Chủ đề 3: Định lí Thales trong tam giác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học toán 8 (Trang 79 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Chủ đề 3: Định lí Thales trong tam giác

Nhằm giúp học sinh tìm hiểu về lịch sử Toán học, nhà Toán học Thales, đồng thời giúp học hiểu nguồn gốc, quá trình xây dựng định lí. Xây dựng cho HS kĩ năng tính khoảng cách, chiều cao của những vật thể không đo được bằng các dụng cụ học tập trong thực tế.

CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LÍ THALES

TÊN CHỦ ĐỀ: Thales và Định lí về giới hạn của sự đo đạt

I. Mục tiêu: Kiến thức

- Nắm vững định lí thuận định lí Thales.

- Vận dụng định lí Thales vào giải quyết vấn đề thực tế.

Thái độ

- Hưởng ứng bài học một cách chủ động, hợp tác trong các HĐ. - Có thái độ cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính.

- Có thái độ tích cực trong việc ứng dụng định lí Thales vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Kĩ năng

- Vận dụng định lí Thales vào tính chiều cao vật thể. - Rèn luyện KN làm việc nhóm.

- Hình thành một số KN: thu thập, phân tích dữ liệu tìm kiếm, viết báo cáo…

II. Nội dung

- Nội dung 1: Giới thiệu về nhà Triết học, Toán học Thales. Đặt vấn đề cho HĐ.

- Nội dung 2: TN để khám phá định lí Thales.

- Nội dung 3: Vận dụng định lí Thales vào thực tế.

III. Công tác chuẩn bị

- Lực lượng tham gia: GV bộ môn, HS lớp 8. - Địa điểm: Lớp học hoặc khuông viên trường học.

- Phương tiện: SGK Toán lớp 8, tập một, bút, thước kẻ, sổ ghi chép, thiết bị có thể truy cập internet.

- Chuẩn bị của giao viên: Xây dựng kế hoạch HĐ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm HS và các thành viên tham gia. Xây dựng các phiếu đánh giá.

IV. Tổ chức HĐ

HĐ 1: Giới thiệu về nhà Triết học, Toán học Thales. Đặt vấn vấn đề cho HĐ.

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu về nhà Triết học, Toán học Thales. - Gợi tình huống có vấn đề cho HĐ.

b. Cách thức tiến hành:

(i). Bước 1: Dẫn dắt, đặt vấn đề vào HĐ.

- Công việc của GV: - Dẫn dắt vào HĐ, GV có thể làm như sau: “Chào cả lớp, bài học hôm nay của chúng ta là Thales và Định lí về giới hạn của sự đo đạt, trong bài học này có một định lí mà Thầy (Cô) có thể đặt nó với cái tên khá lạ Định lí về giới hạn của sự đo đạt. Tại sao Thầy (Cô) lại gọi tên như vậy? Vì sau khi học xong nội dung này các bạn có thể tính chiều cao của một vật thể bất kì mà không cần phải trèo lên đỉnh của nó, đặc biệt hơn các em cũng có thể sử dụng cơ thể của chính mình để tính chiều cao vật thể em cần đo. Chẳng hạn như một cái cây, trụ cờ, lớn hơn có thể là một tòa nhà, Kim Tự Tháp Gizza… xem hình 2.19.

Hình 2.23: Ảnh minh họa tính chiều cao vật thể.

Muốn vậy, đầu tiên các em nên tìm hiểu xem Thales là ai?” - Công việc của HS:

+ Quan sát GV

+ Có thể suy nghĩ cách giải quyết vấn đề từ GV. + Quan sát hình 2.19.

(ii).Bước 2: Tìm hiểu về nhà Triết học, Toán học Thales - Công việc của GV:

+ Hình thức thảo luận: “Cho các nhóm sử dụng thiết bị kết nối internet hoặc sách vở, tài liệu… để tìm hiểu thông tin về Thales”.

+ Yêu cầu một vài nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác so sánh và bổ sung.

+ Nhận xét các câu trả lời, có thể bổ sung.

+ Đưa ra kết luận tổng quát, đánh giá quá trình thảo luận nhóm. + Kết thúc thảo luận nhóm.

