5. Kết cấu luận văn
3.6. Các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội
Thời gian qua, bằng nhiều cách làm khác nhau, thông qua các chƣơng trình từ thiện - xã hội nhƣ: chƣơng trình nắm gạo tình thƣơng, mổ mắt nhân đạo, sửa chữa cầu đƣờng, cất nhà Tình thƣơng…cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nƣớc nói chung và ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nói riêng đã đóng góp trên 404 tỷ đồng chăm lo cho cộng đồng, góp phần cùng chính quyền địa phƣơng chăm sóc ngƣời nghèo, giúp họ vƣơn lên trong cuộc sống. Không chỉ có “miếng ăn”, đến “cái mặc” cũng đƣợc ngƣời dân san sẻ rất nhiều. Thay vì bỏ đi những bộ đồ cũ, những vật dụng trong gia đình không còn cần thiết, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo quan niệm ngƣời thừa đem đến cho ngƣời thiếu nên số lƣợng cho và nhận ngày càng nhiều, từ hoạt động của một số nhóm từ thiện, nhiều địa phƣơng đã lập ra hẳn “Cửa hàng 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng” kết nối những tấm lòng đến gần
108
nhau hơn. Tại huyện Chợ Mới, nay đã có 4 “Cửa hàng 0 đồng” bố trí tại các xã vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, định kỳ 2 ngày cuối tuần, Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo huyện còn tổ chức các chuyến xe lƣu động đến tận phum, sóc trao quần áo, vật dụng và các phần quà giúp đỡ đồng bào Khmer hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, mô hình tƣơng trợ dƣới nhiều tên gọi khác nhau đã đƣợc cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thực hiện ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Ngoài quần áo, ngƣời nghèo có thể nhận nhiều vật dụng giá trị nhƣ: tivi, xe đạp, xe điện, quạt, gạo. Đây là nơi đƣợc nhiều cán bộ về hƣu, các bạn trẻ chọn đến nhân lúc rảnh để phụ việc sắp xếp, giặt giũ, phân phát quà.
Phật giáo Hòa Hảo rất coi trọng hoạt động từ thiện xã hội và luôn tôn chỉ hành đạo là học Phật, tu Nhân, tại gia cƣ sĩ, giáo huấn tín đồ về Tứ ân; thực hiện tám điều răn cấm, cứu giúp ngƣời nguy khó, tƣơng trợ trong quan, hôn, tang, tế và hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội. Giáo hội đã vận động các mạnh thƣờng quân, nhà hảo tâm… chung tay xây dựng cầu bê-tông cốt thép, bê-tông hóa lộ nông thôn, tổ chức mô hình bếp ăn khuyến học, bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân, hỗ trợ mổ mắt, tổ chức xe chuyển bệnh nhân miễn phí; thành lập quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài… với tổng số tiền lên tới hơn 2.000 tỷ đồng [16, tr17]. Những việc làm ý nghĩa này đã góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới, tạo động lực cho các em học sinh nghèo an tâm đến lớp, từ đó nâng cao trình độ dân trí của tín đồ ở địa bàn xa trung tâm, đô thị và thành phố.
Trải qua 80 năm phát triển trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với truyền thống yêu nƣớc và giáo lý “Học Phật, tu Nhân, giáo huấn về Tứ ân”, các vị chức việc và đồng bào Phật giáo Hòa Hảo có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất nƣớc nhà. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay, với đƣờng hƣớng hành đạo “Vì đạo pháp, vì dân tộc”, “Sống tốt đời đẹp đạo”, các vị chức việc và đồng bào Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát huy truyền thống yêu nƣớc, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc. Toàn đạo luôn kiên định đƣờng hƣớng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc” với bốn chƣơng trình đạo sự trọng tâm nhằm tiếp tục phát huy cả về số lƣợng, chất lƣợng những thành quả đạt đƣợc, trong đó lấy hoạt
109
động phổ truyền chánh pháp làm trọng tâm, công tác tổ chức nhân sự làm nòng cốt; giữ gìn sự trong sáng của giáo lý chân truyền làm hàng đầu để đẩy mạnh các hoạt động xã hội, góp phần cùng các tôn giáo xây dựng đất nƣớc Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
3.6.1 Mô hình xe cứu thương miễn phí
Mô hình xe cứu thƣơng miễn phí là một trong những mô hình thiện nguyện của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đƣợc nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Có thể nói đây là một mô hình thể hiện đức tính tốt đời, đẹp đạo tƣơng thân, tƣơng ái giúp đỡ con ngƣời trong hoàn cảnh hoạn nạn của cộng đồng các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở huyện Chợ Mới nói riêng và của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cả nƣớc nói chung.
