Tố chất khéo léo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 34)

 Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT

Khéo léo là khả năng hoạt động phối hợp cơ thể của VĐV để cùng một lúc thực hiện có hiệu quả cao nhiều nhiệm vụ vận động nhờ vốn tích lũy kĩ xảo, kỹ thuật và khả năng thu nhận xử lý tổng hợp nhiều thông tin, tình huống trong vận động.

- Khéo léo được hình thành và phát triển trong tập luyện

- Có mối quan hệ chặt chẽ các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền.

 Ý nghĩa của tố chất khéo léo.

- Có tác dụng tốt trong việc học tập các kỹ thuật thể thao, nó làm cho VĐV lĩnh hội nhanh kỹ thuật mới và thực hiện tốt hơn những yêu cầu vận động đã đặt ra.

- VĐV có thể học tập nhanh không những một kỹ thuật mà cả những kỹ thuật phức tạp khác.

- Đem lại khả năng chịu đựng lượng vận động cho VĐV điều này có ý nghĩa trong huấn luyện cũng như thi đấu, khả năng này được áp dụng như phương tiện để khởi động và nghỉ ngơi tích cực cho VĐV.

- Đối với việc hoàn thiện và ổn định kỹ thuật thì khả năng phối hợp vận động đóng vai trò rất quan trọng. VĐV có thể thông qua khả năng này để thực hiện kỹ thuật động tác một cách tự động hóa.

- Coi như là một phương tiện để giáo dưỡng kỹ thuật thể thao và tuyển chọn VĐV.

- Tuy nhiên khả năng đó không có ý nghĩa như nhau trong tất cả các môn thể thao.

 Theo quan điểm sinh lý TDTT

Khéo léo là khả năng thực hiện các động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động .

- Sự khéo léo có thể được biểu hiện dưới ba hình thức sau. + Trong sự chuẩn xác của động tác về không gian

+ Trong sự chuẩn xác của động tác khi thực hiện động tác bị hạn chế

+ Khả năng giải quyết nhanh và dùng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động .

- Khéo léo phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như sức mạnh bền, sức nhanh .

- Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương.[24]

1.5. Cơ sở thực tiễn về thể lực chuyên môn của sinh viên đội tuyển bóng đá Nam Trường Đại học Đồng Tháp

1.5.1. Khái quát về Trường Đại học Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với

diện tích tự nhiên là 337.408 km2, chiếm 8.17% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long dân số 1.687.416 người (theo số liệu điều tra năm 2006).

Đồng Tháp được xem là tỉnh chủ yếu sản xuất nông, ngư nghiệp với thế mạnh là lúa gạo, kinh tế thủy sản. Con người Đồng Tháp có truyền thống cách mạng, giàu lòng mến khách và thích tập TDTT, với tinh thần tự giác tích cực tham gia tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe phục vụ cho học tập và lao động sản xuất.

Các môn đá cầu, xe đạp, cờ vua và võ thuật là những môn thể thao thế mạnh đã gặt hái nhiều thành công cho thể thao Đồng Tháp trong những năm qua. Đồng thời cũng

đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia trong các kỳ Seagames và các giải đấu thể

thao quốc tế đã góp phần làm rạng danh thể thao Việt Nam trên trường quốc tế.

Trường Đại Học Sư Phạm Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập ngày 10/1/2003. Qua 05 năm phấn đấu không ngừng và hoàn thành công tác

đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2008

Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ cho đổi tên thành Trường Đại học Đồng Tháp đa ngành đa hệ. Từ khi mới thành lập năm 2003 có 04 mã ngành đào tạo đại học, đến nay năm học 2012 – 2013 trường đã có 03 mã ngành Cao học, 32 ngành đại học và 19 ngành cao đẳng.

Với sự phát triển của Trường Đại học Đồng Tháp, hiện nay số lượng sinh viên ngày càng đông, nhu cầu giải trí và tạo sân chơi cho các sinh viên trong quá trình học tập, tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe và đào tạo nguồn lực giáo viên TDTT là một vấn đề được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm.

