Khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 110 - 111)

B. NỘI DUNG

3.4.2. Khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp:

Để đánh giá về mức độ hợp lý của các biện pháp quản lý, tác giả đặt câu hỏi “Thầy cô đánh giá thế nào về mức độ hợp lý của các biện pháp quản lý được đề xuất”.

Kết quả khảo nghiệm như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ hợp lý của các biện pháp quản lý

Mức độ hợp lý Tên biện pháp quản lý phoạt động giáo dục pháp

luật cho HS các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp lý Không hợp lý Xếp thứ bậc Nâng cao hiệu quả quản lý chủ thể 77.9% 22.1% 0.0 0.0 1 Nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng 73.3% 26.7% 0.0 0.0 2 Nâng cao hiệu quả quản lý mục tiêu 68.6% 31.4% 0.0 0.0 5 Nâng cao hiệu quả quản lý nội dung 67.4% 32.6% 0.0 0.0 6 Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý hình thức 69.8% 30.2% 0.0 0.0 4 Cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý phương pháp 70.9% 29.1% 0.0 0.0 3 Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm tra đánh giá 66.3% 33.7% 0.0 0.0 7 Duy trì và nâng cao hiệu quả quản lý các điều

kiện hỗ trợ 62.8% 37.2% 0.0 0.0 8

Như vậy, về tính hợp lý đa số các CBQL, GV cho rằng rất hợp lý và cần thiết để áp dụng các biện pháp quản lý vào hoạt động GDPL cho HS. Về mức độ của từng biện pháp, hợp lý nhất đó là nâng cao hiệu quả quản lý chủ thể thực hiện hoạt động GDPL cho HS. Cô N.T.N cho rằng “ Việc nâng cao ý thức trách nhiệm về GDPL và bồi dưỡng năng lực thực hiện hoạt động GDPL là vấn đề rất hợp lý và cần thiết nên làm ngay, vì một số GV còn hạn chế về nhất là các các kỹ năng tổ chức hoạt động cần được tập huấn kỹ hơn về công tác này. Có như vậy mới đạt hiệu

quả được”. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng hợp lý ở bậc thứ 2. Trao đổi với cô N.K.T về sự hợp lý của biện pháp này, tác giả được biết “Tiến trình hoạt động GDPL nên được quan tâm thực hiện sâu sát đều ở các bước thì hoạt động mới đi vào chiều sâu, nếu chỉ nặng về chỉ đạo, triển khai thì chỉ mới là bề mặt của hoạt động, khó đạt hiệu quả thật sự”. Để các hoạt động GDPL thu hút sự chú ý của học sinh, nhà quản lý cần nâng cao một cách đồng bộ các khâu của tiến trình thực hiện hoạt động. Hợp lý ở vị trí thứ ba là biện pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý phương pháp hoạt động GDPL. Với thực tiễn các phương pháp hoạt động do GV chủ động hoàn toàn ở các trường THPT 70.9% người được khảo sát cho rằng phải áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý. Cô N.T.N cho rằng “ Phải có những phương pháp phù hợp cho từng hoạt động của từng đối tượng. Không thể ngẫu nhiên, tùy hứng. NT phải quản lý được vấn đề này và chỉ đạo đổi mới phương pháp cho phù hợp”. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý mục tiêu tỉ lệ rất hợp lý là 68.6% và hợp lý l31.4%. Nâng cao hiệu quả quản lý nội dung có 67.4% rất hợp lý, 32.6% hợp lý. Nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá có 66.3% rất hợp lý, 33.7% hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL tại các trường THPT ở địa phương nhằm phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian và khắc phục những hạn chế còn lại. Biện pháp duy trì và nâng cao hiệu quả quản lý các điều kiện hỗ trợ xếp ở vị trí thứ 8 Có 62.8% rất hợp lý và 37.2% hợp lý xếp thứ bậc 8. Thực tế các điều kiện hỗ trợ của các trường THPT huyện Cao Lãnh khá tốt nên việc duy trì và nâng cao hiệu quả là hợp lý nhưng không phải là cấp thiết nhất. Qua kết quả này, chúng tôi thấy rằng CBQL và GV rất quan tâm và có tâm huyết đến công tác nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)