5. Kết cấu luận văn
3.4.4. Về quốc phòng, an ninh trật tự
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới rất tích cực tham gia vào những mô hình trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, có nhiều quy chế phối hợp giữa công an huyện và ban trị sự phật giáo Hòa Hảo các xã, thị trấn tạo các đƣờng dây nóng tố giác tội phạm và thực hiện tốt công tác vận động các tín đồ, phát huy tốt tinh thần yêu nƣớc, tuân thủ pháp luật, đầu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn, luôn cảnh giác trƣớc mọi âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những đối tƣợng lợi dụng tôn giáo để làm trái với quy định của Nhà nƣớc, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đông đảo tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và các tôn giáo khác ở đây trong thời gian qua, đã phát huy truyền thống yêu nƣớc, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của các tôn giáo ngày càng đƣợc mở rộng.
Với các giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào tín
97
ngƣỡng tôn giáo về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về tôn giáo, công tác dân tộc. Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo những năm qua đƣợc nâng lên, đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tin tƣởng trƣớc những thành tựu đổi mới của Đất nƣớc. Tín đồ rất phấn khởi từ khi Phật giáo Hòa Hảo đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân nên ra sức thi đua làm đúng theo tôn chỉ mục đích của đạo. Ngƣời dân xứ đạo có một nếp sống đặc biệt an lạc, với không khí Phật giáo.
Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội xác định tổ chức tôn giáo và tín đồ các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chính trị của mình; chủ động thƣờng xuyên, gặp gỡ, tiếp xúc các chức sắc, nhà tu hành để tạo sự gần gũi, thân thiện và đồng thuận gắn bó, đồng hành cùng quần chúng nhân dân, tích cực đóng góp xây dựng khối đoàn kết giữa các tôn giáo và giữa đồng bào tín đồ tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Công tác thông tin tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động kích động, lôi kéo gây chia rẽ đoàn kết toàn dân tộc chống phá của Đảng, Nhà nƣớc. Đồng thời, thƣờng xuyên nắm tâm tƣ, nguyện vọng của tín đồ và các tôn giáo; giải quyết các vấn đề chƣa rõ, thắc mắc của tín đồ tôn giáo. Qua đó, tạo sự đồng thuận, các tôn giáo, tín đồ thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, địa phƣơng.
3.4.5 Về vốn xã hội của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Vốn xã hội của tôn giáo là một yếu tố khẳng định vai trò và ảnh hƣởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Trên thế giới, vốn xã hội của tôn giáo rất đƣợc coi trọng, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập nhƣ hiện nay. Trong khi vốn vật chất nói đến các vật thể hiện hữu, vốn nhân sinh nói đến tài sản cá nhân, thì vốn xã hội nói đến sự nối kết giữa con ngƣời. Đấy là mạng lƣới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tin tƣởng lẫn nhau, đồng thời là đạo lý cƣ xử giữa ngƣời và ngƣời trong xã hội. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, vốn
98
xã hội là những gì liên quan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống. Tất cả hợp sức tạo nên chất lƣợng và số lƣợng của thành phẩm làm nên bởi sự tƣơng giao hợp tác trong xã hội. Vốn xã hội không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những khối lƣợng vật chất của xã hội, mà còn là chất keo làm dính chặt những khối lƣợng tài sản xã hội lại với nhau. Hai tác giả Cohen và Prusak cho rằng: “Vốn xã hội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con ngƣời: sự tin tƣởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xử nhằm liên kết con ngƣời và các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mong muốn”. [88, tr 14].
