8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Chủ đề 1: Trục đối xứng
CHỦ ĐỀ: TRỤC ĐỐI XỨNG
TÊN CHỦ ĐỀ: Trục đối xứng - Ứng dụng tính chất đối xứng vào thực tế
I. Mục tiêu Kiến thức
- Hiểu, nắm vững bản chất, đặc điểm về trục đối xứng và nhận biết được những hình có trục đối xứng.
- Biết được sự phổ biến và ứng dụng của tính chất đối xứng trong thực tế.
Thái độ
- Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức về trục đối xứng vào HĐ học tập trong nhà trường và trong cuộc sống.
- Có thái độ tích cực trong việc ứng dụng tính chất đối xứng vào phát triển tự duy sáng tạo của bản thân.
Kĩ năng
- Biết nhìn nhận những hình có tính chất đối xứng trong quá trình học tập và trong đời sống hằng ngày.
- Vận dụng kiến thức đã học về trục đối xứng để sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ cho học tập, trang trí.
- Hình thành một số KN: thu thập, phân tích số liệu, viết báo cáo…
II. Nội dung
- Nội dung 1: Thực hành tìm trục đối xứng của các hình cơ bản.
- Nội dung 2: Vận dụng các kiến thức về đối xứng trục, tìm các ví dụ trong đời sống hằng ngày.
- Nội dung 3: Tìm hiểu ý nghĩa của đối xứng trục trong cuộc sống hằng ngày.
III. Công tác chuẩn bị
- Lực lượng tham gia: GV chủ nhiệm, HS lớp 8. - Địa điểm: Lớp học.
- Tài liệu: Hình ảnh về những hình có trục đối xứng, tài liệu về ứng dụng của trục đối xứng trong cuộc sống hằng ngày.
- Phương tiện: SGK Toán lớp 8, tập một, bút, bút chì, thước kẻ, compa, sổ ghi chép, bang dính, hồ dán, thước dây, kéo, giấy màu, giấy A4, máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng lên mạng internet, một số mẫu vật trang trí vải, vài miếng gạch men có hoạt tiết đối xứng.
- Chuẩn bị của giao viên: Xây dựng kế hoạch HĐ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm HS và các thành viên tham gia. Xây dựng các phiếu đánh giá.
IV. Tổ chức hoạt động
HĐ 1: Thực hành tìm trục đối xứng của các hình cơ bản. a. Mục tiêu:
- Hiểu, nắm vững bản chất, đặc điểm về trục đối xứng. - Nhận biết được những hình có trục đối xứng.
b. Cách thức tiến hành:
(i). Bước 1: Cho học sinh trải nghiệm và giới thiệu về trục đối xứng đối của hình vuông.
- Công việc của GV: Tổ chức HS HĐ theo 3 nhóm. Gợi ý phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Hướng dẫn học sinh trải nghiệm: “Yêu cầu HS gấp một tờ giấy hình vuông sao cho các đỉnh trùng lên nhau (Gấp 1 lấn)”
+ Sau khi HS gấp xong GV giới thiệu nếp gấp của hình vuông chính là trục đối xứng của hình
+ Cho HS nhận xét về 2 phần của hình vuông sau khi gấp.
- Công việc của HS: Các nhóm trải nghiệm dựa trên hướng dẫn từ giáo viên. + Sau đó, lắng nghe GV giới thiệu về trục đối xứng của hình vuông.
+ Qua quá trình trải nghiệm, HS đưa ra nhận xét về 2 phần của hình vuông sau khi gấp.
(ii).Bước 2: Cho HS tìm các hình có trục đối xứng từ các hình đa giác đã biết. - Công việc của GV:
+ Theo dõi các nhóm thực hiện việc tìm trục đối xứng của các hình đa giác cơ bản (hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang, …), yêu cầu học sinh giải thích kết quả.
