Sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo tại huyện chợ mới tỉnh an giang 1975 – 2016 (Trang 100)

5. Kết cấu luận văn

3.4. Sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ

Chợ Mới từ năm 1999- 2016

3.4.1 Về giáo dục - đào tạo

Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo rất chú trọng đến công tác giáo dục, đến nay 100% con em tín đồ đều đƣợc đến trƣờng học tập, nhiều ngƣời thành đạt trở về xây dựng quê hƣơng.

Thực hiện 4 chƣơng trình đạo sự, cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã có những đóng góp hết sức thiết thực cho giáo dục huyện nhà thông qua các hoạt động nhƣ: cùng chung tay với Nhà nƣớc mở rộng, xây trƣờng mới, đóng góp ủng hộ cho Quỹ khuyến học, chăm lo cho học sinh, sinh viên nghèo, làm tốt cuộc vận động tiếp bƣớc đến trƣờng của ngành giáo dục, thƣờng xuyên thăm hỏi tặng quà cho học sinh gặp khó khăn. Theo báo cáo từ Ban trị sự các xã, thị trấn tại huyện Chợ Mới thì uớc tính trong 5 năm 2010-1015, cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới đã đóng góp cho ngành giáo dục huyện nhà với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng.[16, tr 6].

Hiện toàn huyện có 100 cơ sở giáo dục đào tạo; 18 trung tâm học tập cộng đồng, có 7 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn; học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở hàng năm đạt trên 99%; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển đại học, cao đẳng tăng hàng năm; duy trì chuẩn 3 phổ cập: THCS đạt chuẩn từ năm 2005, tiểu học đạt chuẩn đúng độ tuổi từ năm 2007, mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn từ năm 2010. Trẻ 6 tuổi vào lớp 1, học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở hàng năm đạt trên 99%; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển đại học, cao đẳng tăng hàng năm. Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm, công tác huy động học sinh ra lớp đạt kết quả cao, công tác hƣớng nghiệp đào tạo nghề cho học sinh ở lớp cuối cấp đƣợc quan tâm.[58,tr15]

94

Các Trung tâm Học tập cộng đồng đã mở đƣợc 421 lớp với 3.180 học viên, đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội học tập của địa phƣơng [58, tr16].

Trƣờng Trung cấp nghề đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng dẫn đến số lao động trong độ tuổi đƣợc giải quyết việc làm tăng hàng năm.

Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc chú trọng và thực hiện khá tốt thông qua hoạt động của Hội Khuyến học, Hội phụ huynh học sinh, Hội Cựu giáo chức các cấp, góp phần động viên tinh thần và hỗ trợ vật chất cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

3.4.2 Về Y tế

Các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền đặc biệt các phòng thuốc nam của tín đồ phát triển sâu rộng, chất lƣợng đƣợc nâng lên theo hƣớng Đông - Tây y kết hợp. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã chung tay với Nhà nƣớc thực hiện tốt công tác xã hội hóa từ đó hàng loạt các hoạt động y tế đƣợc đánh giá cao nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn Y - Bác sĩ về địa phƣơng khám bệnh, phẫu thuật mắt miễn phí cho ngƣời nghèo, vận động hiến máu nhân đạo, cấp cơm, cháo, nƣớc từ thiện miễn phí cho bệnh nhân ở bệnh viện, phòng khám khu vực… Đặc biệt hầu hết các xã, thị trấn đều có xe ôtô chuyển bệnh miễn phí do tín đồ đóng góp đóng góp. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện tăng, đến nay đạt 61,6%. [81,tr 12].

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, phòng, chống dịch bệnh đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, cơ bản khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm. Bệnh viện Đa Khoa huyện đã triển khai phần mềm in lai viện phí và quản lý thông tin bệnh nhân bằng mã vạch; phân công cán bộ y, bác sĩ hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến cơ sở; xây dựng nhà chờ, mở rộng quầy phát thuốc góp phần giảm tải. Mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, phát triển đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí nông thôn mới, đến nay có 8 xã – thị trấn đề nghị tỉnh phúc tra công nhận, nâng tổng số 13 xã đạt chuẩn; xây mới 06 Trạm y tế xã. [81, tr 19].

95

3.4.3 Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

Trong xu thế đất nƣớc Việt Nam trên đà phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, ổn định, đặc biệt cuộc sống của ngƣời dân nông thôn đã đƣợc nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội dần hoàn thiện, đồng bộ; xã hội nông thôn ổn định, dân chủ; bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy; trình độ dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khẳng định là “của dân, do dân và phục vụ lợi ích vì dân” là chƣơng trình vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động cụ thể chính ngƣời dân trong xã bàn bạc, thông qua cơ chế dân chủ, đƣợc chính quyền quyết định tổ chức thực hiện.

