Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tậ p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 47 - 52)

Để làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển trình độ thể lực

chuyên môn của đội tuyển bóng đá Nam chúng tôi tiến hành tham khảo các tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước như:

 Theo Nguyễn Thiệt Tình (1997), trong tài liệu “ Huấn luyện và giảng dạy bóng đá” thì tác giả sử dụng các bài tập phát triển thể lực cơ bản của các VĐV bóng đá trẻ như sau:

Chạy 30m (s), chạy 30m tam giác (s), chạy cooper (m), bật xa tại chỗ (cm), nhảy liên tiếp 10 bước (m), chạy 25m tới lui (s), chạy 5 phút tùy sức, ném biên không đà hành lang rộng 3m (m), ngồi gập thân phía trước (cm), Xoạc dọc, chạy chữ thập.

Cho thấy tác giả đã sử dụng các bài tập phát triển thể lực tương đối toàn diện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh bột phát nhóm cơ chi dưới và nhóm cơ thân trên, sức bền chung, mềm dẻo và khéo léo.[22]

 Theo Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Minh Ngọc sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV bóng đá là:

Bật xa tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), phản ứng bắt gậy, chạy 15m tốc độ cao(s), chạy 100m xuất phát cao (s), chạy 12 phút(m), sút bóng hai cầu môn bằng chân thuận, thử nghiệm Burpee.

Các bài tập phát triển thể lực trên cho thấy, tác giả đã chú trọng đến thể lực chuyên môn không chú trọng phát triển toàn diện các tố chất thể lực, không có các bài tập phát triển các tố chất mềm dẻo và khéo léo.[23]

 Theo Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Minh Ngọc trong sách “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, sử dụng các bài tập phát triển thể lực cho VĐV bóng đá U17 quốc gia là:

Bật xa tại chỗ (cm), bật cao không đà (cm), bật 3 bước không đà(m), chạy 15m tốc độ cao (s), chạy 15m xuất phát cao (s), chạy 30m xuất phát cao (s), chạy 3000m (s), chạy 6x60m (s), sút bóng chuẩn cự ly 25m vào ô 3x3m, nhảy 4 ô (Adams).

Nhóm tác giả đã sử dụng các bài tập phát triển thể lực cơ bản của các VĐV bóng đá U17 quốc gia gần giống Nguyễn Thế Truyền nhưng thể lực có sử dụng thêm các bài tập phát triển sức bật và sức bền tốc độ. Cho thấy nhóm tác giả đã sử dụng các bài phong phú hơn để đánh giá thể lực chuyên môn cho VĐV bóng đá trẻ,.[36]

 Theo Phạm Quang (2002) trong sách “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập

luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, tác giả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của VĐVcác đội bóng đá quốc gia như sau:

Chạy 60m xuất phát cao(s), chạy 10x30m (s), chạy 12 phút (m), bật cao không đà (cm), ném biên có đà hành lang rộng 3m (m), Nhảy lục giác, xoạc ngang, tâng bóng 12 bộ phận.

Cho thấy tác giả cũng đã sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá quốc gia như những tác giả trước.[17]

 Theo Lê Văn Lẫm (2007), “ giáo trình đo lường thể thao”. Trường ĐHSP TDTT Hà Tây, tác giả đã sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của VĐV bóng đá trẻ là:

Chạy 30m xuất phát cao (s), chạy 60m xuất phát cao(s), phản xạ lựa chọn, chạy 800(m), bật xa 10 bước (m), tâng bóng mu chính diện (lần), đá bóng xa hành lang 15m.[10]

 Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004) trong đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao trình độ tập luyện thi đâú của bóng đá trẻ (tuổi mẫu giáo đến 18 tuổi), thì nhóm tác giả đã sử dụng bài tập phát triển thể lực cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 15-16 tuổi trong đó yếu tố thể lực như sau:

Chạy ziczac 30m (s), chạy con thoi 4x10m (s), chạy 5x30m (s), bậc nhảy nâng cao đùi 30s (lần), nhảy bậc cóc 10m bằng hai chân (s), tại chổ đứng lên ngồi xuống 30s (lần).[4]