Tinh thần làm hết tất cả các điều lành, không phân biệt giàu nghèo, miễn là bị bệnh nặng thì đƣợc xe chạy đến tận nhà đƣa đi bệnh viện 24/24 giờ, mà không lấy một đồng tiền công nào. Hơn chục năm qua, những chuyến xe tình nghĩa đã giúp hàng trăm lƣợt bệnh nhân qua cơn nguy kịch nhờ đƣợc cấp cứu kịp thời. Chuyện hùn tiền sắm xe cứu thƣơng làm từ thiện xuất phát từ lão nông Phan Thanh Châu (xã Bình Phú, Châu Phú), sau đó lan tỏa đến các địa phƣơng, trở thành phong trào đầy tình nhân ái. Làm công không ăn lƣơng, các tài xế trong tổ xe từ thiện nhiều khi còn móc tiền túi khi gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đó là chƣa kể một số trƣờng hợp, nhóm theo xe còn xuất tiền túi hỗ trợ thêm cho bệnh nhân nghèo.
Xe cứu thƣơng hoạt động 22/24, phục vụ hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân nghèo từ các địa phƣơng trong huyện đến các bệnh viện trong và ngoài tỉnh. Góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngƣời dân. Tại xã Nhơn Mỹ, Ban trị sự đã vận động tín đồ mua xe chuyên dùng chuyển bệnh trị giá 680.000.000 đồng. Ban trị sự thị trấn Chợ Mới đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ vận động mua xe chuyên dùng đƣa rƣớc bệnh nhân miễn phí: 5595 ca, chi phí xăng 1.678.500.000 đồng; xã Nhơn Mỹ ban trị sự cũng đã mua một xe chuyên dùng chuyển bệnh trị
110
giá 680.000.000 đồng, ban trị sự xã Mỹ Hội Đông mua xe từ thiện đƣa rƣớc bệnh nhận nghèo với chi phí 999.379.000 đồng.[16, tr 9].
3.6.2 Mô hình tổ xây nhà tình thương
Với đƣờng hƣớng “Vì đạo pháp, vì dân tộc”, tôn chỉ hành đạo “học Phật, tu nhân”, thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thƣơng con ngƣời, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển quê hƣơng ngày càng giàu đẹp. Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo huyện Chợ Mới luôn thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nƣớc do Đảng, nhà nƣớc và các đoàn thể phát động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ, đồng hành cùng các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc chung tay vì cộng đồng. Trong đó phải kể đến những hoạt động từ thiện - xã hội của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thƣơng con ngƣời trong đạo đức truyền thống dân tộc đƣợc xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, nhƣ: cất nhà, xây cầu nông thôn, xe đƣa rƣớc bệnh nhân, hỗ trợ gạo các tổ từ thiện nấu cơm cháo từ thiện tại các bệnh viện, sƣu tầm thuốc nam, chế biến thảo dƣợc, xây dựng nghĩa địa nhân dân và tặng sách vở cho các hội khuyến học, học sinh nghèo hiếu học, tổ chức điều hành các bếp ăn khuyến học, bếp ăn từ thiện phục vụ nhân dân lao động và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ hỏa hoạn, thiên tai… Nổi bật có mô hình cất nhà Tình thƣơng, nhà Đại đoàn kết của Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Mỗi năm huyện Chợ Mới xây dựng mới khoảng 300 căn nhà, giải quyết khó khăn về nhà ở cho các hộ nghèo.
