để chống lại Pháp và phong trào cách mạng Việt Nam. Toàn quyền Đông Dƣơng lúc này đã đƣa Huỳnh Phú Sổ sang an trí ở Lào, nhằm cô lập ông với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và ngăn chặn Nhật sử dụng ông để lôi kéo giáo phái này. Quân Nhật ra tay trƣớc để cứu Huỳnh Phú Sổ từ Bạc Liêu đƣa về Sài Gòn. Việc này đã có ảnh hƣởng tới quan hệ của Huỳnh Phú Sổ và những ngƣời cầm đầu giáo phái này với quân phiệt Nhật. Nhờ ngƣời Nhật mà ông thoát khỏi âm mƣu của ngƣời Pháp và có đƣợc những mối quan hệ chính trị mới: Nguyễn Bảo Toàn ( Đảng Đại Việt), Trần Văn Phiệt ( Thanh niên ái quốc đoàn), Trần Văn Ân ( Việt Nam phục quốc).[13,tr 95]
Ngày 9/3/1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, Huỳnh Phú Sổ công khai hoạt động chính trị với danh nghĩa ngƣời đứng đầu một giáo phái chống Pháp, giành độc lập cho đất nƣớc. Trƣớc tiên Huỳnh Phú Sổ lập tổ chức “Việt Nam độc lập vận động hội”, và “Kêu gọi các tầng lớp nhân dân thuộc thành phần: trí thức Việt Nam, các bạn thanh niên, các nhà thƣơng mại, nông gia, thợ thuyền, các cụ đồ nho, các nhà sƣ hãy đoàn kết với nhau thành một lực lƣợng vận động cho cuộc độc lập quốc gia”.[13, tr 99]
Khoảng cuối tháng 3- 1945, Huỳnh Phú Sổ ra hiệu “Hiệu Triệu”, ký tên “Hòa Hảo”, “nhằm quy tụ mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ nhà đƣơng cục Nhật để xây dựng đất nƣớc”. Ý đồ của Huỳnh Phú Sổ về cuộc “Vận động độc lập” theo kế hoạch này không thành công, vì không đƣợc các giới đồng bào ủng hộ. Ông lại tích cực thành lập “Việt Nam Phật giáo liên hiệp hội” để thống nhất các hệ phái Phật giáo ở Việt Nam. Ông soạn thảo và phố biến cƣơng lĩnh của hội. Những kế hoạch này cũng không đạt kết quả và không đƣợc chuẩn bị tốt, chủ yếu vì không đƣợc các giới tăng ni ủng hộ.[68, tr 26].
Tháng 5- 1945, Ban Trị sự Trung ƣơng Phật giáo Hòa Hảo đƣợc thành lập, do Huỳnh Phú Sổ làm Hội trƣởng, Lƣơng Trọng Tƣờng làm Chánh thƣ ký. Cũng
40
vào thời gian này, Huỳnh Phú Sổ cho ra đời đội “Bảo an”, một tổ chức bán quân sự, do Trần Văn Soái và Lâm Thành Nguyên chỉ huy, nhằm giữ gìn an ninh trật tự chung ở xóm làng và bảo vệ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Ở các xã, ấp trong tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có đội