8. Cấu trúc của luận văn
1.1.5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Toán
1.1.5.1. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán
Hoạt động trải nghiệm là một dạng hoạt động giáo dục. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như HĐ câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, HĐ nhân đạo, HĐ tình nguyện, HĐ cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội.
Mỗi một hình thức HĐ trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng GD nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc GD HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS.
Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức HĐ trong các nhà trường Việt Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, có thể phân loại các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành các nhóm sau:
-Nhóm hình thức mang tính khám phá: thực địa, thực tế; tham quan; cắm trại; trò chơi.
-Nhóm hình thức mang tính tham gia lâu dài: dự án và nghiên cứu khoa học; các câu lạc bộ.
-Hình thức có tính thể nghiệm/ tương tác: diễn đàn; giao lưu; hội thảo/xemina; sân khấu hóa.
-Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động việc nhà, việc trường; các hoạt động xã hội/ tình nguyện.
Căn cứ vào mục tiêu của chương trình GD phổ thông mới: “CTGD cấp THCS nhằm phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần trên cơ sở duy trì, tăng cường các PC và NL đã hình thành ở Cấp Tiểu học; hình thành nhân cách công dân trên cơ sở hoàn chỉnh học vấn phổ thông nền tảng, khả năng tự học và phát huy tiềm năng sẵn
có của cá nhân để tiếp tục học THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động’’ [4]. Trên cơ sở yếu tố nội dung môn Toán và các đặc điểm, nguyên tắc tổ chức chúng tôi nhận thấy có một số hình thức tổ chức phù hợp HĐTN trong chương trình học Toán gồm:
* Tổ chức thảo luận (diễn đàn thảo luận)
Bản chất
-Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan [4].
-Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho HS được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như: KN phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề [4].
-Theo [6], đây là hình thức tổ chức HĐTN có chủ đề và đối tượng rộng rãi. Có hai loại diễn đàn:
+ Diễn đàn trực tiếp: người phát biểu và người nghe đối diện nhau. + Diễn đàn gián tiếp: là loại diễn đàn thông qua báo chí.
-Diễn đàn bao giờ cũng tập trung vào một chủ đề nhất định, là chủ đề các thành viên đang quan tâm. Vì vậy nội dung có thể đưa vào hết sức phong phú.
Quy trình thực hiện.
Diễn đàn được tổ chức theo các bước sau [6]:
Bước 1: Chuẩn bị.
Bước 2: Tổ chức diễn đàn.
Bước 3: Đánh giá kết quả diễn đàn. Bước 4: HĐ sau diễn đàn.
Bản chất
-Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức HĐ hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, GD, rèn luyện và định hướng giá trị cho HS. Chính vì vậy, tổ chức cuộc thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức HĐTN [6].
-Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các HĐGD của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng HĐ tích cực và tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức [4].
Quy trình tổ chức
Thông thường, một hội thi / cuộc thi được tổ chức theo quy trình sau [6]:
Bước 1:Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi. Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi.
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi. Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi.
Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi.
Bước 6: Dự trù các điều kiện, cơ sở vật chất … cho cuộc thi. Bước 7: Tổ chức hội thi.
Bước 8: Kết thúc hội thi.
Lưu ý, khi tổ chức hội thi, cuộc thi người tổ chức cần tạo không khí thi đua, công bằng để HS tự lên kế hoạch tổ chức, tự thành lập nhóm và xây dựng các sản phẩm, các chiến lược, các nội dung tham gia cuộc thi. Phần thưởng trong các cuộc thi là sự vinh danh, để HS được tự khẳng định giá trị trước bạn bè và chiến thắng chính mình [6].
*Tổ chức các câu lạc bộ học tập trong nhà trường
-Câu lạc bộ học tập trong nhà trường là một nhóm các bạn HS có chung niềm đam mê môn học, lĩnh vực, nhu cầu, nguyện vọng HĐ trong nhà trường, tự tổ chức, tự điều hành HĐ dưới sự giám sát, quy định của nhà trường nhằm đạt được mục đích nào đó.
-Câu lạc bộ có 3 chức năng chủ yếu: + Chức năng GD nâng cao kiến thức. + Chức năng giao tiếp.
+ Chức năng vui chơi giải trí.
- Có thể thành lập câu lạc bộ dưới các loại hình sau: + Câu lạc bộ theo sở thích.
