8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Thực trạng dạy và học Toán ở trường trung học cơ sở
Môn Toán ở trường THCS góp phần hình thành và phát triển PC, NL HS; phát triển kiến thức, KN then chốt và tạo cơ hội để HS được TN, áp dụng Toán học vào đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng Toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác. Nội dung môn Toán thường mang tính trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học tốt môn Toán, cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “áp dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.
Những năm gần đây, bộ môn Toán ở trường THCS đã có nhiều thay đổi tích cực về nội dung, PPDH. Phần lớn GV hiện nay ở các trường đã nhận thức được việc cần đổi mới PPDH Toán theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Nhiều PPDH mới được
GV tiến hành trong quá trình giảng dạy như: DH dự án, thảo luận nhóm, DH nêu vấn đề, …đã mang lại kết quả tốt, giúp HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn và đồng thời cũng cho bản thân người GV cảm thấy hứng thú, say mê với nghề nghiệp.
Tuy nhiên, thực trạng dạy và học Toán ở trường THCS hiện nay vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao. Việc thay đổi quan niệm “người thầy làm trung tâm” sang “học trò làm trung tâm” chưa đem lại hiệu quả cao. Đa số HS cảm thấy Toán khó hiểu và mau quên, các em thường nhầm lẫn giữa các định nghĩa, định lí. Và đặc biệt, đa số HS chưa hiểu được bản chất của các lí thuyết Toán, không nắm được ý nghĩa, nguồn gốc, vai trò của những lí thuyết này trong đời sống.
Từ thực trạng trên đã đặt ra một yêu cầu cần thiết cho môn Toán nói riêng và một số môn khác trong chương trình THCS nói chung phải có những biện pháp đổi mới để phát huy thế mạnh của bộ môn Toán và khắc phục hạn chế để việc DH được nâng cao.