Nhƣ vậy, vốn xã hội là con ngƣời. Mà con ngƣời là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hoàn cảnh kinh tế, một bối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hóa cụ thể nào đó. Vấn đề cốt lõi của vốn xã hội là niềm tin. Thành tố quan trọng của vốn xã hội là sự liên kết mạng lƣới hay nhóm. Khi bàn về nguồn gốc của vốn xã hội, Fukuyama đƣa ra ba nguồn gốc: Thứ nhất, từ sự giao tiếp với nhau liên tục. Hai ngƣời giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần phải chứng tỏ mình là ngƣời trung thực và giữ lời hứa. Thứ hai, từ các tôn giáo hay hệ thống luân lý. Đó là nguồn gốc của một quyền uy, ấn định các hành vi mẫu mực và trông đợi sự tuân thủ không cần suy nghĩ. Những hành vi mẫu mực đó không chỉ diễn ra trong các cuộc thƣơng thảo riêng lẻ, mà còn đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua các quy trình đƣợc xã hội hóa sử dụng tập quán và thói quen nhiều hơn là lý lẽ. Thứ ba, sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những hành vi mẫu mực một cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội. Nhƣ vậy, tôn giáo tham gia vốn xã hội nhờ quá trình hình thành niềm tin qua tƣơng tác trong và ngoài cộng đồng tôn giáo. Niềm tin này dựa trên hệ thống chuẩn mực của tôn giáo.[88, tr16-17].
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thông qua tổ chức tín đồ cùng hoạt động, dần khiến cho tôn giáo trở thành một nơi tụ hội vốn xã hội phổ biến nhất và cũng thuận tiện nhất. Số ngƣời là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới đông hơn bất kỳ tổ chức xã hội nào tại địa phƣơng. Đây là nguồn vốn xã hội to lớn trong điều kiện của địa phƣơng. Lịch sử cho thấy, những ngƣời dân trong công
99
cuộc khai phá, xây dựng cuộc sống có thể thông qua tôn giáo mới giữ đƣợc văn hóa truyền thống và hòa nhập vào xã hội. Đạo đức và quan niệm giá trị, mối quan hệ xã hội, sự hợp tác và tín nhiệm giữa mọi ngƣời, sự trao đổi và giúp đỡ giữa các cộng đồng tín đồ, sự kế thừa truyền thống văn hóa của ngƣời dân một phần đƣợc thực hiện thực hiện thông qua mạng lƣới tôn giáo và lấy tôn giáo làm hạt nhân. Trong khi giúp đỡ các cá nhân, cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã cung cấp cho cơ sở địa phƣơng hàng loạt ngƣời hoạt động tình nguyện, lực lƣợng phục vụ từ thiện xã hội, những ngƣời có khả năng lãnh đạo… Thông qua tôn giáo, quan niệm giá trị truyền thống và chuẩn mực đạo đức đƣợc phát triển. Trải qua sự phát triển lâu dài, Phật giáo Hòa Hảo với phƣơng thức hết sức tự nhiên này dần biến thành trung tâm mạng lƣới xã hội chủ yếu nhất trong tín đồ tại huyện Chợ Mới, trở thành cơ sở quan trọng của vốn xã hội. Ngƣời tín đồ bất luận là hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ nhƣ thế nào, khi tham gia và hoạt động trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một mặt họ đã nhận đƣợc sự giúp đỡ hết sức cụ thể từ các tín đồ khác, đặc biệt là cảm nhận về sự an toàn và an ủi về tinh thần, mặt khác, chính hoạt động của họ làm lớn mạnh thêm vốn xã hội cho tôn giáo. Những hoạt động do Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo tiến hành hay cổ vũ làm cho nhiều ngƣời cải thiện đƣợc hoàn cảnh sống cá nhân mình. Sinh hoạt trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là con đƣờng thuận lợi thu gom đƣợc nguồn vốn xã hội, là nơi nuôi dƣỡng niềm hứng thú giao lƣu tiếp xúc, giữ gìn quy tắc học tập và kỹ năng trong cuộc sống. Ngƣời tín đồ thông qua các hoạt động tôn giáo mà học đƣợc cách phát biểu, diễn giảng trƣớc đông ngƣời, cách tổ chức hội nghị, cách giải quyết mâu thuẫn, cách đảm đƣơng công việc quản lý. Họ học đƣợc cách quan hệ với nhau, từ đó có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến tổ chức tôn giáo nhiều hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn. Kết quả của việc tham gia các hoạt động này thƣờng dẫn đến việc tín đồ tham gia vào các loại tổ chức và hoạt động có tính cách phi tôn giáo rộng rãi hơn và có nhiều mối quan hệ xã hội hơn.