+ Câu lạc bộ theo đối tượng. + Câu lạc bộ theo chủ đề HĐ. Quy trình tổ chức:
- Bước 1: Chuẩn bị.
- Bước 2: Ra mắt câu lạc bộ. - Bước 3: Duy trì HĐ câu lạc bộ.
Lưu ý:
- Xác định nội dung HĐ của câu lạc bộ là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng hiệu quả tham gia của mọi thành viên. Nội dung HĐ phải thực sự xuất phát từ nhu cầu lợi ích của mọi thành viên, phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế.
- Khả năng điều hành của ban chủ nhiệm rất quan trọng trong quá trình duy trì HĐ của câu lạc bộ. Mọi thành viên trong câu lạc bộ phải được phát huy hết sở trường, năng khiếu và lòng nhiệt tình của mình trong câu lạc bộ, đó là nghệ thuật phân công, tổ chức quản lí, hướng dẫn của ban chủ nhiệm. Ban chủ nhiệm biết sử dụng lực lượng cộng tác viên, những chuyên gia, cố vấn cho mọi nội dung HĐ của câu lạc bộ.
* Tổ chức trò chơi
Bản chất
- Trò chơi là một loại hình HĐ giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt với thanh thiếu niên HS nói riêng, những trò chơi có tác dụng GD rất tích cực.
- Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, thông qua đó GD HS như làm quen, cung cấp và tiếp nhận các tri thức mới; đánh giá kết quả, rèn luyện các KN và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận.
Quy trình thực hiện
- Bươc 1: Chuẩn bị. - Bước 2: Chơi thử. - Bước 3: Chơi thật.
- Bước 4: Đánh giá rút kinh nghiệm.
Một số lưu ý:
- Khi tổ chức trò chơi, cần chú ý về mặt thời gian sao cho phù hợp. Trò chơi không nên kéo dài gây mệt mỏi cho HS và ảnh hưởng đến các HĐ khác.
- Nên tổ chức các trò chơi mô phỏng ngoài thiên nhiên như trong sân trường, vườn cây, bãi cỏ, bãi biển… giúp HS gần gủi hơn với thiên nhiên.
- Trò chơi có tác dụng GD cao, hấp dẫn HS, thu hút được nhiều HS tham gia. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi cần phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với nội dung, chủ đề của HĐTN, đối tượng HS. Nếu sử dụng một trò chơi nhiều lần, HS sẽ thấy nhàm chán. Do vậy, tùy theo đối tượng HS ở khối lớp nào của THCS để lựa chọn trò chơi có nội dung và hình thức trò chơi phù hợp.
1.1.5.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
Theo [6], PP tổ chức HĐTN ở trường THCS tương đối đa dạng, vì vậy khi sử dụng các PP tổ chức HĐTN cần chú ý:
- Bám sát mục tiêu HĐTN.
- Đảm bảo sự tham gia của HS, phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi HS THCS. - Phù hợp với cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức.
- Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả HS. - Sử dụng hợp lí, hiệu quả.
* PP thảo luận nhóm (làm việc nhóm)
Thảo luận nhóm là PP tổ chức DH – GD trong đó HS được sắp xếp thành các nhóm nhỏ để tạo sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, theo đó các thành viên trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ… để giải quyết một vấn đề chung cùng quan tâm nhằm đạt được kiến thức, sự hiểu biết chung [16].
Thảo luận nhóm được sử dụng khi cần khuyến khích sự tham gia, suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi HS [6].
Ý nghĩa PP thảo luận nhóm [16]:
- Phát huy vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo điều kiện để các em tự thể hiện, tự khẳng định giá trị bản thân, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Hình thành một số KN cần thiết như: KN tổ chức, quản lí; KN giải quyết vấn đề; KN hợp tác. Bồi dưỡng nhân cách, PC cần thiết như: tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồng đội, tinh thần học hỏi lẫn nhau.
- Thể hiện sự bình đẳng, dân chủ và nhân văn giữa các cá nhân HS. Là cơ hội để HS khẳng định bản thân. Tạo điều kiện để các em giao tiếp, điều đó sẽ khắc phục sự nhút nhát, thiếu tự tin…
Để PP phát huy hiệu quả vai trò người GV, cần lưu ý [16]:
- Thiết kế các nhiệm vụ cần có sự phụ thuộc giữa các HS trong nhóm. - Phân công phù hợp vai trò của các thành viên trong nhóm.
