8. Cấu trúc của luận văn
1.1.4. Thiết kế hoạt động trải nghiệm
1.1.4.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm
Theo [16, tr.133] nguyên tắc khi thuyết kế một HĐTN người GV cần đảm bảo các yêu cầu, nguyên tắc chung:
* Đảm bảo khung logic của các HĐ trong một chủ thể HĐTN; * Đảm bảo sự TN của HS
* Đảm bảo môi trường để HS sáng tạo.
1.1.4.2. Cấu trúc chủ đề hoạt động trải nghiệm
Theo Nguyễn Thị Liên [16], một chủ đề HĐTN được thiết kế với cấu trúc:
TÊN CHỦ ĐỀ I.Mục tiêu
Kiến thức: Mục này cần nêu rõ những hiểu biết, kiến thức mà học sinh có thể đạt được sau khi tham gia hoạt động. Việc xác định mục tiêu về nhận thức thường được diễn đạt bằng các cụm từ: “Biết”, “hiểu”, “áp dụng”/ “vận dụng”, “phân tích”, “tổng hợp”, “phân biệt”, “đánh giá”.
Thái độ: Nêu rõ tinh thần, thái độ mới tích cực của học sinh.
Kỹ năng: Nêu rõ kỹ năng, năng lực học sinh cần đạt được.
II.Nội dung
Nội dung 1: Tên hoạt động.
Nội dung 3: Tên hoạt động.
Nội dung 4: Tên hoạt động.
III.Công tác chuẩn bị
- Lực lượng tham gia: GV, HS và các đối tượng khác.
- Những chuẩn bị của GV và HS về tài liệu học tập, dụng cụ học tập.
- Thời gian tổ chức hoạt động học tập, không gian tổ chức hoạt động học tập, địa điểm tổ chức hoạt động học tập.
- Tài liệu sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập.
- Phương tiện sử dụng trong quá trình tổ chức.
IV.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Tên hoạt động
a. Mục tiêu b. Cách tiến hành
Mô tả cụ thể các bước tiến hành hoạt động: - Bước 1
- Bước 2 - Bước 3
* Kết luận hoạt động.
Hoạt động 2: Tên hoạt động
a. Mục tiêu b. Cách tiến hành
Mô tả cụ thể các bước tiến hành hoạt động: - Bước 1
- Bước 2 - Bước 3
* Kết luận hoạt động.
Hoạt động 3: Tên hoạt động
a. Mục tiêu b. Cách tiến hành
Mô tả cụ thể các bước tiến hành hoạt động: - Bước 1 - Bước 2 - Bước 3 * Kết luận hoạt động. V.Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập Tổng kết
- Yêu cầu học sinh chia sẻ về những thu hoạch của mình: những hiểu biết về nội dung học tập; những bài học, kinh nghiệm đáng nhớ; suy nghĩ, ý thức hình thành sau khi hoạt động.
- Giáo viên bổ sung và chốt lại những nội dung, thông điệp chính, nhận xét chung về tinh thần, thái độ, những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn học sinh
- Gợi ý cho học sinh đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu, nêu lên những giả thiết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên các em suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học;
- Giao bài tập (nhiệm vụ học tập) về nhà để học sinh thực hiện
VI.Đánh giá kết quả học tập
Tùy theo chủ dề, giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các nội dung, phương pháp, quy trình, kỹ thuật đánh giá phù hợp.
Nếu các chủ đề trải nghiệm từ 1 đến 2 tiết thì quá trình đánh giá diễn ra trong 5 – 10 phút vì vậy nên lựa chọn các kỹ thuật đánh giá nhanh. Có thể như:
- Học sinh tự đánh giá: HS tự nhận xét, đánh giá về những trải nghiệm mà các em đã trải qua.
- Giáo viên đánh giá học sinh: GV có thể đánh giá mức độ học sinh hiểu và nắm vững nội dung, kiến thức, kỹ năng, sự trải nghiệm bằng 1 trong 2 phương pháp: sử dụng phiếu đánh giá/ lựa chọn câu hỏi thảo luận hoặc phương pháp khác phù hợp.
Ngoài ra, nếu đánh giá dựa trên mục tiêu, kỹ năng, thái độ giáo viên cần thiết kế các phiếu đánh giá theo các tiêu chí trình bày ở mục 1.1.6.1.