 Theo Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (2004) ,”Chương trình huấn luyện bóng

đá trẻ 11-18 tuổi (tập1)”, tác giả sử dụng các bài tập phát triển thể lực cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 11-18 qua chỉ tiêu thể lực như sau:

Chạy nhanh đổi hướng 30m (s), chạy 15m tốc độ cao (s), nằm ngữa gập bụng 30 giây (lần), chạy 30x10m (s), chạy 500m (s), bật xa tại chỗ (cm) , bật cao không đà (cm).[32]

 Theo Nguyễn Trung Nam (2011), “Nghiên cứu sự phát triển thể lực và kỹ thuật cơ bản của các vận động viên bóng đá nam lứa tuổi 14-16 tỉnh Đồng Tháp sau 6 tháng tập luyện” tác giả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chủ yếu sau:

Chạy nâng cao đùi 30s, bước bục 30s, chạy 20 lần 150m-đi bộ 50m, chạy 1500m, dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn,chạy chữ T, sút cầu môn 5 quả bằng chân thuận, tâng bóng, dẫn bóng. [37]

 Theo Đặng Trường Trung Tín (2011), Nghiên cứu sự phát triển thể lực và kỹ thuật cơ bản của sinh viên lớp chuyên sâu bóng đá khóa 2009 chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Đồng Tháp” tác giả sử dung các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên khoa giáo dục thể chất chuyên ngành bóng đá tương đối đồng đều ở các tố chất như sau:

Bậc cao tại chổ (cm), gánh tạ ngồi xuống đứng lên (lần), chạy 30m xuất phát cao (s), phản xạ đơn, chạy 3000m (s), tâng bóng mu chính diện 2 chân (lần), sút bóng cầu môn (quả).[38]

Căn cứ vào các cơ sở khoa học vừa được trình bài ở trên chúng tôi tổng hợp được các bài tập phát triển trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên bóng đá Nam như sau:

1. Bài tập phát triển tố chất nhanh

 Chạy 15m xuất phát cao  Chạy 30m xuất phát cao  Chạy 60m xuất phát cao  Chạy 100m xuất phát cao  Chạy con thoi 4x10m

 Chạy nhanh đội hướng 30m  Chạy nâng cao đùi 30 giây  Chạy ziczac 30m  Phản xạ đơn  Phản xạ lựa chọn  Phản ứng bắt gậy 2. Bài tập phát triển tố chất mạnh  Bậc cao tại chổ (cm)  Bậc xa tại chổ (cm)

 Nhảy bậc cóc 10m bằng hai chân  Tại chổ đứng lên ngồi xuống 30s  Nhảy bậc cóc 10m bằng một chân  Bước bục 30 giây

 Gánh tạ ngồi xuống đứng lên  Bậc nhảy nâng cao đùi 30 giây  Bậc xa 10 bước

 Nằm ngữa gập bụng 30 giây

3. Bài tập phát triển tố chất bền

 Chạy 500m  Chạy 800m

 Chạy 1500m  Chạy 3000m  Test chạy 12 phút  Chạy 5 phút tùy sức  Chạy 30 lần x 10m  Chạy 10 lần x 30m  Chạy 20 lần 150m, đi bộ 20 lần 50m  Chạy 6 lần x 60m

4. Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo

 Sút bóng chuẩn, cự ly 25m vào ô 3m x 3m  Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn

 Sút bóng 2 cầu môn bằng chân thuận  Tâng bóng mu chính diện

 Dẽo uống cầu  Dẽo gập thân  Xoạc dọc  Xoạc ngang

5. Bài tập phát triển tố chất khéo léo

 Chạy chữa thập  Chạy chữ T  Thử nghiệm Burpee  Nhảy 4 ô ( Adams)  Nhảy lục giác  Tâng bóng 12 bộ phận

 Ném biên không đà, hành lang rộng 3m  Ném biên có đà, hành lang rộng 3m

 Đá bóng xa hành lang 15m

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 47 - 52)