Mục tiêu ấy đồng thuận với giáo lý Tứ ân, Ban Trị sự Trung ƣơng Phật giáo Hòa Hảo đã đề ra chƣơng trình hoạt động đạo sự và hƣớng dẫn, tác động cấp cơ sở đẩy mạnh đạo sự từ thiện xã hội gắn kết vào chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc phát triển tại địa phƣơng và nhất là tham gia xây dựng giao thông nông thôn mới .

Mỗi Trị sự viên Ban Trị sự cơ sở tự ý thức đƣợc bổn phận của ngƣời tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thuần thành và trách nhiệm công dân nên đã sống "tốt Đời đẹp Đạo". Từ những niềm tin vững chắc về Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo và nhận thức sâu sắc về mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngƣời tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã nhiệt tình ra sức phấn đấu nỗ lực đóng góp tài lực xây dựng cho quê hƣơng và nƣớc nhà ngày càng “đƣợc trở nên cƣờng thạnh”.

Sự đóng góp về tài lực và vật lực của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cho các chính sách xã hội của huyện là rất đáng ghi nhận và trân trọng. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần các đối tƣợng chính sách, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, các đối tƣợng khó khăn đƣợc cải thiện và vƣơn lên, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy mục tiêu phát triển. Lồng ghép các nguồn lực, xã hội hóa giúp các hộ thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. Các chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công đƣợc thực hiện tốt, đầy đủ và kịp thời, 05 năm (2010-2015) đã chi

96

cho trên 20.000 lƣợt đối tƣợng với tổng kinh phí 148 tỷ đồng; đối tƣợng bảo trợ xã hội trên 50.000 lƣợt đối tƣợng với số tiền trên 160 tỷ đồng; huy động đƣợc 1,942 tỷ đồng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; hỗ trợ xây cất 3.500 căn nhà cho hộ nghèo, cất mới 74 căn nhà đối tƣợng chính sách; giải quyết việc làm cho 36 ngàn lao động, có 48 ngƣời đi lao động nƣớc ngoài; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40,95%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,36% đầu năm 2011 xuống còn 1,21% năm 2015 (tiêu chí mới 6,24%), hộ cận nghèo từ 4,33% còn 1,94% năm 2015 (theo tiêu chí mới 3,15%). Về chính sách tín dụng đã thực hiện cho vay trên 4.263 lƣợt hộ nghèo, cận nghèo với số tiền trên 54,8 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên trên 15.754 lƣợt với số tiền trên 74 tỷ đồng.[58, tr 60].

3.4.4 Về quốc phòng, an ninh trật tự

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới rất tích cực tham gia vào những mô hình trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, có nhiều quy chế phối hợp giữa công an huyện và ban trị sự phật giáo Hòa Hảo các xã, thị trấn tạo các đƣờng dây nóng tố giác tội phạm và thực hiện tốt công tác vận động các tín đồ, phát huy tốt tinh thần yêu nƣớc, tuân thủ pháp luật, đầu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn, luôn cảnh giác trƣớc mọi âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những đối tƣợng lợi dụng tôn giáo để làm trái với quy định của Nhà nƣớc, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Đông đảo tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và các tôn giáo khác ở đây trong thời gian qua, đã phát huy truyền thống yêu nƣớc, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của các tôn giáo ngày càng đƣợc mở rộng.

Với các giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào tín

97

ngƣỡng tôn giáo về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về tôn giáo, công tác dân tộc. Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo những năm qua đƣợc nâng lên, đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tin tƣởng trƣớc những thành tựu đổi mới của Đất nƣớc. Tín đồ rất phấn khởi từ khi Phật giáo Hòa Hảo đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân nên ra sức thi đua làm đúng theo tôn chỉ mục đích của đạo. Ngƣời dân xứ đạo có một nếp sống đặc biệt an lạc, với không khí Phật giáo.

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội xác định tổ chức tôn giáo và tín đồ các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chính trị của mình; chủ động thƣờng xuyên, gặp gỡ, tiếp xúc các chức sắc, nhà tu hành để tạo sự gần gũi, thân thiện và đồng thuận gắn bó, đồng hành cùng quần chúng nhân dân, tích cực đóng góp xây dựng khối đoàn kết giữa các tôn giáo và giữa đồng bào tín đồ tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Công tác thông tin tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động kích động, lôi kéo gây chia rẽ đoàn kết toàn dân tộc chống phá của Đảng, Nhà nƣớc. Đồng thời, thƣờng xuyên nắm tâm tƣ, nguyện vọng của tín đồ và các tôn giáo; giải quyết các vấn đề chƣa rõ, thắc mắc của tín đồ tôn giáo. Qua đó, tạo sự đồng thuận, các tôn giáo, tín đồ thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, địa phƣơng.