- Công việc của HS:

+ Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

+ Các nhóm cùng tìm thông tin, thảo luận, lựa chọn thông tin phù hợp. + Thư kí nhóm viết báo cáo.

+ Báo cáo trước lớp hoặc quan sát bổ sung ý kiến.

+ Tự đánh giá quá trình thảo luận của nhóm, đóng góp cá nhân.

(iii). Bước 3: Kết thức HĐ. - Công việc của GV:

+ Hệ thống tri thức đạt được. + Đánh giá quá trình HĐTN.

- Công việc của HS: Chú ý nội dung hệ thống từ GV.

* Kết luận nội dung 1: HĐ này giúp HS tìm hiểu về nhà Triết học, Toán học Thales. Đồng thời, thông qua HĐ này, GV gợi được nhu cầu, hứng thú học tập cho HS, làm cho việc học trở nên tự nhiên.

HĐ 2: TN để khám phá định lí Thales.

a. Mục tiêu:

- Thông qua TN khái quát thành định lí Thales. - Vận dụng định lí Thales giải một số bài tập.

b. Cách thức tiến hành:

(i). Bước 1: Nhắc lại khái niệm “tỉ số đoạn thẳng” và “đoạn thẳng tỉ lệ” - Công việc của GV:

+ Trước khi qua HĐ 2, yêu cầu một vài HS nhắc lại nội dung “tỉ số đoạn thẳng” và “đoạn thẳng tỉ lệ” được học ở tiết trước.

+ Cho ví dụ: “Quan sát hình vẽ, yêu cầu HS tìm các cặp đoạn thẳng tỉ lệ và hệ số tỉ lệ?”.

Hình 2.24: Xác định đoạn thẳng tỉ lệ

- Quan sát lời giải, nhận xét. - Công việc của HS:

+ Nhắc lại kiến thức.

+ HS áp dụng tính chất đường trung bình trong tam giác để tìm ra các đoạn thẳng tỉ lệ.

- Quan sát nhận xét từ GV.

(ii). Bước 2: Tìm các đoạn thẳng tỉ lệ trong trường hợp tổng quát. - Công việc của GV:

+ GV nhận định ví dụ trên: “Đây là trường hợp đặc biệt khi là đường trung bình của tam giác. Vậy bây giờ, nếu DE mà không đi qua trung điểm thì những cặp đoạn thẳng đó còn tỉ lệ không?”.

+ Cho cả lớp tổ chức thảo luận nhóm, chia lớp thành 6 nhóm.

+ Nội dung thảo luận: “GV cho sáu hình tam giác giống như HĐ trên. Trong 6 hình này DE / / BC nhưng DE không đi qua trung điểm AB, AC.Và 6 hình DE đều

cắt AB, ACở những vị trí khác nhau. Yêu cầu HS xác định tỉ số các cặp đoạn thẳng

a. ADvµ AE AB AC b. AD AE vµ DB EC c. DB EC vµ AB AC

+ Yêu cầu HS so sánh kết quả đạt được sau thảo luận và kết quả trả bài, sau đó đưa ra nhận định của nhóm về kết quả đạt được”.

+ GV cho tất cả các nhóm trình bày báo cáo lên bảng. + GV nhận xét.

+ Rút ra kết luận tổng quát - Công việc của HS:

+ Lắng nghe nhận xét ví dụ trả bài từ GV. + Thực hiện chia nhóm.

+ Bắt đầu thảo luận, tính các tỉ số giữa 2 đoạn thẳng, tỉ lệ giữa các cặp đoạn thẳng.

+ Thư kí viết báo cáo.

+ So sánh với kết quả ví dụ trả bài. + Rút ra nhận xét.

+ Quan sát nhận xét của GV và kết luận tổng quát.

(iii). Bước 3: Phát biểu định lí Thales. Vận dụng định lí Thales. - Công việc của GV:

+ Cho HS tự phát biểu, viết giả thiết kết luận.

+ Cho ví dụ vận dụng, yêu cầu các nhóm giải quyết: “Cho hình vẽ, tính độ dài hai cạnh x, y".

+ Nhận xét bài giải, đánh giá. - Công việc của HS:

+ Phát biểu định lí Thales. + Viết giả thiết kết luận.

