Phương pháp kiểm tra – đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 71)

Đánh giá mức độ hoàn thành các bài tập trong từng buổi tập theo giáo án huấn luyện và mức độ phát triển thành tích trong tập luyện

Đánh giá qua kiểm tra mức độ tăng tiến của các test đã được chọn (mục

3.1) sau quá trình thực nghiệm áp dụng các bài tập trong huấn luyện.

Bước 4: Ứng dụng thực nghiệm các bài tập đã được lựa chọn và kế hoạch vào

công tác huấn luyện cho đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp năm 2012

Đề tài tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức so sánh trình tự trước sau trên đối tượng là 20 nam sinh viên VĐV bóng đá đội tuyển của trường. Tập luyện trong thời gian từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012. Thời gian tập luyện 3buổi/tuần. Chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn I từ 01/04/2012 đến 30/07/2012. - Giai đoạn II từ 01/08/2012 đến 30/11/2012.

Sau mỗi giai đoạn đều tiến hành kiểm tra đánh giá các chỉ số phát triển tố chất thể lực theo các test đã được xác định tại mục 3.1. Các chỉ tiêu thể lực kiểm tra lần sau nhằm đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện các bài tập.

3.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã được lựa chọn cho đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp

Để xác định hiệu quả của chương trình huấn luyện, kết quả thực nghiệm

được đánh giá theo từng thời điểm kiểm tra gồm trước, cuối giai đoạn I và cuối giai đoạn II của kế hoạch huấn luyện

` Kế hoạch kiểm tra lấy số liệu được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiến hành kiểm tra lấy số liệu ban đầu và cuối giai đoạn I, xử lý

số liệu sau đó so sánh với các giá trị ban đầu.

- Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc giai đoạn II, tiến hành kiểm tra, so sánh số liệu và đi

3.3.1. Kết quả Thực nghiệm ở giai đoạn I

Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn I được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn

I đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp.

THỜI

ĐIỂM KT GIÁ TRỊ Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 TEST KIỂM TRA BAN ĐẦU X 3.98 10.03 257.07 63.70 2953.40 23.70 7.63 ±S 0.10 0.09 5.85 2.96 63.33 4.29 0.32 Cv 2.61 0.86 2.28 4.65 2.14 18.11 4.21 ε 0.01 0.01 0.01 0.02 0.01 0.05 0.02 SAU TN GIAI ĐOẠN I X 3.71 9.79 262.70 65.40 3078.10 26.17 7.25 ±S 0.15 0.22 9.29 2.47 119.10 3.17 0.50 Cv 4.08 2.23 3.53 3.78 3.87 12.13 6.85 ε 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 0.05 0.03 W% -7.16 -2.38 2.16 2.63 4.13 9.89 -5.17 t -2.321 -2.411 2.318 4.233 2.775 4.902 2.475 P < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 Ghi chú:

Test 1: Chạy 30m xuất phát cao.

Test 2: Chạy con thoi 4x10m

Test 3: Bật xa tại chỗ

Test 4: Bật cao tại chỗ

Test 5: Chạy 12 phút (Cooper test)

Test 6: Tâng bóng 12 chạm

Test 7: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn

Với kết quả trình bày ở bảng 3.7 cho thấy giai đoạn trước thực nghiệm ở tất cả các chỉ số kiểm tra tương đối thấp. Có thể nhận thấy sau giai đoạn I, có sự tăng trưởng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưởng xác suất P = 0.05. Cụ thể: − Test chạy 30 m xuất phát cao (s): có chỉ số trung bình từ 3.98 giây giảm còn 3.71 giây, tăng trưởng 7.16% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.321 > t bảng= 2.048.

− Test chạy 4 x 10m (s): có chỉ số trung bình từ 10.03 giây giảm còn 9.79 giây, tăng trưởng 2.38% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.411 > t bảng= 2.048.

− Test bật xa tại chổ (cm): có chỉ số trung bình từ 257.07 cm tăng lên 262.70 cm, tăng trưởng 2.16% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.318 > t bảng= 2.048.

