Các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 49)

B. NỘI DUNG

1.5.3 Các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh

Nguồn lực vật chất của trường phổ thông là toàn bộ cơ sở vật chất trường học với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để thực hiện mục tiêu của NT, bao gồm: đất đai, tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ... (hữu hình) và phần mềm, bản quyền sáng chế phát minh, danh tiếng, uy tín... (vô hình) của NT. Việc đầu tư, trang bị tốt cho cơ sở vật chất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho HS.

Nguồn tài chính cho trường phổ thông bao gồm: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao thực hiện để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NT. Nguồn tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước là tất cả những yếu tố về nguồn vốn tiền tệ mà Nhà nước cho phép các trường được huy động trực tiếp trong khuôn khổ thực hiện xã hội hoá nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường và được sử dụng theo quy định.

Công tác truyền thông về GDPL cho HS của các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tạo ra hiệu ứng tốt và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Giáo dục pháp luật cho học sinh là nội dung vô cùng quan trọng trong nhà trường góp phần giúp HS trở thành người công dân tốt trong xã hội. GDPL trong NT thông qua sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích của các chủ thể quản lý cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường đến các hoạt động giáo dục pháp luật cho HS trường THPT hướng đến đạt mục tiêu về nhận thức, kỹ năng và tình cảm đề ra. Đó là trang bị cho HS những nhận thức cơ bản về pháp luật, trên cơ sở đó hình thành thói quen, hành vi ứng xử theo pháp luật và tình cảm, lòng tin vào pháp luật. Để đảm bảo đạt được mục tiêu, GDPL cho HS có nội dung, phương pháp, hình thức riêng phù hợp với mình và chịu ảnh hưởng có những yếu tố tác động riêng. Để quản lý hoạt động GDPL trong NT, HT cần phải nắm vững lý luận về hoạt động và vận dụng vào công tác quản lý của mình. Trước tiên, phải quản lý chủ thể hoạt động GDPL cho HS, những cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động. Xác định mục tiêu đúng đắn và phù hợp. Tiếp theo, quản lý đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp để đảm bảo mục tiêu đề ra. Để công tác quản lý GDPL đạt hiệu quả, nhà quản lý cần có sự sát sao trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kịp thời có sự điều chỉnh, đổi mới các thành tố của hoạt động. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu thực trạng đồng thời đề ra những biện pháp quản lý phù hợp thực tế địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)