+ Sau đó, GV đặt câu hỏi: “Liệu hình vuông còn có trục đối xứng nào nữa hay không? Nếu có thì có bao nhiêu trục? Trả lời câu hỏi này cho các đa giác các em tìm”.
- Công việc của HS:
+ Gập các hình chồng khít với nhau dựa trên những kinh nghiệm vừa quan sát. + Tìm thêm các trục đối xứng của hình vuông và các đa giác khác
(iii). Bước 3: Sau khi trải nghiệm yêu cầu HS trình bày kết quả thu được vào một bảng tổng kết.
- Công việc của GV: GV phát cho mỗi nhóm một phiếu tổng kết. - Công việc của HS: Một HS ghi chép lại.
Bảng 2.1: Tổng kết nội dung HĐ 1.
(iv). Bước 4: Tổng kết, nhận xét về cách tìm đối xứng trục. - Công việc của GV:
+ Sau quá trình trải nghiệm, GV tạo điều kiện để các nhóm tự rút ra nhận xét về phương pháp tìm trục đối xứng của hình.
+ Đưa ra nhận xét chung, hệ thống hóa kiến thức. Nhóm:
Họ tên các thành viên trong nhóm: -
-
Các em hãy hoàn thành các câu hỏi sau:
1. Liệt kê các đa giác (hình) mà các em đã học có trục đối xứng và không có trục đối xứng. Giải thích vì sao? ……… ……… ……… 2. Hoàn thành bảng tổng kết sau: Đa giác 0 TĐX 1 TĐX 2 TĐX 3 TĐX 4 TĐX >4 TĐX Tam giác thường
Tam giác vuông Tam giác cân Tam giác đều Hình vuông Hình chữ nhật
- Công việc của HS: Sau quá trình làm việc nhóm, HS đưa ra nhận xét, những kiến thức rút ra sau khi trải nghiệm về trục đối xứng của một hình
* Kết luận HĐ 1: Hoạt động này, giúp học sinh biết được những đa giác nào có trục đối xứng, cách xác định trục đối xứng của một hình.
Thông qua HĐ này, HS nắm được khái niệm, tính chất về trục đối xứng của một hình, là tiền đề để các em nhìn nhận, vận dụng khi tìm trục đối xứng của các hình trong quá trình học tập.
HĐ 2: Vận dụng các kiến thức về đối xứng trục, tìm các ví dụ trong đời sống hằng ngày.
a. Mục tiêu:
- Rèn luyện khả năng nắm bắt, vận dụng kiến thức sau khi học, khả năng quan sát của HS.
- KN làm việc nhóm, làm việc cẩn thận, khoa học. - Rèn luyện KN liên hệ kiến thức sách vở với thực tế.
b. Cách thức tiến hành: (i).Bước 1: Chuẩn bị - Công việc của GV:
+ Tổ chức HS theo nhóm. Yêu cầu các nhóm chuẩn bị dung cụ bao gồm: máy ảnh hoặc điện thoại có tính năng chụp ảnh, thước dây, giấy, bút, viết, thước kẻ.
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm: “Tìm kiếm các hình ảnh có trục đối xứng trong thực tế đời sống”.
- Công việc của HS:
+ Các nhóm chuẩn bị dụng cụ trải nghiệm, phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm.
+ Lắng nghe nghiệm vụ từ giáo viên.
(ii).Bước 2: Tìm kiếm và phân tích hình ảnh
- Công việc của GV: GV quan sát các nhóm làm việc, có thể góp ý hỗ trợ cho các nhóm.
+ Tìm kiếm các hình ảnh mang tính đối xứng trong không gian lớp học, sân trường, mạng internet, … (hình ảnh có thể như cửa sổ, các họa tiết trên gạch, …).
+ Dựa trên các hình ảnh thu thập được, thành viên trong nhóm thực hiện việc tìm ra các hình ảnh, đồ vật có tính chất đối xứng và số trục đối xứng tìm được. Sau đó kiểm chứng lại bằng cách sử dụng thước đo các kích thước này trong thực tế.