+ Vận dụng định lí Thales vào giải. + Trình bày lời giải bài giải

(iv). Bước 4: Kết thức HĐ. - Công việc của GV:

+ Hệ thống tri thức đạt được.

+ Đánh giá quá trình HĐTN của nhóm, cá nhân. - Công việc của HS:

+ Chú ý nội dung hệ thống từ GV. + Viết báo cáo.

+ Đánh giá quá trình HĐ.

* Kết luận nội dung 2: HĐ này thông qua quá trình HS thực nghiệm, TN khái quát hóa định lí Thales. Nhằm giúp HS hiểu rõ hơn nội dung HĐ. Đồng thời, HĐ đã tạo điều kiện để các em vận dụng định lí Thales vào giải bài tập.

HĐ 3: Vận dụng định lí Thales vào thực tế

a. Mục tiêu: Vận dụng định lí Thales vào giải quyết các bài toán thưc tế.

b. Cách thức tiến hành

(i). Bước 1: Giải quyết vấn đề đầu bài. - Công việc của GV:

+ GV nêu lại bài toán cụ thể: “Một tòa nhà Vincom Cao Lãnh vừa mới hoàn thiện. Nêu PP tính chiều cao của tòa nhà nhưng chỉ sử dụng 1 chiếc cộc hoặc sử dụng chính cơ thể của em phục vụ cho công việc đo”.

Hình 2.26: Minh họa tòa nhà Vincom Cao Lãnh

+ GV có thể gợi ý. + Nhận xét lời giải.

+ Mở rộng PP tính chiều cao của bất kì một vật thể nào. - Công việc của HS:

+ Quan sát bài toán.

+ Suy nghĩ tìm hướng giải. + Trình bày lời giải.

+ Quan sát nhận xét từ GV. + Chú ý PP tính chiều cao vật thể.

(ii). Bước 2: Vận dụng thực tế. - Công việc của GV:

+ GV đặt vấn đề: “Các em có thể tính bề rộng của dòng sông Tiền chảy qua thành phố Cao Lãnh được không, với điều kiện các em chỉ đứng một bên sông. Các em hãy trình bày cách đo bề ngang con sông Tiền”.

Hình 2.27: Ảnh minh họa bề ngang con Sông Tiền qua tỉnh Đồng Tháp.

+ GV có thể gợi ý hoặc để các em tự suy luận, tìm hướng giải. + Nhận xét lời giải.

- Công việc của HS: + Quan sát bài toán.

+ Suy nghĩ, suy luận tìm hướng giải quyết. + Có thể nhờ gợi ý từ GV.

+ Trình bày lời giải.

+ Quan sát nhận xét của GV.

(iii). Bước 3: Kết thức HĐ. - Công việc của GV:

+ Hệ thống tri thức đạt được. + Đánh giá quá trình HĐTN.

+ Đánh giá HĐ thảo luận của các nhóm.

+ Đánh giá quá trình thảo luận nhóm của cá nhân - Công việc của HS:

+ Chú ý nội dung hệ thống từ GV. + Cá nhân tự đánh giá bản thân.

* Kết luận nội dung 3: HĐ trong phần này nhằm giúp HS củng cố kiến thức được học bằng cách vận dụng định lí Thales vào giải các bài toán thực tế ở địa phương. Góp phần phát triển KN giải quyết vấn đề.

V. Tổng kết và hướng dẫn HS

- Yêu cầu HS chia sẽ về những kiến thức đã TN trong quá trình HĐ.

- GV bổ sung và chốt lại những nội dụng, nhận xét chung mang tính tổng quát. Nhận xét về tình thần thái độ của HS, những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

- Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa học vào giải quyết các bài Toán thực tế.

VI. Đánh giá kết quả HĐ

* Về sản phẩm:

- HS có thể TN HĐ dễ dàng để chiếm lĩnh tri thức. - Các kết quả HĐ nhóm trình bày rõ ràng, chính xác. * Về HĐ:

Tiêu chí đánh giá: các thành viên trong mỗi nhóm tham gia tích cực, có đống góp cụ thể vào các HĐ của nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học toán 8 (Trang 79 - 88)