5. Kết cấu luận văn
3.1. Các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với Phật
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG 1999 - 2016
3.1. Các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với Phật giáo Hòa Hảo Phật giáo Hòa Hảo
Trong Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới ban hành ngày 12/3/2003, ngay phần mở đầu đã khẳng định: Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định công tác tôn giáo là một vấn đề chiến lƣợc có ý nghĩa rất quan trọng. Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam đặt vai trò, vị trí của công tác tôn giáo thiết yếu nhƣ thế nào trong tiến trình cách mạng. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan điểm, chính sách đúng đắn, tập hợp chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh nhằm hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo dân tộc Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng giải phóng đất nƣớc, đƣa dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trƣớc hết kế thừa truyền thống và những bài học kinh nghiệm ứng xử với tôn giáo của cha ông để lại, đồng thời là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. “Trong cách mạng dân tộc, dân chủ, chính sách “tín ngƣỡng tự do, lƣơng giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nƣớc”. Ngày 30/4/1975, Sài Gòn giải phóng, đất nƣớc độc lập, thống nhất, Việt Nam bƣớc vào một kỷ nguyên mới, cả nƣớc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trƣớc thời cơ và vận hội mới, Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam sau hơn 10 năm đất nƣớc thống nhất đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới quan điểm, chính sách đối với tôn giáo. Trải qua chặng đƣờng 40 (1975 - 2015) quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc có nhiều thay đổi phù hợp hơn với tình hình thực tế đƣợc thể hiện qua 3 nội
75
dung sau đây: (1) Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam qua Báo cáo Chính trị các kỳ Đại hội Đảng, Cƣơng lĩnh phát triển đất nƣớc và qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. (2) Đổi mới chính sách đối với một số tôn giáo mang tính đặc thù. (3) Thành tựu và bài học kinh nghiệm của tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam. Những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác tôn giáo nói chung và đối với Phật giáo Hòa Hảo trong tình hình mới:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo;[1,tr 8] đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Động viên đồng bào nâng cao tinh thần yêu nƣớc, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; trong đó, các tổ chức quần chúng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các tôn giáo.
Công tác tôn giáo, chính sách tôn giáo:
Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
76
Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo trong quần chúng, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ cở. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo; tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mƣu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống đối chế độ.
Hƣớng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc.
Việc đổi mới quản lý tôn giáo đối với Phật giáo Hòa Hảo đƣợc thể hiện rõ qua Thông báo số 165/TB-TW, ngày 4.9.1998 của Bộ Chính trị, theo đó Thông báo đã có những nhận định về Phật giáo Hòa Hảo có nhiều điểm mới.
Một là vấn đề Phật giáo Hòa Hảo là vấn đề lâu dài, cần đƣợc giải quyết trong cả quá trình đấu tranh thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo còn tồn tại dƣới hình thức này hay hình thức khác trong một thời gian lâu dài.
Hai là, phải giải quyết hợp tình, hợp lý nhu cầu tín ngƣỡng chính đáng của quần chúng tín đồ, theo đúng luật pháp và kiên quyết đấu tranh chống lại những kẻ lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, khoác áo Phật giáo Hòa Hảo chống phá cách mạng.
Ba là, nhìn nhận và giải quyết vấn đề Phật giáo Hòa Hảo với tƣ cách là một tôn giáo hoàn chỉnh, từng bƣớc bình thƣờng hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc, bao gồm sinh hoạt tín ngƣỡng của tín đồ và hoạt động của tổ chức.
77
Từ đó, chủ trƣơng của Đảng đối với Phật giáo Hòa Hảo trong tình hình mới là:
Thứ nhất, đảm bảo cho tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đƣợc sinh hoạt tín ngƣỡng bình thƣờng, với tinh thần tiến bộ và yêu nƣớc, trong khuôn khổ chính sách pháp luật. (Cụ thể là: thực hiện các nghi thức thờ cúng tại nhà, xuất bản kệ, giảng bằng sách, bang để tụng đọc; thờ ảnh giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và trần điều, kỉ niệm những ngày lễ, ngày vía và lễ hội thiết thân của đạo, hoạt động tƣơng tế, tƣơng trợ và từ thiện xã hội…).[7, tr 6].
Thứ hai, giúp đỡ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có một hình thức tổ chức điều hành công việc đạo thích hợp, thuần túy tôn giáo và hợp pháp để thay thế các hình thức tín ngƣỡng do”Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo” củ đề ra với danh nghĩa là “Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo”.[7,tr 8].
Thứ ba, xử lý kiên quyết, thích đáng đối với các nhóm cơ hội phản động cũ, cấu kết với các thế lực xấu nƣớc ngoài, mƣu toan đòi “phục hoạt” các tổ chức “ Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo” cũ đội lốt tôn giáo.[7, tr10].