- Những nhiệm vụ khi thảo luận phù hợp với khả năng, KN của HS. - Phân công nhiệm vụ công bằng cho các thành viên trong nhóm. - Đảm bảo trách nhiệm cá nhân.
- Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm khác nhau. - Hướng dẫn HS PP, KN làm việc nhóm.
Các bước tiến hành thảo luận nhóm trong tổ chức HĐTN [16]:
- Bước 2: Bước thực hiện. - Bước 3: Đánh giá HĐ.
Một số cách báo cáo thảo luận nhóm nhỏ [6]:
- Một nhóm báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung: Yêu cầu một nhóm báo cáo lại kết quả làm việc của nhóm mình. Những nhóm còn lại bổ sung những điểm khác biệt của nhóm mình với nhóm vừa báo cáo.
- Tất cả các nhóm báo cáo: Từng nhóm cử thành viên báo cáo lại kết quả làm việc của nhóm mình. Sau đó, người điều khiển tổng kết lại ý kiến chung của các nhóm hoặc điều hành để HS tự tổng kết.
* PP giải quyết tình huống vấn đề
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ được đặt ra và việc giải quyết thì chưa có quy luật, cũng như tri thức, KN chưa sẵn sàng để giải quyết. Giải quyết vấn đề là PPDH đặt HS vào những tình huống có vấn đề, thông qua quyết vấn đề HS lĩnh hội tri thức, KN, PP.
Theo [16], PP giải quyết vấn đề thường được sử dụng trong tổ chức HĐTN khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình HĐ. PP giải quyết vấn đề là cách thức quan trọng để phát huy tính tích cực của HS. Giúp HS toàn diện hơn trước các sự vật, hiện tượng, sự việc nảy sinh trong đời sống hằng ngày.
Các bước tổ chức HĐTN bằng PP giải quyết vấn đề [6]:
- Bước 1: Nhận biết vấn đề.
- Bước 2: Giải quyết vấn đề (tìm các phương án giải quyết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề).
- Bước 3: Lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.
- Bước 4: Đánh giá và vận dụng (đánh giá cách giải quyết vấn đề và vận dụng cách giải quyết vấn đề trong những tình huống khác).
* PP tổ chức trò chơi
Trong quá trình tổ chức HĐ, chúng ta vận dụng PP tổ chức trò chơi tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn, cuốn hút sự tập trung cao độ từ HS mà ích PP nào có được.
PP tổ chức trò chơi được sử dụng ở nhiều tình huống khác nhau trong quá trình tổ chức HĐTN như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện KN hay cũng cố tri thức.
Khi sử dụng PP tổ chức trò chơi sẽ có những thuận lợi sau: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau; tạo không khí thân thiện; tạo tác phong nhanh nhẹn cho HS… Vì vậy, tổ chức cho HS vui chơi là một loại hình HĐTN phổ biến và có ý nghĩa tích cực.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng PP tổ chức trò chơi: - Lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và nội dung HĐ. - Quan tâm tới điều kiện, cơ sở vật chất.
- Người chủ trò chơi phải lôi cuốn người khác.
- Trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn…
- Tạo động lực thúc đẩy người chơi (có thể là nội dung chơi hoặc phần thưởng).
Trên đây là một số hình thức, PP cơ bản rất phù hợp với việc tổ chức các HĐTN cho HS THCS. Tùy theo tính chất và mục đích của từng HĐ cụ thể và tùy theo điều kiện cũng như khả năng của HS chúng ta có thể để lựa chọn một hay nhiều PP. Trong một chủ đề nội dung HĐTN có thể đan xen sử dụng nhiều PP khác nhau để mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, GV cần linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng các PP và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ động, tính tích cực và sáng tạo của HS.
1.1.6. Đánh giá kết quả tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học Toán
Để đánh giá HĐTN của HS trong quá trình dạy học, chúng tôi căn cứ theo nội dung, hình thức, quy trình đánh giá của tác giả Nguyễn Thị Liên [16].
1.1.6.1. Nội dung đánh giá
Có 2 mức độ đánh giá kết quả HĐ của HS qua HĐTN là mức độ cá nhân và mức độ tập thể lớp. Do đó, việc đánh giá muốn tác động tích cực đến HS thì nội dung đánh giá phải cụ thể, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng.
a. Nội dung đánh giá cá nhân
Đánh giá HS qua HĐTN là khẳng định HS có “khả năng tham gia” HĐ. Khả