Qua khảo sát của tác giả luận văn cho thấy công tác từ thiện của các Ban trị sự các xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong giai đoạn 2011 -2015 nhƣ sau: xã Long Giang tổ chức 2 tổ cất nhà bằng bạch đàn; tại xã Mỹ An tín đồ Phật giáo Hòa hảo đã cất 31 căn nhà với tống số tiền là 465.000.000 đồng; xã Mỹ Hiệpcất đƣợc 60 nhà tình thƣơng, với tổng kinh phí từ thiện xã hội là 11.196.630.000 đồng; còn ở xã Mỹ Hội Đông ban trị sự đã tổ chức cất đƣợc 319
111
căn trị giá 4.785.000.0000 đồng. Xã Nhơn Mỹ cất 1 nhà để xe học sinh trƣờng Tiểu học B Nhơn Mỹ trị giá 35.980.000 đồng, cất mới 21 nhà tình thƣơng trị giá 378.000.000 đồng. Xã Tấn Mỹ, cất 75 nhà tình thƣơng trị giá 75.000.000; Thị trấn Chợ Mới cất 150 căn nhà từ thiện tổng trị giá 2.700.000.000 đồng. Thị trấn Mỹ Luông sửa nhà tình thƣơng 8 căn trị giá 36.000.000 đồng; cất mới 36 căn tổng trị giá 468.000.000 đồng; cất 3 nhà Đại đoàn kết trị giá 83.500.000 đồng. Xã An Thạnh Trung cất mới 159 căn nhà tình thƣơng tổng trị giá 2.826.000.000 đồng, sửa 4 căn nhà chi phí 5.580.000 đồng; Xã Hòa An cất 450 căn nhà tình thƣơng tổng trị giá 4.500.000.000 đồng; xã Hòa Bình cất nhà cho hộ nghèo đƣợc 45 căn trị giá 684.047.000 đồng.
3.6.3 Mô hình tổ xây cầu đường
Thời gian qua, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở huyện Chợ Mới đã tích cực tham gia thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ xây dựng cầu, đƣờng đến xây dựng nhà đại đoàn kết và các hoạt động từ thiện - xã hội, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong huyện đều tích cực tham gia, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền huyện Chợ Mới đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm", Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo các địa phƣơng tích cực vận động các tín đồ tham gia góp công, góp của thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, điển hình là các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cùng tham gia, đóng góp xây dựng cầu, đƣờng nông thôn. Đi đầu trong phong trào này là các xã: Trung Thạnh, Trung An, Thạnh Phú.
Ông Nguyễn Văn Tấn, 72 tuổi ngƣời đƣợc địa phƣơng mệnh danh là kỹ sƣ xây cầu không bằng cấp nhƣng đã xây dựng thành công trên 40 cây cầu trị giá hàng chục tỷ đồng hƣớng dẫn chúng tôi đến chứng kiến khí thế hối hả lao động tại cầu pê tông nối liền 2 xã Kiến Thành và xã Kiến An.[37,tr8].
112
Ông Tấn cho biết: “Ngoài sự đầu tƣ của nhà nƣớc, Kiến An có lợi thế rất lớn là có đến 95% hộ dân theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo nên mọi công trình phúc lợi dân sinh đều đƣợc ngƣời dân ủng hộ rất lớn. Ngoài việc đóng góp kinh phí, ngƣời có đạo tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác không một cá nhân nào nhận tiền thù lao dù rất ít ỏi. Kinh phí xây dựng cầu đƣờng đều đƣợc Ban Trị Sự, Ban Từ Thiện xã công khai niêm yết. Từ đó tín hữu rất yên tâm tham gia đóng góp”.[37, tr10].
Theo báo cáo từ Ban Trị Sự xã Kiến An, mỗi năm sự đóng góp của đạo hữu từ 1 đến 2 tỷ đồng để thực hiện nhiều công trình cầu đƣờng qui mô lớn, điển hình nhƣ cầu kinh Đồng Tân với kinh phí 1 tỷ 735 triệu, trong đó ngƣời có đạo tự nguyện đóng góp 1 tỷ 235 triệu; cầu Nhơn Mỹ xây dựng với kinh phí 1 tỷ 210 triệu hoàn toàn do ngƣời dân đóng góp; cầu Rạch Gộc, cầu Mƣơng... và nhiều cầu khác kinh phí xây dựng trên 500 triệu/mỗi cây.[37, tr15]
Ông Võ Văn Chiến, ngụ xã Long Giang vui vẻ kể: “Năm 2015, là ngƣời theo đạo Phật giáo Hòa Hảo, khi đƣợc chính quyền và Ban Trị Sự thông báo vận động tiền xây cầu, gia đình tôi đã đóng góp trên 50 triệu đồng. Mà đâu chỉ có riêng tôi, còn rất nhiều đạo hữu ủng hộ tùy theo khả năng kinh tế của mình. Đây là chuyện nhân ái của chung mà”.