Có thể nói Thông báo số 165/TW là một bƣớc ngoặt mở ra đối với việc đổi mới nhận thức và lãnh đạo tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
3.2. Đại hội đại biểu Phật giáo Hòa Hảo qua các nhiệm kì từ năm 1999 đến nay
Từ năm 1939, Phật giáo Hòa Hảo đã hình thành, tồn tại và phát triển ngót 80 năm qua, bởi giáo lý của tôn giáo này đƣợc thắp sáng từ những đề thuyết giản dị đặc thù; lấy vô vi chân truyền của Phật làm nòng cốt. Huỳnh Phú Sổ đã dung hòa nhuần nhuyễn tinh hoa tam giáo Nho, Lão, Phật; Bửu Sơn Kỳ Hƣơng và tƣ tƣởng của riêng mình để hình thành một giáo thuyết mới vừa phù hợp nếp sống dân tộc, vừa có thể áp dụng đƣợc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Hai mƣơi năm qua (1999 – 2019) là giai đoạn mà Phật giáo Hòa Hảo có một bƣớc phát triển mạnh mẽ. Phật giáo Hòa Hảo đƣợc nhà nƣớc công nhận tổ chức (1999), có bộ máy mới đƣợc hình thành đó là Ban Đại diện (nay là Ban Trị sự Trung
78
ƣơng) đặt trụ sở làm tại An Hòa Tự và các Đại diện (nay là Ban Trị sự các xã, phƣờng, thị trấn) tại các cơ sở. Sự kiện này đƣợc hầu hết tín đồ phấn khởi vì từ đây tín đồ đã có ngƣời đại diện cho mình, có Sâm giảng (tái bản) để đọc, có chân dung Giáo chủ để chiêm ngƣỡng... từ năm 1999 đến nay, Phật giáo Hòa Hảo qua các nhiệm kì sau:
Nhiệm kì I (1999 – 2004): Ban vận động Đại hội Phật giáo Hòa Hảo đƣợc hình thành theo công văn số 51/TCGP-V3 ngày 08/04/1999 của Ban Tôn giáo Chính phủ, ra mắt tại An Hòa Tự (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) ngày 19/4/1999. Danh sách gồm 20 vị, do ông Nguyễn Văn Tôn làm trƣởng ban. Đại hội đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ 1 đƣợc tổ chức trong 2 ngày 25-26/5/1999 tại An Hòa Tự. Có 210 Đại biểu chính thức và 250 khách mời, bao gồm các cấp Ủy Đảng, chình quyền, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban dân vận, Ban tuyên giáo các tỉnh đồng bằng Nam bộ nhƣ: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các huyện thị, thành và sở tại trong tỉnh An Giang. Đại hội thống nhất suy cử ra 11 Ban Đại diện Đại hội Phật giáo Hòa Hảo lần I nhiệm kỳ (1999-2004), trong đó có 6 vị Ủy viên Ban Đại diện. Đại hội thông qua Quy chế Phật giáo Hòa Hảo, tổ chức hoạt động của Ban Đại diện Đại hội Phật giáo Hòa Hảo gồm: Lời nói đầu, 7 chƣơng, 24 điều đƣợc Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 21/QĐ- TGCP ngày 11/6/1999 do ông Lê Quang Vinh, Trƣởng Ban Tôn giáo Chính phủ ký. Ban Đại diện Đại hội Phật giáo Hòa Hảo (nhiệm kỳ I) đã tập trung triển khai có hiệu quả bốn chƣơng trình đạo sự trọng tâm: Tổ chức – Nhân sự; Từ thiện – xã hội; Phổ truyền giáo lý và kiểm soát giữ gìn sự trong sáng của nền đạo. Trong đó hoạt động từ thiện góp phần an sinh xã hội đạt 22.342.267.729 đồng (cất nhà tình thƣơng, nhà đại đoàn kết nhà tình nghĩa, sửa chữa, cất cầu, nâng cấp nhựa nông thôn...). [8,tr 9-10].
Việc ra đời Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo thể hiện đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn, sự quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đồng thời mở ra bƣớc tiến trong sự phát triển của Phật giáo Hòa Hảo chân chính.
79
Nhiệm kì II (2004-2009): Căn cứ công văn số 681/TGCP-TGK ngày 29/10/2003 của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tƣởng Chính phủ chấp thuận cho Ban Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo tiến hành Đại hội PGH lần II quý 2/2004. Đầu tháng 4/2004, 245 xã, phƣờng, thị trấn của 10 tỉnh, thành phố tổ chức Đại hội cấp cơ sở vòng 1, chọn cử 507 đại biểu chính thức cùng 11 vị đại biểu đƣơng nhiệm về dự Đại hội, tổng số đại biểu chính thức là 599. Đại hội ngày 09/5/2004 thống nhất suy cử 21 vị vào Ban Trị sự Trung ƣơng Phật giáo Hòa Hảo lần II, nhiệm kỳ 2004 – 2009, trong đó Ban Thƣờng trực có 7 vị và 14 Trị sự viên Trung ƣơng. Đại hội thông qua Hiến chƣơng Giáo hội gồm: Lời nói đầu, 31 điều đƣợc Ban Tôn giáo Chính phủ quyết định tại số 106/QĐ – TGCP ngày 18/6/2004 do ông Ngô Yên Thi, Trƣởng ban Tôn giáo Chính phủ ký. Hiến chƣơng Giáo hội và chƣơng trình đạo sự nhiệm kỳ 2 đã phát huy tích cực hoạt động toàn diện của Ban Trị sự Trung ƣơng, đặc biệt là đạo sự phô truyền giáo lý và từ thiện – xã hội. Đạo sự tổ chức, kiểm soát, góp phần ổn định an sinh xã hội với số liệu thống kê chƣa đầy đủ là 197.238.311 tỷ đồng (tăng hơn gấp 7 lần so với nhiệm kỳ I).[8, tr11-12].