− Test bật cao tại chổ (cm): có chỉ số trung bình từ 63.70 cm tăng lên

65.40cm, tăng trưởng 2.63% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính=4.233 > t bảng= 2.048

− Test chạy 12 phút (m): có chỉ số trung bình từ 2953.40 m tăng lên 3078.10m, tăng trưởng 4.13% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.775 > t bảng= 2.048.

− Tâng bóng 12 bộ phận (chạm): có chỉ số trung bình từ 23.7 chạm tăng lên 26.17 chạm, tăng trưởng 9.89% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 4.902 > t bảng= 2.048.

− Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s): có chỉ số trung bình từ 7.63 giây giảm còn 7.25 giây, tăng trưởng 5.17% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.475 > t bảng= 2.048.

3.3.2. Kết quả Thực nghiệm ở giai đoạn II

Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn I được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn II

đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp

THỜI ĐIỂM KIỂM TRA GIÁ TRỊ

TEST KIỂM TRA

Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 SAU TN GIAI ĐOẠN I X 3.71 9.79 262.70 65.40 3078.10 26.17 7.25 ±S 0.15 0.22 9.29 2.47 119.10 3.17 0.50 Cv 4.08 2.23 3.53 3.78 3.87 12.13 6.85

ε 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 0.05 0.03 SAU TN GIAI ĐOẠN II X 3.60 8.97 276.30 68.30 3245.10 29.20 6.78 ±S 0.15 0.77 9.92 3.31 181.61 4.19 0.38 Cv 4.08 8.63 3.59 4.85 5.60 14.34 5.60 ε 0.02 0.03 0.01 0.02 0.02 0.05 0.02 W% -2.98 -8.78 5.04 4.33 5.28 10.95 -6.71 t 2.087 2.481 2.150 2.746 2.514 4.385 2.111 P < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 Ghi chú:

Test 1: Chạy 30m xuất phát cao.

Test 2: Chạy con thoi 4x10m

Test 3: Bật xa tại chỗ

Test 4: Bật cao tại chỗ

Test 5: Chạy 12 phút (Cooper test)

Test 6: Tâng bóng 12 chạm

Test 7: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn

Với kết quả trình bày ở bảng 3.9. Có thể nhận thấy sau giai đoạn II, các chỉ số kiểm tra đếu có sự tăng trưởng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưởng xác suất P = 0.05. Cụ thể:

− Test chạy 30 m xuất phát cao (s): có chỉ số trung bình từ 3.71 giây giảm còn 3.60 giây, tăng trưởng 2.98% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.078 > t bảng= 2.048.

− Test chạy 4 x 10m (s): có chỉ số trung bình từ 9.79 giây giảm còn 8.97 giây, tăng trưởng 8.78% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.481 > t bảng= 2.048.

− Test bật xa tại chổ (cm): có chỉ số trung bình từ 262.70 cm tăng lên 276.30 cm, tăng trưởng 5.04% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.150 > t bảng= 2.048.

− Test bật cao tại chổ (cm): có chỉ số trung bình từ 65.40cm tăng lên

68.30cm, tăng trưởng 4.33% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính = 2.746 > t bảng= 2.048

− Test chạy 12 phút (m): có chỉ số trung bình từ 3078.10m tăng lên 3245.10m, tăng trưởng 5.28% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.514 > t bảng= 2.048.

− Tâng bóng 12 bộ phận (chạm): có chỉ số trung bình từ 26.17 chạm tăng lên 29.20 chạm, tăng trưởng 10.95% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 4.385 > t bảng= 2.048.

− Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s): có chỉ số trung bình từ 7.25 giây giảm còn 6.78 giây, tăng trưởng 6.71% có sự khác biệt rỏ rệt ở ngưởng xác suất P < 0.05 với ttính= 2.111 > t bảng= 2.048.

Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của đội tuyển bóng đá Nam sau thực nghiệm giai đoạn I và giai đoạn II biểu thị qua bảng 3.10. và qua các biểu độ 3.1.

Bảng 3.10. Tổng hợp nhịp tăng trưởng về thể lực chuyên môn của đội tuyển

bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp qua 2 giai đoạn thực nghiệm huấn luyện.