Về công tác giáo dục thể chất chung cho sinh viên, nhà trường thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua thời gian thực hiện, chúng tôi thấy nhiều bất cập trong chương trình còn cứng nhắc, chưa phát huy hết khả năng của người học, chưa tạo được tính tự giác, tích cực trong học tập và tập luyện, chưa được sự ham thích của người học. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề nghị với nhà trường đưa ra nội dung chương trình học tập môn giáo dục thể theo hình thức tự chọn môn học, song song đó chuyên ngành

đào tạo giáo viên TDTT cũng đề ra một số giải pháp cách tổ chức quản lý, biên soạn chương trình về học tập cho chuyên ngành giáo dục thể chất tại trường.

Để đảm bảo cho công tác giảng dạy môn giáo dục thể chất nhà trường đã tạo điều kiện rất lớn và dành riêng khu vực giảng dạy và tập luyện TDTT (trên 2 nghìn m2) nâng cấp và sửa chữa các sân bãi để phục vụ cho việc giảng dạy như sau:

- Nâng cấp mặt sân nhà tập luyện đa năng 45m x 35m sử dụng cho môn cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật, khiêu vũ thể thao.

- Nâng cấp 04 sân bóng chuyền ngoài trời cạnh nhà thi đấu. - Nâng cấp 01 sân bóng rổ, kích thước 40m x 25m.

- Nâng cấp mặt bằng 02 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo 40m x 20m.

Ngoài ra, nhà trường còn tận dụng các vị trí khoảng trống giữa các phòng học và sân trước các dãy phòng học để tạo thêm các sân cầu lông, bóng chuyền cho sinh viên tập luyện ngoài giờ vào các buổi chiều.

Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy môn giáo dục thể chất, nhà trường kết hợp tận dụng trang thiết bị sẵn có để phục vụ cho các lớp chuyên thể dục thể thao (hiện tại trường đang đào tạo hệ đại học và cao đẳng ngành giáo dục thể chất cho khu vực). Do đó, điều kiện sân bãi học tập môn giáo dục thể chất tương đối đảm bảo đầy đủ, sinh viên tham gia học tập môn giáo dục thể chất phải tự trang dụng cụ và đóng học phí, trang phục theo yêu cầu chuyên môn.

Trong việc thực hiện tham mưu công tác chính trị, tư tưởng trong nhà trường, phòng công tác sinh viên còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động phong trào thể dục thể thao và quản lý các câu lạc bộ, đội tuyển trường để tập luyện và tham gia thi đấu các giải truyền thống trong nhà trường, các giải của tỉnh tổ chức, giải truyền thống 09/01 khu vực ĐBSCL và các giải thể thao sinh viên do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu Nhà trường sinh viên các lớp không chuyên tham gia trong đội tuyển trường sẽ được miễn học môn giáo dục thể chất.

Trong nhà trường, tổ chức Đoàn và Hội là người bạn đáng tin cậy của sinh viên, đoàn viên, hội viên. Ngoài công tác giáo dục ra Đoàn, Hội còn tổ chức các hoạt động phong trào như văn hóa, thể dục thể thao, văn nghệ, là nơi tập hợp quần chúng, đoàn viên, hội viên tham gia các hoạt động phong trào và thi đấu thể thao trong nhà trường và được sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của đoàn viên sinh viên.

1.5.2. Thực trạng đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp

Đội tuyển bóng đá Nam sinh viên của trường được thành lập theo định hướng chỉ

đạo của Nhà trường về công tác phát triển thể dục thể thao, nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên duy trì các đội tuyển TDTT trong sinh viên. Đồng thời đây là nòng cốt cho việc tham gia thi đấu giao lưu thể thao, tham gia các kì hội thao sinh viên toàn quốc và hội thao sinh viên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đối tượng nòng cốt hầu hết là những sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất và bổ sung một số sinh viên của các ngành học khác đã qua tập luyện bóng đá tại trường, đội tuyển thường xuyên duy trì số lượng trên 30 VĐV và tập luyện thường xuyên với mục đích chính là tham gia thi đấu tại hội thao sinh viên khu vực ĐBSCL đều đặn hàng năm.