Nhiệm kì III (2009 – 2014): Căn cứ kết quả của 327 Đại hội cấp cơ sở, ngày 21/5/2009, Đại hội toàn đạo có 21 vị đại biểu đƣơng nhiệm, 556 đại biểu chính thức của cơ sở và 72 đại biểu chỉ định. Tổng số 649 đại biểu về dự Đại hội đã thống nhất suy cử ra 27 vị trong Ban Trị sự Trung ƣơng lần II, trongđó Ban Thƣờng trực 9 vị và 18 Trị sự viên Trung ƣơng. Hoạt động từ thiện xã hội ở nhiệm kỳ III tiếp tục tăng, đạt 734.447.232.000 đồng gấp 4,5 lần so với nhiệm kì II. Trên cơ sở Hiến chƣơng mới gồm 7 chƣơng, 33 điều đƣợc chấp thuận tại công văn só 697/TGVP ngày 14/7/2009 do ông Nguyễn Thế Doanh, Trƣởng Ban Tôn giáo Chính phủ ký.[8, tr13-14].
Nhiệm kỳ IV (2014-2019): Căn cứ kết quả của 391 Đại hội cấp cơ sở, ngày 22/5/2014, Đại hội toàn đạo đƣợc tổ chức tại An Hòa Tự với 800 đại biểu tham dự. Trong đó có 26 đai biểu đƣơng nhiệm, 657 đại biểu chính thức của cơ sở và 117 đại biểu chỉ định. Đại hội thống nhất suy cử ra 27 vị trong Ban Trị sự Trung ƣơng, gồm 9 vị Ban Thƣờng trực và 18 vị Trị sự viên Trung ƣơng. Đại hội thông
80
qua Hiến chƣơng gồm 7 chƣơng, 33 điều đƣợc Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận tại công văn số 608 ngày 16/6/2014 và 808/TGCP – TGK ngày 31/7/2014 do ông Dƣơng Ngọc Tan, Phó Trƣởng ban và ông Bùi Thanh Hà, Phó Trƣởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ ký. Hiến chƣơng Phật Giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ IV có nhiều điểm mới đƣợc tín đồ toàn đạo phấn khởi và nhiệt liệt hƣởng ứng. Hoạt động từ thiện xã hội tiếp tục tăng (năm 2014 đạt 301.666.531.000 đồng, năm 2015 đạt 373.41.438.000 đồng, năm 2016 đạt 363.325.515.000 đồng, năm 2017 đạt 404.846.113.000 đồng, năm 2016 đạt 448.935.996.000 đồng.[8, tr15-16].
Tóm lại tính từ nhiệm kỳ I (1999 – 2004) đến nay hoạt động của Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo ngày càng đi vào nền nếp và quy cũ, tuân thủ pháp luật và làm tròn nghĩa vụ của một tổ chức hợp pháp đại diện cho gần hai triệu tín đồ trong toàn đạo. Về tổ chức nhận sự: Giáo hội hiện có 17 tỉnh, thành phố từ Bình Định đến Cà Mau đang hoạt động hợp pháp với 14 Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo Hảo tỉnh, thành phố; 400 Ban Trị sự xã, phƣờng, thị trấn; trên 400 Trị sự viên, chức việc; 49 chùa Phật giáo Hòa Hảo đƣợc công nhận và triển khai tổ chức tốt các ngày lễ trọng đại của đạo phục vụ trên triệu liệt ngƣời hàng năm tại trung tâm An Hòa Tự, Tổ Đình và hầu khắp các Ban Trị sự xã, phƣờng, trị trấn trong toàn đạo. Các hoạt động đạo sự khác nhƣ: Đạo sự hành chánh văn phong, đạo sự tài chính, đạo sự kiểm soát, giữ gìn sự trong sáng của nền đạo,...luôn đƣợc giáo hội quan tâm củng cố, nâng chất, đã mở 54 lớp bồi dƣỡng đạo sự hành chính cho Trị sự viên, chức việc, nhân viên. Hiện đang mở liên tục các lớp tin học văn phòng tại trung tâm An Hòa Tự, từng bƣớc đƣa công nghệ thông tin vào quá trình quản lý điều hành hệ thống giáo hội.
3.3 Sự chuyển biến kinh tế trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện