Phương pháp huấn luyện tố chất thể lự c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 42 - 45)

Huấn luyện bóng đá là một trong những hình thức đào tạo VĐV, là quá trình đào tạo có hệ thống bằng những phương pháp, những bài tập về từng mặt riêng biệt của bóng đá: Thể lực, kĩ thuật, chiến thuật cá nhân, chiến thuật đồng đội phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm mục đích làm cho thành tích thể thao không ngừng phát triển và nâng cao.

Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng trong công tác huấn luyện chuyên môn bóng đá nhằm tăng cường sức khỏe cho VĐV, phát triển một cách toàn diện các tố chất thể lực, nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể.

Huấn luyện thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việc huấn luyện kĩ chiến thuật, nó có ý nghĩa rất lớn và đống vai trò quan trọng thúc đẩy việc nắm vững kĩ chiến thuật, sức chịu đựng cường độ lớn, lượng vận động lớn nhằm nâng cao thành tích, đề phòng chấn thương, kéo dài tuổi thọ VĐV (duy trì thành tích thể thao).

Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá bao gồm hai phương diện: Thể lực cơ bản (thể lực chung); Thể lực chuyên môn. Tuy chia thể lực ra làm hai loại riêng biệt nhưng chúng không đối lập nhau mà thống nhất liên tục ngay trong tập luyện và thi đấu. Phần lớn các môn thể thao đều đòi hỏi phát triển toàn diện tố chất thể lực cùng với những tố chất thể lực chuyên môn ưu thế “do các hoạt động nghề nghiệp, các môn thể thao ngày càng phức tạp, đa dạng và tinh vi nên cấu trúc yêu cầu thể lực cũng rất khác nhau” [25].

Bất kì một VĐV bóng đá nào muốn được tham gia thi đấu cần phải có một tố chất thể lực chuyên môn ở mức độ nhất định nào đó. Tất nhiên để có thể lực chuyên môn thì VĐV đó phải có khả năng về thể lực cơ bản. Vì thể lực cơ bản là nền tảng là cơ sở nâng cao thể lực chuyên môn. Do tầm quan trọng của thể lực đối với thành tích thể thao và do thể lực bị ảnh hưởng, bị chi phối trạng thái thần kinh, sinh lý, tâm lí của con người nên nhiều năm qua các nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới đã dựa vào các nguyên nhân trên đi vào các công trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp phát triển tố chất thể lực áp dụng vào công tác huấn luyện với mục đích đạt được thành tích thể thao cao nhất.

Bóng đá là môn thể thao có kỹ thuật động tác tương đối phức tạp, kĩ thuật bóng đá là tất cả những hoạt động hợp lí của VĐV vận dụng trong trận đấu bóng đá, kĩ thuật là cơ sở cho việc hoàn thành nhiệm vụ chiến thuật mà sự phát triển của chiến thuật

được nâng cao trên nền tảng thể lực. Do đó, trong công tác giảng dạy và huấn luyện phải tăng cường việc nắm vững, toàn diện kĩ thuật bóng đá và phải luôn năng cao hơn nữa.

Trong thực tế, huấn luyện kỹ thuật cho các VĐV bóng đá trẻ có sự khác biệt so với huấn luyện các cầu thủ đã lớn tuổi hay các em nhỏ tuổi hơn. Chính vì vậy khi huấn luyện kĩ thuật cho các VĐV trẻ cần quan tâm đến phương pháp huấn luyện có khoa học nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật cơ bản là điều thiết yếu.

Chiến thuật bóng đá là sự biểu hiện một cách tổng hợp việc sử dụng các thủ thuật cá nhân và tập thể dựa trên tình hình thực tế chủ quan và khách quan trong trận đấu bóng đá nhằm chiến thắng đối phương. Chiến thuật bóng đá còn là những biện pháp thi đấu dựa vào trình độ của các đội bóng trên sân nhằm phát huy đầy đủ các mặt kĩ thuật, các yếu tố tâm lí của toàn đội bóng. Mặc khác, với trình độ phát triển về thể lực, kỹ thuật ở các VĐV của các đội bóng lớn trên thế giới là tương đối đồng đều và ngang nhau, vì vậy áp dụng chiến thuật thích hợp trong từng trận đấu của huấn luyện viên là rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của trận đấu đó.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao trong công tác huấn luyện, đào tạo VĐV năng khiếu – trẻ, cần phải được giải quyết một cách đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sư phạm, tâm lí và xã hội học.

Các phương pháp sư phạm đánh giá mức độ phát triển các tố chất thể lực, trình độ kĩ thuật, chiến thuật, nhịp độ phát triển thành tích thể thao, khả năng học động tác, khả năng phối hợp, khả năng giải quyết, xử lí có hiệu quả các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện thi đấu quyết liệt của VĐV.

Các phương pháp y sinh học phát triển được đặc trưng về trạng thái sức khỏe, tuổi sinh lí của VĐV, những đặc điểm hình thái và chức năng, tình trạng của các hệ thống chức năng của cơ thể và những đặc điểm cá nhân của hoạt động thần kinh cao cấp.

Các phương pháp tâm lí xác định được những đặc điểm tâm lí của VĐV ảnh hưởng đến việc thực hiện những nhiệm vụ của cá nhân hoặc đồng đội trong tập luyện và thi đấu. Các phẩm chất tâm lí khác nhau tùy thuộc yêu cầu từng môn thể thao, về mức độ phát triển phẩm chất tâm lí, những đặc điểm tính tình và khí chất. Ngoài ra, còn đánh giá trình độ phối hợp ăn ý giữa các VĐV trong việc thực hiện nhiệm vụ của đội bóng.

Những tiêu chuẩn về xã hội học bao gồm những chỉ tiêu đặc trưng như: Môi trường tập luyện, động cơ tập luyện ý thức tập luyện, lòng đam mê và nhu cầu tập luyện của VĐV.

Đào tạo VĐV năng khiếu – trẻ là một quá trình giáo dục nhiều năm kết hợp với sử dụng toàn bộ các phương tiện, phương pháp và mọi hình thức tổ chức trong tập luyện nhằm đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân VĐV. Những công trình nghiên cứu và những kinh nghiệm trong thực tiễn đã khẳng định rằng sự tiến bộ tối đa của VĐV năng khiếu – trẻ trong môn chuyên sâu, đòi hỏi phải nâng cao năng lực về chức phận cơ thể chuyển biến về chất, đồng thời thường xuyện mở rộng năng lực về kỷ năng kỷ xảo vận động. Cho nên trong huấn luyện bóng đá năng khiếu – trẻ cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa kĩ thuật – thể lực – phẩm chất tâm lý và trình độ chiến thuật. Kỹ thuật, thể lực là cơ sở cho chiến thuật, còn ổn định vững vàng của tâm lý là sự đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ chiến thuật. giữa chúng có sự hỗ trợ lẫn nhau, nếu ta chỉ chú trọng nhấn mạnh đến một yếu tố đơn lẻ nào mà không quan tâm đến mặt khác thì rõ ràng rất khó có thể dành được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu.

Tóm lại, trong huấn luyện bóng đá năng khiếu – trẻ bao gồm những mặt có liên quan hữu cơ với nhau sau đây: Chuẩn bị thể lực, kĩ thuật, chiến thuật và tâm lí thi đấu. Tất cả các mặt đó được thực hiện xuyên suốt quá trình nhiều năm và trong các chu kì huấn luyện. Ở bất cứ trường hợp nào, huấn luyện cho các VĐV năng khiếu –trẻ phù hợp với hệ thống phát triển lâu dài của thành tích thể thao cao nhất. Vì tương lai thể thao nước nhà cho nên quá trình huấn luyện thể thao lâu dài và khoa học là hết sức cần thiết và cấp bách. Huấn luyện và đào tạo VĐV trẻ là đặt nền móng xây dựng cho tương lai sau này của thể thao nước nhà, là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành con người có nếp sống văn minh- văn hóa lành mạnh.[3]

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn ở môn thể thao mà hiện nay rất phát triển, đó là môn bóng đá. Để có được những thông tin khách quan về mức độ phát triển trình độ chuyên môn, chúng tôi dựa trên các test chứa đựng các yếu tố cơ bản của năng lực chuyên môn để kiểm tra. Qua số liệu thu được và quá trình xử lí, đánh giá, giúp cho những người làm công tác tuyển chọn và huấn luyện bóng đá năng khiếu – trẻ nắm

được mức độ phát triển và những biến đổi về năng lực chuyên môn của VĐV, giúp

việc lựa chọn những phương tiện và vận dụng những phương pháp hợp lí, có hiệu quả cao nhất trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao thành tích cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp (Trang 42 - 45)