Trong những năm gần đây thành tích thi đấu đội bóng đá Nam của trường có chiều hướng đi xuống, bằng chứng là từ năm 2008 đến nay đội tuyển của trường không có mặt trong các trận chung kết giải khu vực hay vào vòng 2 của giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Để đi tìm thực trạng của vấn đề chúng ta cùng nhìn lại các vấn đề sau đây.

1.5.2.1. Phong trào bóng đá tại trường Đại học Đồng Tháp

Đồng Tháp là nơi có công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ mạnh trong cả

nước, cùng với phong trào bóng đá quần chúng rất sôi nổi. Các giải bóng đá phong trào diễn ra thường xuyên trên khắp các huyện thị, phong trào bóng đá được nhân rộng với hình thức thi đấu giao lưu năm người trên mặt sân cỏ nhân tạo phát triển mạnh mẻ trong toàn tỉnh, với hệ thống sân đạt tiêu chuẩn quốc tế rãi đều khắp nơi trong tỉnh. Theo thống kê toàn tỉnh có khoảng 200 hệ thống sân cỏ nhân tạo phục vụ phong trào bóng đá cho toàn tỉnh.

Trường Đại học Đồng Tháp cũng là nơi có phong trào bóng đá rất mạnh với bốn sân bóng đá cỏ nhân tạo, một sân bóng đá bảy người, một sân bóng đá mười một người phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu cho hầu hết sinh viên có nhu cầu tập luyện tại trường. Ngoài ra trên địa bàn trường còn có rất nhiều sân bóng đất nện cũng đảm bảo chất lượng cho quá trình tập luyện của các bạn sinh viên sau giờ học.

Trường Đại học Đồng Tháp cũng là nơi sản sinh ra những nhân tài phục vụ cho phong trào bóng đá đỉnh cao của tỉnh nhà hay đội tuyên quốc gia như: Trần Công Minh, Nguyễn Trung Nam, Nguyễn Văn Tèo, Trương Hoài Vũ, Trần Văn Điền,…

Hàng năm Đoàn Thanh niên tổ chức giải bóng đá truyền thống trường Đại học Đồng Tháp qui tụ mười bốn khoa trong toàn trường tham dự, với chất lương chuyên môn và công tác tổ chức nghiêm túc, đây là nơi thực hiện công tác tuyển chọn lực lượng vận động viên kế thừa cho đội tuyển, ngoài ra giải bóng đá khoa Giáo dục Thể chất mở rộng hàng năm cũng là nơi qui tụ nhiều vận động viên xuất sắc tham gia tranh tài, bên cạnh đó các giải do các khoa chủ động tổ chức cũng làm cho phong trào bóng đá của trường thêm phần phong phú.

1.5.2.2. Công tác tuyển chọn vận động viên

Đội tuyển bóng đá Nam của trường Đaị học Đồng Tháp được thành lập và duy trì

thường xuyên với hơn 30 vận động viên được tuyển chọn thông qua các giải thi đấu do trường và các khoa tổ chức hàng năm. Do là đội bóng sinh viên nên hàng năm Ban huấn luyện thường xuyên tổ chức thêm một đợt tuyển chọn vào đầu năm học mới để thay thế lực lương vận động viên ra trường nhằm đáp ứng công tác huấn luyện của đội tuyển.

Để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho VĐV đội tuyển bóng đá Nam của trường Đại học Đồng Tháp đề tài tiến hành đánh giá trên hai mặt. Thứ nhất thành tích đạt được của đội tuyển trong năm năm gần đây tại Đại hội thể thao sinh viên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở phân tích yếu tố đạt được và thất bại của đội tuyển về thể lực chuyên môn. Thứ hai trên thực tiễn kiểm tra thể lực chuyên môn và so sánh với mặt bằng thể lực của các đội tuyển bóng đá cùng khu vực từ đó rút ra được những nhận định đúng đắn.