Số lƣợng tín đồ và những hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo phản ánh mức độ tác động của tôn giáo đối với kinh tế tại huyện Chợ Mới. Với gần 59,6% ngƣời theo Phật giáo Hòa Hảo tại huyện, vai trò của Phật giáo Hòa Hảo khá quan trọng.
100
Khả năng tạo dựng vốn xã hội của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới khá cao. Ngƣời tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ngày nay duy trì sinh hoạt theo hình thức nhóm và tần suất sinh hoạt đều đặn hằng tuần. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm tín đồ tƣơng đối mật thiết. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo kết nối trên tinh thần giúp đỡ nhau dƣới ánh sáng của Huỳnh Phú Sổ. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các tín đồ không chỉ bó hẹp trong hoạt động tôn giáo, mà còn mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ thăm nom khi đau ốm, chia sẻ khó khăn trong gia đình, nuôi dạy con cái… Tín đồ tại các điểm nhóm tạo dựng đƣợc bầu không khí đầm ấm gia đình giữa các thành viên. Sự liên kết này làm tăng tiềm lực phát triển kinh tế của cộng đồng tín đồ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, cho xã hội nói chung.
3.5. Những thay đổi trong sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ Mới
3.5.1 Xu thế hòa hợp tín ngưỡng dân gian trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Các nghi thức thờ phƣợng, lễ bái, cầu nguyện của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo càng ngày đƣợc tổ chức phù hợp với xu hƣớng xã hội hơn nhƣng không mất đi tính uy nghiêm của Phật giáo. Trong nhà ngƣời tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trên thờ ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), dƣới là bàn thờ tổ tiên cha mẹ, trƣớc sân nhà là một bàn Thông thiên. Ngôi thờ tam bảo (còn gọi là bàn thờ Phật) đƣợc đặt ở vị trí tôn nghiêm: trên cao, giữa nhà, hƣớng ra cửa với biểu tƣợng là một tấm trần dà. Trên bàn thờ Phật, tín đồ bài trí một lƣ hƣơng, chung nƣớc, và một lọ hoa tƣơi. Phật giáo Hòa Hảo không thờ hình tƣợng rƣờm rà, chỉ cần một bức trần dà. Ban đầu, Huỳnh Phú Sổ chủ trƣơng thờ trần điều (vải đỏ), đó là một di tích do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Về sau, nhận thấy có nhiều kẻ thờ trần điều tự xƣng là cùng tông phái nhƣng lại mƣợn danh đạo để làm điều càn quấy nên ông kêu gọi toàn đạo đổi lại thờ màu dà. Màu dà là tổng hợp của năm màu xanh, đỏ, vàng, đen, trắng, tƣợng trƣng cho sự hòa hiệp và cá nhân. Đối với các nhà sƣ Phật giáo, màu dà cũng là màu tƣợng trƣng cho sự thoát tục. Ngoài ý nghĩa ấy, việc thờ màu dà cũng phù hợp với tôn chỉ hành đạo của Huỳnh Phú Sổ, đó là: “nên thờ đơn giản cho lòng tin tƣởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào
101
nhoáng bề ngoài”[18, tr 165]. Ngôi thờ cửu huyền thất tổ (còn gọi là bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ gia tiên) đặt ngay dƣới bàn thờ Phật với biểu tƣợng là bốn chữ “cửu huyền thất tổ” viết bằng chữ nho đƣợc lồng khung trang trọng. Tín đồ tôn trí trên ấy lƣ hƣơng, bình hoa và chung nƣớc. Một số gia đình còn tôn trí thêm bộ lƣ, tranh thờ hoặc hoành phi, liễn đối bằng Hán tự. Bàn thông thiên thƣờng đƣợc đặt ở trƣớc thềm nhà hoặc giữa sân nhà, trên cũng bài trí lọ hoa (không bắt buộc), lƣ hƣơng và chung nƣớc. Bàn thông thiên trong Phật giáo Hòa Hảo là sự phát triển của bàn ông thiên dân gian, là một hình thức “đƣa chùa về nhà”, thể hiện sự hòa hợp giữa con ngƣời với trời đất. Các vật dâng cúng nơi ngôi tam bảo và bàn thông thiên, Huỳnh Phú Sổ yêu cầu chỉ cúng nƣớc lạnh, bông hoa và nhang, một mặt là để cho việc thờ phụng đƣợc đơn giản, mặt khác là thể hiện: “Nƣớc lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế trƣớc”. [18, tr166]. Đối với ngôi thờ cửu huyền thất tố thì có chi cúng nấy. Các ngôi thờ của đạo toát lên vẻ đẹp tâm linh, bàn thờ lúc nào cũng sạch sẽ và khói hƣơng nghi ngút. Cạnh trang thờ tam bảo, mặc dù đạo không quy định, nhƣng hầu hết tín đồ đều tôn trí chân dung Huỳnh Phú Sổ để chiêm ngƣỡng và tỏ lòng thành kính. Ngôi thờ cửu huyền thất tổ, ngôi thờ tam bảo và bàn thông thiên là sự phối hợp tinh hoa của Nho, Phật, Lão. Ngôi thờ cửu huyền thất tổ tƣợng trƣng cho thánh đạo, thể hiện sự tri ân, lòng hiếu thảo của thế hệ sau đối với cha mẹ, tổ tiên, đối với bậc tiền nhân đi trƣớc. Ngôi thờ tam bảo tƣợng trƣng cho Phật đạo, là cứu cánh để tín đồ noi theo đó mà tu tập, tiến đến giác ngộ. Bàn thông thiên thể hiện sự thông linh giữa thiên-địa-nhân nên tƣợng trƣơng cho tiên đạo. Ngoài ra, ba ngôi thờ của đạo còn hàm ẩn một ý nghĩa khác. Hai ngôi thờ đƣợc đặt trong nhà hàm chứa ân tam bảo và ân tổ tiên cha mẹ. Ân đất nƣớc, ân đồng bào và nhân loại thì đƣợc hàm chứa nơi bàn thông thiên. Sự kết hợp giữa ba ngôi thờ chính là một trong những phƣơng cách để tín đồ Phật giáo Hòa Hảo biểu hiện tấm lòng thành, ƣớc mong báo đáp tứ ân để vẹn đƣờng tu và đền nợ thế.
Càng đơn giản hơn, nếu hoàn cảnh quá khó khăn thì “Trong nhà chật, nội bàn Thông Thiên với một lƣ hƣơng không cũng đƣợc… Kẻ nào phải ở chung đậu
102
với ngƣời khác không có tu hiền hay không cùng một Đạo với mình hoặc nhà cửa chật hẹp quá không có chỗ phƣợng thờ, thì đến giờ cúng kiếng chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng”[19,tr18] và “Đi làm ruộng đến thời cúng, ngó về hƣớng Tây nguyện rồi xá bốn phƣơng. Còn đi xa nhà thì nguyện tƣởng trong tâm cũng đƣợc” hoặc “Có nhang thì đốt, không có thì nguyện không”.[19, tr 22].
Trong trƣờng hợp giản dị tối đa, tín đồ có thể tƣởng niệm trong lòng mình cũng đủ.
Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà
Phật chẳng chấp chẳng nài thời khắc[19,tr 6] Hoặc:
Phật tại tâm chớ có đâu xa Mà tìm kiếm ở trên non núi.[19,tr 9]
Nhƣng giản dị không có nghĩa là bỏ đi tất cả lễ nghi khuôn phép. Giản dị là để cho "lòng tin tƣởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào nhoáng bề ngoài" mà thôi. Lòng tin tƣởng trở lại tâm hồn tức là ngƣời tín đồ phải chứng ngộ đƣợc lòng chí thành của mình. Chính điều đó mới là sự tối quan trọng để cho hành giả đắc