(iii). Bước 3: Trình bày kết quả thu được vào phiếu tổng kết.
- Công việc của GV: GV nhận xét các kết quả của các nhóm và đánh giá khả năng HĐ của các nhóm.
- Công việc của HS: Các nhóm trình bày kết quả thu được, tổng kết và phân loại trục đối xứng theo bảng sau:
Bảng 2.2: Kết quả HĐ 2.
Nhóm:
Họ tên các thành viên trong nhóm: -
-
Các em hãy hoàn thành các câu hỏi sau:
1. Các em thu thập các hình ảnh từ các nguồn thông tin nào? Bằng cách nào các em có thể xác định những hình ảnh này có trục đối xứng?
……… ……… ……… 2. Hoàn thành bảng tổng kết sau:
* Kết luận HĐ 2: Sau khi trải nghiệm HĐ, HS thấy được tính chất đối xứng trục được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.
Thông qua HĐ này, HS sẽ nhận biết được các hình ảnh, vật thể có tính chất đối xứng trong thực tế, làm cho HS trở nên hứng thu với việc học tập hơn.
HĐ 3: Tổ chức trải nghiệm chơi trò chơi “Cắt chử”. a. Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tế. - Rèn luyện KN làm việc nhóm, sự gắn kết giữa các thành viên.
b. Cách thức tiến hành: (i).Bước 1: Chuẩn bị
Tên hình ảnh 0 TĐX 1 TĐX 2 TĐX 3 TĐX 4 TĐX >4 TĐX Họa tiết trên gạch
Khung cửa sổ Cấu tạo cơ thể người
Bàn học ….
- Công việc của GV:
+ Tổ chức HS theo nhóm 3 HS. Yêu cầu các nhóm chuẩn bị dung cụ bao gồm: Giấy màu, kéo, bút chì, thước kẻ, compa.
+ Công bố thể lệ cuộc chơi: “Trong thời gian 3 phút, mỗi nhóm sẽ tìm các chữ cái có tính chất đối xứng trong tên của các thành viên trong đội. Đội thắng là đội hoàn thành trò chơi nhanh nhất và cắt được nhiều chữ nhất”.
- Công việc của HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và lắng nghe thể lệ cuộc chơi.
(ii). Bước 2: Bắt đầu trò chơi
- Công việc của GV: GV đống vai trò trọng tài, công nhận các chữ thỏa mãn yêu cầu của trò chơi, tạo sự công bằng của trò chơi.
- Công việc của HS: Tham gia trò chơi theo thể lệ.
(iii). Bước 3: Công bố kết quả
- Công việc của GV: GV công bố kế quả trò chơi, khen tưởng những đội thắng.
- Công việc của HS: Tuyên dương các nhóm có thành tích tốt, và cố gắng ở nội dung tiếp theo.
* Kết luận HĐ 3: HĐ này giúp các em hiểu sâu hơn về trục đối xứng.
HĐ 4: Trải nghiệm thực tế về vẻ đẹp của tính đối xứng trong cuộc sống hằng ngày
a. Mục tiêu:
- Mục đích chính là giúp HS củng cố, nắm chắc kiến thức về trục đối xứng - Tìm hiểu ý nghĩa trục đối xứng trong thực tế
b. Cách thức tiến hành (i).Bước 1: Chuẩn bị - Công việc của GV:
+ Trong HĐ này thì GV tổ chức thảo luận tập thể không phân nhóm. GV giữ vai trò dẫn dắt, tạo không khí trao đổi, hướng tới các nhận xét mang tính tổng quát.
+ Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh có tính chất đối xứng trục và chiếu cho học sinh xem để HS thấy được vẻ đẹp của đối xứng trục trong thực tế. Một số hình ảnh:
Hình 2.1: Lăng Bác Hồ.
Hình 2.3: Chùa Một Cột.