3.4.5 Về vốn xã hội của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Vốn xã hội của tôn giáo là một yếu tố khẳng định vai trò và ảnh hƣởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Trên thế giới, vốn xã hội của tôn giáo rất đƣợc coi trọng, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập nhƣ hiện nay. Trong khi vốn vật chất nói đến các vật thể hiện hữu, vốn nhân sinh nói đến tài sản cá nhân, thì vốn xã hội nói đến sự nối kết giữa con ngƣời. Đấy là mạng lƣới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tin tƣởng lẫn nhau, đồng thời là đạo lý cƣ xử giữa ngƣời và ngƣời trong xã hội. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, vốn

98

xã hội là những gì liên quan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống. Tất cả hợp sức tạo nên chất lƣợng và số lƣợng của thành phẩm làm nên bởi sự tƣơng giao hợp tác trong xã hội. Vốn xã hội không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những khối lƣợng vật chất của xã hội, mà còn là chất keo làm dính chặt những khối lƣợng tài sản xã hội lại với nhau. Hai tác giả Cohen và Prusak cho rằng: “Vốn xã hội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con ngƣời: sự tin tƣởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xử nhằm liên kết con ngƣời và các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mong muốn”. [88, tr 14].

Nhƣ vậy, vốn xã hội là con ngƣời. Mà con ngƣời là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hoàn cảnh kinh tế, một bối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hóa cụ thể nào đó. Vấn đề cốt lõi của vốn xã hội là niềm tin. Thành tố quan trọng của vốn xã hội là sự liên kết mạng lƣới hay nhóm. Khi bàn về nguồn gốc của vốn xã hội, Fukuyama đƣa ra ba nguồn gốc: Thứ nhất, từ sự giao tiếp với nhau liên tục. Hai ngƣời giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần phải chứng tỏ mình là ngƣời trung thực và giữ lời hứa. Thứ hai, từ các tôn giáo hay hệ thống luân lý. Đó là nguồn gốc của một quyền uy, ấn định các hành vi mẫu mực và trông đợi sự tuân thủ không cần suy nghĩ. Những hành vi mẫu mực đó không chỉ diễn ra trong các cuộc thƣơng thảo riêng lẻ, mà còn đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua các quy trình đƣợc xã hội hóa sử dụng tập quán và thói quen nhiều hơn là lý lẽ. Thứ ba, sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những hành vi mẫu mực một cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội. Nhƣ vậy, tôn giáo tham gia vốn xã hội nhờ quá trình hình thành niềm tin qua tƣơng tác trong và ngoài cộng đồng tôn giáo. Niềm tin này dựa trên hệ thống chuẩn mực của tôn giáo.[88, tr16-17].

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thông qua tổ chức tín đồ cùng hoạt động, dần khiến cho tôn giáo trở thành một nơi tụ hội vốn xã hội phổ biến nhất và cũng thuận tiện nhất. Số ngƣời là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới đông hơn bất kỳ tổ chức xã hội nào tại địa phƣơng. Đây là nguồn vốn xã hội to lớn trong điều kiện của địa phƣơng. Lịch sử cho thấy, những ngƣời dân trong công

99

cuộc khai phá, xây dựng cuộc sống có thể thông qua tôn giáo mới giữ đƣợc văn hóa truyền thống và hòa nhập vào xã hội. Đạo đức và quan niệm giá trị, mối quan hệ xã hội, sự hợp tác và tín nhiệm giữa mọi ngƣời, sự trao đổi và giúp đỡ giữa các cộng đồng tín đồ, sự kế thừa truyền thống văn hóa của ngƣời dân một phần đƣợc thực hiện thực hiện thông qua mạng lƣới tôn giáo và lấy tôn giáo làm hạt nhân. Trong khi giúp đỡ các cá nhân, cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã cung cấp cho cơ sở địa phƣơng hàng loạt ngƣời hoạt động tình nguyện, lực lƣợng phục vụ từ thiện xã hội, những ngƣời có khả năng lãnh đạo… Thông qua tôn giáo, quan niệm giá trị truyền thống và chuẩn mực đạo đức đƣợc phát triển. Trải qua sự phát triển lâu dài, Phật giáo Hòa Hảo với phƣơng thức hết sức tự nhiên này dần biến thành trung tâm mạng lƣới xã hội chủ yếu nhất trong tín đồ tại huyện Chợ Mới, trở thành cơ sở quan trọng của vốn xã hội. Ngƣời tín đồ bất luận là hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ nhƣ thế nào, khi tham gia và hoạt động trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một mặt họ đã nhận đƣợc sự giúp đỡ hết sức cụ thể từ các tín đồ khác, đặc biệt là cảm nhận về sự an toàn và an ủi về tinh thần, mặt khác,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo tại huyện chợ mới tỉnh an giang 1975 – 2016 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)