Là vùng nông thôn nhƣng hiện nay các xã đã có đầy đủ, hoàn chỉnh cơ sở vật chất cơ bản: điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ, bƣu chính viễn thông. Có đƣợc bộ mặt khang trang hôm nay phải kể đến sự đóng góp rất lớn lao của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại địa phƣơng. Họ tham gia một cách tự nguyện, nhiệt tình, không tính toán vụ lợi cá nhân rất đáng trân trọng. Khi địa phƣơng gặp khó điều gì khi tham khảo với Ban trị sự đều đƣợc hỗ trợ rất nhiệt tình.
3.6.4 Mô hình bếp ăn từ thiện
Giáo pháp “Học Phật – tu nhân” của tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo xuất phát từ văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc đã và đang đi vào lòng các tín đồ, gắn bó hòa nhập với đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Tính nhân văn trong giáo lý Phật giáo Hòa Hảo ngày càng thể hiện rõ nét, góp phần không nhỏ vào quá trình tu
113
nhân, tích đức, hành thiện giúp đời. Hoạt động từ thiện của tín đồ đã khơi dậy và nhân rộng những truyền thống tốt đẹp, tuân theo lời dạy của Đức Huỳnh Phú Sổ với phƣơng châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Trong đó, từ thiện - một hoạt động thể hiện nét đặc trƣng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhằm giúp đỡ ngƣời khó khăn, đƣa “tính nhân” trong đạo làm ngƣời và “tâm bi” của chƣ Phật từng bƣớc đi vào mọi mặt cuộc sống. Loại hình phổ biến nhất là cơ sở cấp cơm, cháo, nƣớc… miễn phí tại các bệnh viện, khu điều dƣỡng, trung tâm nuôi dƣỡng trẻ mồ côi và ngƣời già neo đơn… nay đã đƣợc nhân rộng mô hình ra đến các tỉnh miền Trung. Nhiều hoạt động giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn đột xuất, hoặc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đạo đi đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, miền núi giúp hộ nghèo đã tiếp thêm niềm tin và nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống cho rất nhiều mảnh đời bất hạnh.
Lần đầu tiên chuyên đề về bếp ăn từ thiện góp phần an sinh xã hội đƣợc Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức đánh giá lại hiệu quả hoạt động, phát huy những thành tựu và giải quyết vƣớng mắc, tồn tại. Ông Lê Ngọc Lợi, Phó Trƣởng ban Trị sự Trung ƣơng Phật giáo Hòa Hảo, Trƣởng ban Từ thiện – Xã hội cho hay:
“Từ những năm 1980, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhất là những gia đình có người thân nằm viện. Nhìn những cảnh đời bất hạnh, truyền thống chia sẻ, đùm bọc nhau được khơi dậy trong tâm khảm của mỗi người dân và thông qua tổ chức Chữ Thập đỏ đã hình thành nên những tổ cơm từ thiện. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở đâu cũng tích cực tham gia, ban đầu chỉ là những tổ nấu cháo sáng, nấu nước sôi cho bệnh nhân tại các bệnh viện (như Tổ cơm, cháo từ thiện Bệnh viện Đa khoa Phú Tân hoạt động từ năm 1987), dần dần có thêm bữa ăn trưa, rồi ăn chiều, hiện nay phổ biến hầu hết khắp các tỉnh, thành ở miền Tây và lan tỏa nhiều tỉnh trong cả nước”.
Theo ông Lợi, hiện nay, trong khu vực có ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo đã thực hiện đƣợc 27 Tổ cơm, cháo từ thiện với hình thức phối hợp Hội Chữ thập đỏ
114
và 36 tổ cơm, cháo do Ban trị sự đứng ra tổ chức, bình quân mỗi ngày phục vụ cho 19.120 lƣợt ngƣời bệnh và thân nhân đến chăm sóc. Ngoài ra, các bếp ăn còn mở rộng hình thức thành bếp ăn xã hội phục vụ công nhân, lao động nghèo, ngƣời bán vé số ở các địa phƣơng và 8 bếp ăn khuyến học phục vụ 1.780 học sinh vùng