Hình 2.4: Đền Nikko - Nhật Bản
- Công việc của HS: HS lắng nghe dặn dò từ giáo viên
(ii).Bước 2: Cho học sinh xem các hình ảnh thực tế
- Công việc của GV: GV đặt các câu hỏi cho HS cùng thảo luận sau đó kết luận mang tính tổng quát. (Có thể: những công trình này có mang tính chất đối xứng không, …).
- Công việc của HS: Quan sát hình ảnh, đưa ra ý kiến về các câu hỏi từ giáo viên.
(iii). Bước 3: Kết thúc HĐ
- Công việc của GV: GV trình bày thêm một số ứng dụng của đối xứng trục
HĐ 5: Tổ chức cuộc thi: “Kích thích sáng tạo cho học sinh thông qua vận dụng tính chất đối xứng hình”.
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm vững khái niệm về trục đối xứng
- Rèn luyện tính sáng tạo của HS, ứng dụng lí thuyết đối xứng vào giải quyết các vấn đề thực tế.
GV tổ chức HĐ dưới dạng một cuộc thi giữa các HS trong lớp. Dụng cụ cần có: Giấy màu, kéo, bút chì, thước kẻ, compa, bang dính, hồ dán.
(i).Bước 1: Chuẩn bị. - Công việc của GV:
+ GV cho HS xem một số dụng cụ học tập, họa tiết hoa văn, …. Có tính đối xứng.
+ Công bố thể lệ cuộc thi: “Trong khoảng thời gian nhất định (tùy vào thời gian) các em hãy thiết kế (chế tạo) một dụng cụ hay họa tiết hoa văn, … có tính chất đối xứng. Người thắng cuộc sẽ là người có sản phẩm hoàn thiện và thẩm mỹ nhất”.
- Công việc của HS:
+ Quan sát hình ảnh, lấy ý tưởng từ các hình ảnh. + Lắng nghe thể lệ cuộc thi.
(ii).Bước 2: Sáng tạo các sản phẩm của chính mình
- Công việc của GV: GV có thể gợi ý một vài họa tiết mới để thúc đẩy sự sáng tạo của HS.
- Công việc của HS: Tư duy sáng tạo ra những họa tiêt, hình ảnh, dụng cụ học tập mới có tính chất đối xứng.
(iii). Bước 3: Tổng kết cuộc thi
V. Tổng kết và hướng dẫn HS
- Yêu cầu HS chia sẽ về những kiến thức đã học.
- GV bổ sung và chốt lại những nội dụng, nhận xét chung mang tính tổng quát. Nhận xét về tình thần thái độ của HS, những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
- Tổng kết những nội dung có thể vận dụng vào thực tế.
- Gợi ý HS đọc thêm, tìm kiếm trên mạng về những hình ảnh mang tính đối xứng, ứng dụng các kiến thức của mình để giải quyết vấn đề thực tế.
VI. Đánh giá kết quả HĐ
Tiêu chí đánh giá
- Các hình ảnh được cắt cẩn thận, không làm mất tính chất đối xứng của sản phẩm.
- Các bản được lập rõ ràng chính xác.
- Các hình ảnh thu thập có tính đối xứng rõ ràng.
- Các mẫu trang trí ứng dụng đúng tính đối xứng, có tính sáng tạo, thẩm mỹ. * Về HĐ:
Tiêu chí đánh giá: các thành viên trong mỗi nhóm tham gia tích cực, có đống góp cụ thể vào các HĐ của nhóm.
Căn cứ vào tiêu chí đánh giá trên, GV tổ chức đánh giá HS theo quy trình 3 bước:
- Bước 1: HS tự đánh giá - Bước 2: Nhóm HS đánh giá - Bước 3: GV đánh giá xếp loại
GV phát các phiếu cá nhân tự đánh giá, nhóm học sinh đánh giá theo phục lục 3 và phụ lục 4. Sauk hi HS tự đánh giá, thông qua quá trình quan sát, ghi lại kết quả HĐ GV tiến hành đánh giá xếp loại học sinh.