THỜI ĐIỂM KIỂM TRA

GIÁ TRỊ

TEST KIỂM TRA

Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 Test 7 GIAI ĐOẠN I W% -7.16 -2.38 2.16 2.63 4.13 9.89 -5.17 GIAI ĐOẠN II W% -2.98 -8.78 5.04 4.33 5.28 10.95 -6.71 Tổng cộng -10.04 -11.16 7.20 6.96 9.41 20.84 -11.88 Ghi chú:

Test 1: Chạy 30m xuất phát cao.

Test 2: Chạy con thoi 4x10m

Test 3: Bật xa tại chỗ

Test 4: Bật cao tại chỗ

Test 5: Chạy 12 phút (Cooper test)

Test 7: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 7.16 2.38 2.16 2.63 4.13 9.89 5.17 2.98 8.78 5.04 4.33 5.28 10.95 6.71 10.04 11.16 7.2 6.96 9.41 20.84 11.88 0 5 10 15 20 25 chạy 30m Chạy 4x10m Bật xa Bật cao Chạy 12 phút Tâng bóng Dẫn bóng luồn cọc Sau GĐI Sau GĐII Tổng cộng

Biểu đố 3.1.. Nhịp tăng trưởng của các test kiểm tra thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp sau huấn luyện

Nhận xét chung:

Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.1cho thấy tất cả các chỉ số về thể lực chuyên môn sau 2 giai đoạn huấn luyện đề tăng trưởng cao, cao nhất là test Tâng bóng 12 bộ phận (chạm) có nhịp tăng trưởng tổng cộng cả chu kì huấn luyện là 20.84% do đây là test mang tính đặc thù về thể lực chuyên môn của môn bóng bao hàm cả kỹ thuật do vậy thể lực được nâng cao thì dẫn đến thành tích kiểm tra tăng cao, thấp nhất là test Bật cao tại chổ (cm) có nhịp tăng trưởng là 6.96%, còn lại các test tăng từ 7.20% đến 11.88%. Cho phép nhận xét một điều rằng bước đầu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được lựa chọn và áp dụng thực nghiệm đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá Nam của trường Đại học Đồng Tháp.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Căn cứ và mục tiêu và quá trình nghiên cứu đề tài đã rút ra được những kết luận sau:

1. Qua đánh giá thực trạng chuyên môn về thành tích thi đấu trong các năm gần đây thì thành tích của đội tuyển bóng đá nam của Trường có chiều hướng giảm (từ thứ hạng ba tại năm 2011 đến năm 2012 đội tuyển đã bị loại tại vòng đầu). Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn theo các số liệu kiểm tra và so sánh với cùng đối tượng là đội tuyển bóng đá nam của Trường Đại Học Cần Thơ cho thấy rằng thể lực chuyên môn của đội tuyển Trường Đại học Đồng Tháp còn thấp hơn, cần phải điều chỉnh về chuyên môn mà trong đó khâu thể lực là quan trọng và tất yếu.

2. Đề tài đã hệ thống được 7 test dùng để đánh giá kiểm tra thể lực chuyên

môn và lựa chọn 34 bài tập nhằm phát triển 5 tố chất thể lực chuyên môn theo các bước một cách khoa học và chắc chắn.

3. Áp dụng thực nghiệm các bài tập đã được lựa chọn trên vào thực nghiệm huấn luyện cho đối tượng theo kế hoạch cụ thể có kiểm tra theo hai giai đoạn từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 và thu được kết quả cao. Thể hiện qua nhịp tăng trưởng của các chỉ số kiểm tra: Tâng bóng 12 bộ phận (chạm) có nhịp tăng trưởng tổng cộng cả chu kì huấn luyện là 20.84%, thấp nhất là test Bật cao tại chổ (cm) có nhịp tăng trưởng là 6.96%, còn lại các test tăng từ 7.20% đến 11.88%.

4. Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được lựa chọn và áp dụng thực nghiệm đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam của trường Đại học Đồng Tháp. Nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển bóng đá của Trường trong các kỳ thi đấu tại đại hội Thể dục thể thao khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm tiếp theo.

B. KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào những kết luận trên, chúng tôi kiến nghị:

1. Các huấn luyện viên, các nhà chuyên môn có thể tham khảo và ứng dụng hệ thống các test kiểm tra, các bài tập vừa lựa chọn của đề tài vào trong thực tiễn huấn luyện và giảng dạy môn bóng đá.

2. Các HLV và VĐV cần quan tâm đúng mức đến thể lực chuyên môn đây là yếu tố quan trọng quyết định thành tích thi đấu và nó là tiền đề căn bản để phát triển các yếu tố khác trong môn bóng đá.

3. Trong luận văn này chỉ nghiên cứu các VĐV bóng đá Nam của trường Đại học Đồng Tháp cần nghiên cứu sâu hơn và trên nhiều đối tượng khác nhau.

4. Thành tích của môn bóng đá ngoài thể lực chuyên môn còn những yếu tố chưa nghiên cứu đến như: Kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của vận động viên…Do vậy cần được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo nhiều hơn để thành tích đội bóng được nâng cao.

1. Đinh Phương Anh và cộng sự (2002), Lịch sử và từ điển bóng đá thế giới, NXB TDTT Hà Nội

2. Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB Sở TDTT TP. Hồ Chí Minh

3. Dương nghiệp Chí (2001), Một số vấn đề về đào tạo VĐV bóng đá trẻ , Thông tin khoa học TDTT, SỐ 5/2001

4. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội

5. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học và tuyển chọn tài năng thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội

6. Mạnh Dương (2005), Kỹ chiến thuật và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT

7. Quang Dũng (2005), Bóng đá kỹ chiến thuật và phương pháp thi đấu, NXB TDTT

8. Bùi Quang Hải và cộng sự (2009), Tuyển chọn tài năng thể thao, NXB TDTT Hà Nội

9. Lưu Quang Hiệp (2005), Sinh lí bộ máy vận động, NXB TDTTHà Nội

10. Lê Văn Lẫm (2007), Giáo dục đo lường thể thao, Trường ĐHSP TDTT Hà Tây, NXB TDTT Hà Nội .

11. Nguyễn Kim Minh và cộng sự (1999), Bước đầu đánh giá trình độ tập luyện và dự báo triển vọng của VĐV bóng đá U17 Quốc gia, báo cáo kết quả nghiên cứu HN 12. Nguyễn Đức Nhâm (2005), Nghiên cứu một sốđặc điểm hình thái, chức năng, tố

chật thể lực các VĐV bóng đá Nam tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam lứa tuổi 16-19, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội

13. Hoàng Ngọc (1998 ), Bóng đá bán chuyên nghiệp, NXB TDTT Hà Nội

14. Xuân Ngà – Kim Minh (1996), Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV tr , NXB TDTT Hà Nội

15. Lê Qúy Phượng (2002), Cơ sở sinh học của tập luyện TDTT vì sức khỏe, NXB TDTT Hà Nội .

báo triển vọng cảu VĐV bóng đá nam U17 quốc gia trong chương trình Quốc Gia về thể thao trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I Nhổn – Hà Nội, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Uỷ ban TDTT

17. Phạm Quang (2004) Kĩ chiến thuật và phương pháp huấn luyện thủ môn bóng đá, NXB TDTT Hà Nội .

18. Phạm Xuân Thành (2007), Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14-16 (giai đoạn chuyên môn hóa sâu), Luận án tiến sĩ giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội

19. Nguyễn Toán (1999), Hướng dẫn tập luyện bóng đá, NXB TDTT Hà Nội

20. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT Hà Nội

21. Lê Ngọc Thái và cộng sự (2006), Bách khoa bóng đá thế giới, NXB Văn hóa thông tin

22. Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT

23. Nguyễn Thế Truyền (1997), Quy trình đào tạo VĐV nhiều năm và những giải pháp trước mắt, NXB Viện KH TDTT HN

24. Trương Anh Tuấn (1989), Tố chất thể lực trong quá trình tuyển chọn và xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 71)