Khái niệm giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 29)

B. NỘI DUNG

1.2.4. Khái niệm giáo dục pháp luật

Qua thực tiễn nghiên cứu, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về GDPL. Có những quan điểm chưa đầy đủ cho rằng GDPL là dạy và học luật; hoặc GDPL là giáo dục chính trị. Những quan điểm này đã hạn chế, giới hạn phạm vi của GDPL và chưa thể hiện được mục đích của GDPL. Đồng thời cũng có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những quan điểm rất xác thực về GDPL. Trong đó có những cách thể hiện khác nhau về khái niệm này.

Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật thì: “Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng” [8]. Theo Nguyễn Khắc Hùng: “Giáo dục pháp luật là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục, có mục tiêu, phương hướng nội dung và phương pháp tác động gắn liền với những nhiệm vụ chính trị của Đảng trong các giai đoạn lịch sử nhất định” [17] . Lê Qúi Đình định nghĩa “Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng của chủ thể giáo dục vào đối tượng, nó mang tính giai cấp sâu sắc và không tách rời với những điều kiện khách quan như trình độ phát triển kinh tế- xã hội, thể chế chính trị- pháp lý,

trình độ dân trí, văn hóa [14]. Cụ thể hơn, theo Vũ Thị Thu Thủy thì GDPL cho HS trong trường trung học phổ thông là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của các chủ thể giáo dục (HT, Phó HT, tổ trưởng chuyên môn... và các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài NT THPT) đến HS THPT nhằm trang bị cho HS trình độ pháp luật nhất định, để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác ứng xử, xử sự theo yêu cầu của pháp luật [35].

Trong phạm vi nghiên cứu và tiếp cận của luận văn này, chúng tôi chọn và thống nhất khái niệm: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật. GDPL cho HS các trường THPT là quá trình tác động một cách có mục đích, có kế hoạch tới HS qua hệ thống phương pháp sư phạm của nhà giáo, tập thể sư phạm, các tổ chức chính trị, xã hội trong NT nhằm trang bị tri thức pháp luật, xây dựng ý thức và tình cảm pháp luật đúng đắn, rèn luyện cho các em thói quen, kỹ năng thực hiện hành vi theo những chuẩn mực pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Có thể nói, GDPL cho HS chính là quá trình hình thành thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho HS một cách có tổ chức, có định hướng, có mục đích của các chủ thể giáo dục đến HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)