Mô hình bếp ăn từ thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo tại huyện chợ mới tỉnh an giang 1975 – 2016 (Trang 119 - 122)

5. Kết cấu luận văn

3.6.4 Mô hình bếp ăn từ thiện

Giáo pháp “Học Phật – tu nhân” của tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo xuất phát từ văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc đã và đang đi vào lòng các tín đồ, gắn bó hòa nhập với đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Tính nhân văn trong giáo lý Phật giáo Hòa Hảo ngày càng thể hiện rõ nét, góp phần không nhỏ vào quá trình tu

113

nhân, tích đức, hành thiện giúp đời. Hoạt động từ thiện của tín đồ đã khơi dậy và nhân rộng những truyền thống tốt đẹp, tuân theo lời dạy của Đức Huỳnh Phú Sổ với phƣơng châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Trong đó, từ thiện - một hoạt động thể hiện nét đặc trƣng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhằm giúp đỡ ngƣời khó khăn, đƣa “tính nhân” trong đạo làm ngƣời và “tâm bi” của chƣ Phật từng bƣớc đi vào mọi mặt cuộc sống. Loại hình phổ biến nhất là cơ sở cấp cơm, cháo, nƣớc… miễn phí tại các bệnh viện, khu điều dƣỡng, trung tâm nuôi dƣỡng trẻ mồ côi và ngƣời già neo đơn… nay đã đƣợc nhân rộng mô hình ra đến các tỉnh miền Trung. Nhiều hoạt động giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn đột xuất, hoặc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đạo đi đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, miền núi giúp hộ nghèo đã tiếp thêm niềm tin và nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống cho rất nhiều mảnh đời bất hạnh.

Lần đầu tiên chuyên đề về bếp ăn từ thiện góp phần an sinh xã hội đƣợc Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức đánh giá lại hiệu quả hoạt động, phát huy những thành tựu và giải quyết vƣớng mắc, tồn tại. Ông Lê Ngọc Lợi, Phó Trƣởng ban Trị sự Trung ƣơng Phật giáo Hòa Hảo, Trƣởng ban Từ thiện – Xã hội cho hay:

“Từ những năm 1980, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhất là những gia đình có người thân nằm viện. Nhìn những cảnh đời bất hạnh, truyền thống chia sẻ, đùm bọc nhau được khơi dậy trong tâm khảm của mỗi người dân và thông qua tổ chức Chữ Thập đỏ đã hình thành nên những tổ cơm từ thiện. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở đâu cũng tích cực tham gia, ban đầu chỉ là những tổ nấu cháo sáng, nấu nước sôi cho bệnh nhân tại các bệnh viện (như Tổ cơm, cháo từ thiện Bệnh viện Đa khoa Phú Tân hoạt động từ năm 1987), dần dần có thêm bữa ăn trưa, rồi ăn chiều, hiện nay phổ biến hầu hết khắp các tỉnh, thành ở miền Tây và lan tỏa nhiều tỉnh trong cả nước”.

Theo ông Lợi, hiện nay, trong khu vực có ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo đã thực hiện đƣợc 27 Tổ cơm, cháo từ thiện với hình thức phối hợp Hội Chữ thập đỏ

114

và 36 tổ cơm, cháo do Ban trị sự đứng ra tổ chức, bình quân mỗi ngày phục vụ cho 19.120 lƣợt ngƣời bệnh và thân nhân đến chăm sóc. Ngoài ra, các bếp ăn còn mở rộng hình thức thành bếp ăn xã hội phục vụ công nhân, lao động nghèo, ngƣời bán vé số ở các địa phƣơng và 8 bếp ăn khuyến học phục vụ 1.780 học sinh vùng sâu, vùng nông thôn khó khăn, giúp các em đảm bảo đƣợc sức khỏe và chia sẻ một phần chi phí cho cha mẹ học sinh. Đây là cơ sở để thu hút đông đảo bà con hƣởng ứng và hỗ trợ về nhân lực, vật lực, tài lực cho các hoạt động an sinh xã hội của địa phƣơng.

Với tinh thần “làm hết các việc từ thiện”, hoạt động của các bếp ăn tình thƣơng luôn nhận đƣợc sự đồng tình và ủng hộ của chính quyền, đoàn thể, các nhà hảo tâm và nhân dân. Ba năm qua, bếp ăn từ thiện thị trấn Chợ Mới đảm bảo phục vụ 1.000 suất/buổi. Còn tại nhà cơm Mỹ Luông (Chợ Mới), trung bình mỗi ngày cung cấp 1.200 – 1.500 suất cơm, dù hoạt động có lúc khó khăn nhƣng các thành viên chính luôn nỗ lực duy trì, thậm chí nhiều lần bỏ tiền túi để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho nhà cơm hoạt động. Rất nhiều ngƣời ở địa phƣơng lẫn khách hành hƣơng phƣơng xa đến viếng chùa đều cảm kích trƣớc việc thiện này và xem đây là nét đẹp đặc trƣng của ngƣời dân vùng thánh địa. Ông Lữ Văn Thƣ, ngƣời có công vận động Mạnh Thƣờng Quân khai sinh những chiếc xe từ thiện đầu tiên ở An Giang, kể: “Những năm 1991, sáng sớm thấy nhiều thân nhân bệnh nhân đi tìm mua cháo trắng nhƣng không có, tôi quyết định thực hiện nồi cháo từ thiện. Khởi điểm mỗi ngày nồi cháo chỉ nấu 5 kg gạo vào buổi sáng, dần dần tăng lên 10 kg và đến năm 2000 tăng lên 50 kg, nấu cháo trắng xen đậu trắng đen, đậu đỏ, lá dứa. Đúng 5 giờ 30 phút mỗi ngày, 10 đồng đạo đƣa 2 xe chở cháo đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Chợ Mới cấp phát hơn nửa tiếng là xong. Chất đốt bằng trấu do tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đóng góp không tính khoản phí nào. Ông còn hứa sẽ mãi mãi phục vụ chừng nào không còn nấu cơm, cháo nữa mới thôi”.

Việc lành đƣợc nhân rộng, mô hình Tổ cơm, cháo từ thiện đã đƣợc nhân rộng ở nhiều tỉnh thành, nhƣ: Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Hậu Giang… Gắn với hoạt động từ thiện, tín đồ tích cực góp phần vào an sinh xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Không chỉ dừng lại ở đó,

115

sau hội nghị đầu tiên, những ngƣời có tâm huyết duy trì bếp ăn tình thƣơng cùng thống nhất phấn đấu thêm những mục tiêu mới, sẽ tiếp tục phát triển thêm Tổ cơm, cháo từ thiện ở những nơi có điều kiện, nhân rộng bếp ăn xã hội, bếp ăn khuyến học… Đây là tín hiệu vui và cũng là thông điệp kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội để góp phần giữ lửa những bếp ăn tình thƣơng luôn ấm áp.

Từng việc làm nhỏ đến phong trào lớn đƣợc mọi ngƣời hƣởng ứng đều xuất phát từ cái tâm giản đơn là làm điều thiện. Cũng là ngƣời miền Tây chân chất, hào sảng, mà “tình đất, tình ngƣời” ở xứ đạo tạo nên một nét văn hóa rất riêng không lẫn vào đâu đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế, xã hội của cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo tại huyện chợ mới tỉnh an giang 1975 – 2016 (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)