1.5.3. Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp từ năm 2008 đến năm 2012 Tháp từ năm 2008 đến năm 2012

Hội thao sinh viên các trường ĐH, CĐ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được diễn ra đều đặn hàng năm, đây là ngày hội giao lưu văn hóa trao đổi kinh nghiệm học tập và thi đấu nhiều môn thể thao nhằm kiểm tra công tác giáo dục thể chất trong sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong khu vực, đồng thời tìm kiếm tài năng thể thao phục vụ nước nhà tham dự các kì đại hội thể dục thể thao sinh viên quốc tế. Đến nay đã trải qua hai mươi kỳ hội thao, trường Đại học Đồng Tháp là một trong những trường luôn đạt thứ hạng cao trong những lần tham dự, các đội tuyển thể thao của trường luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu về trang thiết bị cơ sở vật chất và duy trì tập luyện đều đặn nhằm tham gia tốt các kì đại hội.

Đội tuyển bóng đá Nam của trường được thành lập từ năm 2003 với trên 30 VĐV là những sinh viên ưu tú được tuyển chọn bổ sung hàng năm do những sinh viên năm cuối khóa ra trường. Đội tuyển là một trong các đội thể thao đóng góp thành tích không nhỏ vào sự thành công của đoàn VĐV của trường trong các kì đại hội. Gân đây thành tích của đội cũng giảm sút theo từng năm, làm ảnh hưởng đến thành tích chung của toàn đoàn và sự kỳ vọng của BGH, quí thầy cô và các bạn sinh viên. Thành tích trong năm năm gần đây được thể hiện cụ thể:

− Năm 2008 tại Cần thơ: Đội xếp hạng nhì − Năm 2009 tại Tiền Giang: bán kết − Năm 2010 tại Long An: bán kết − Năm 2011 tại An Giang: tứ kết

− Năm 2012 tại Bạc liêu: loại vòng bảng

1.6. Phương pháp huấn luyện thể lực

1.6.1. Xu hướng huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá

Theo đà phát triển của bóng đá ngày nay, công tác huấn luyện thể lực cần phải tìm hiểu, khai thác những nhân tố thúc đẩy nguồn lực tiềm tàng của VĐV, thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động và cường độ vận động, nó là động lực chính làm tăng nhanh thể lực cũng như thành tích cho VĐV, thực tiễn đã chứng minh các cường quốc bóng đá trên thế giới như Braxin, CHLB Đức, Anh, Pháp, ý …trong công tác huấn luyện đã chú ý giải quyết khối lượng vận động cao và cường độ vận động lớn một cách hợp lý . Đây cũng là kinh nghiệm mà bất cứ huấn luyện viên nào cũng biết nhưng để làm được đều đó thì không phải ai cũng có thể làm được, bởi muốn làm đươc thì phải tiến hành huấn luyện một cách nghiêm túc, khoa học và phải biết hệ thống hóa các bài tập, phải tập luyện liên tục trong nhiều năm mới có thể thành đạt và trở thành những VĐV đỉnh cao. Trong huấn luyện diễn biến tuần tự mục tiêu của từng giai đoạn thường là không chuyển tiếp hết được do vậy bất kì một huấn luyện viên nào muốn VĐV vượt quá đặc điểm của quá trình huấn luyện chuyên môn hoá quá sớm để đạt thành tích nhất thời, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự bắt buộc vđv đạt thành tích khi chưa có thể đạt được và như vậy hậu quả của nó là thời gian duy trì thành tích ngắn, đời hoàn kim của VĐV mau lụi tàn không những thế mà có thể làm cho vđv có những tác hại sấu mà không thể lường trước được.

Thể dục thể thao là cánh cửa mở của nền khoa học hiện đại, công tác huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá cũng giống như môn khoa học khác đó là đối với việc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao, do vậy huấn luyện thể lực cần phải huấn luyện nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 34)