B. NỘI DUNG
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp đề xuất trong đề tài nghiên cứu trong đề tài này phải hướng đến mục tiêu của GDPL cho HS. Đây là điều kiện đầu tiên phải có để đảm bảo nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Mục tiêu hướng đến của GDPL là thông qua việc trang bị những kiến thức nền tảng về pháp luật hình thành cho HS động cơ, hành vi, thói quen làm theo pháp luật. Trong đó, chú trọng các kỹ năng ứng xử các tình huống xã hội, phát triển năng lực hiểu biết, lựa chọn, quyết định một cách tích cực trong cuộc sống tương lai. Vì vậy, các biện pháp phải hướng là đưa ra các biện pháp quản lý tác động đến quá trình hoạt động GDPL cho HS nhằm trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mục tiêu đề ra.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp quản lý đạt ra các yêu cầu về thực tiễn mà các biện pháp đề xuất cần đạt đến:
- Đảm bảo cơ sở khoa học giáo dục, quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.
- Đảm bảo dựa trên quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nươc, chủ trương của ngành Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục nói chung và GDPL cho HS nói riêng.
- Đảm bảo phù hợp với nội dung chương trình GDPL hiện thời.
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện con người, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Cao Lãnh, mong muốn của xã hội và nhu cầu của HS tại địa phương.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Đề tài đã nghiên cứu một cách cơ bản về lý luận của GDPL cho HS và khảo sát thực trạng công tác này tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để đề xuất các biện pháp quản lý. Với cơ sở lý luận và thực tiễn đó, các giải pháp phải đảm bảo tính hiệu quả, nghĩa là các biện pháp quản lý, khi đưa vào thực tiễn phải các những tác động tích cực cho hoạt động GDPL cho HS. Các biện pháp được đề xuất phải kế thừa được những thành quả đã đạt được trong công tác GDPL cho HS tại địa phương. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, tồn tại và nâng cao hiệu chất lượng GDPL nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện tại các NT.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Mục tiêu của các biện pháp trong đề tài nghiên cứu này hướng đến là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho HS các trường THPT huyện Cao Lãnh. Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp đề ra phải phù hợp và có thể thực hiện được trong điều kiện giáo dục của Huyện Cao Lãnh. Nó có thể được vận dụng vào thực tiễn và đạt hiệu quả trong công tác này. Điều này cũng đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp, cần có nội dung, hình thức thực hiện một cách cụ thể, mục tiêu, ý nghĩa rõ ràng, bảo bảo cho sự vận dụng trong thực tế được thuận lợi.
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý chủ thể hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh. cho học sinh.
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
- Nâng cao ý thức về vai trò và vị trí của hoạt động GDPL trong NT, gắn liền nhiệm vụ chuyên môn của GV và nhiệm vụ GDPL cho HS.
- Cụ thể hóa nhiệm vụ của CBQL, GV trong hoạt động GDPL cho HS. Trong đó, chú trọng khai thác và phát huy vai trò của tập thể GV. Mỗi GV đều có nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng và vị trí trong NT.
- Trang bị cho các chủ thể hoạt động GDPL cho HS kiến thức và kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Mỗi chủ thể tham gia GDPL cho HS đều được tham gia bồi dưỡng, nâng cao năng lực phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- Xây dựng chính sách động viên khuyến khích GV tích cực tham gia vào hoạt động GDPL cho HS.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao tinh thần và ý thức của tập thể sư phạm NT trong công tác GDPL cho HS. Gắn nhiệm vụ chuyên môn của GV với hoạt động GDPL cho HS. Không chỉ có Ban giám hiệu, các Đoàn thể, GVCN và bộ môn GDCD mà mỗi GV trong NT phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác giảng dạy và giáo dục HS được quy định tại Điều 31 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Lãnh đạo trường phải tập trung xây dựng quy chế làm việc, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban giám hiệu, từng bộ phận trong nhà trường và từng GV theo vị trí mỗi cá nhân đảm nhiệm (GVCN, GV bộ môn, cán bộ tư vấn học đường, cán bộ Đoàn …) đảm nhiệm công tác GDPL cho HS song song với nhiệm vụ chuyên môn của từng người. Đề ra chỉ tiêu nhiệm vụ cho từng bộ phận và từng cá nhân, quy định các cơ chế phối hợp trong công tác GDPL. Đây là cơ sở pháp lý để CBQL chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác của từng bộ phận và từng giáo viên, làm căn cứ để đánh giá thi đua hàng năm.
- Hiệu trưởng đưa nội dung GDPL cho HS vào kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, GV hàng năm. Rà soát, cử cán bộ, GV có năng lực tiếp thu và truyền đạt lại, đồng thời phù hợp với nhiệm vụ được phân công tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, hoặc tham dự các hội thảo về GDPL cho học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học hoặc các cơ quan ban ngành phối hợp tổ chức. Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho GV có thể thực
hiện dưới các hình thức: phối hợp tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề, tập huấn phương pháp giảng dạy pháp luật, cập nhập văn bản pháp luật mới cho GV cốt cán, cử báo cáo viên tham gia các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ đối với GV, nhất là GV dạy môn GDCD; biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy nội dung pháp luật trong chương trình, hướng dẫn đổi mới phương pháp giáo dục…
- Thành lập Câu lạc bộ Pháp lý trong NT để thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về GDPL cho HS, qua đó cũng để bàn bạc tìm ra những hình thức, phương pháp giáo dục hiệu quả. Đồng thời, các chủ thể có thể học tập kinh nghiệm giáo dục lẫn nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
- Nhà trường chú ý trang bị đầy đủ các tài liệu về nội dung GDPL cho học sinh dưới hình thức “Tủ sách pháp luật” trong thư viện để GV và HS thường xuyên đến tham khảo. Tổ chức các buổi giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị bạn về GDPL cho HS.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật trong GV và HS nhằm khuyến khích các hoạt động tự học, tự nâng cao năng lực, công tác nghiên cứu; phát động viết sáng kiến kinh nghiệm trong các chủ thể hoạt động GDPL cho HS.
- Đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động GDPL cho HS, bồi dưỡng, động viên khen thưởng thỏa đáng đối với hoạt động GDPL có hiệu quả tốt.
3.2.1.3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động GDPL cho HS cho năm học hoặc theo từng giai đoạn. Trong đó, kế hoạch quản lý ngoài việc đảm bảo mục tiêu cần chú trọng đến việc xác định và phân công các lực lượng tham gia hoạt động GDPL đảm bảo thực hiện nhiệm vụ một cách thường xuyên và toàn diện trong NT. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các chủ thể hoạt động trong và ngoài NT. Lãnh đạo NT quán triệt trong toàn thể cán bộ, GV, nhân viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động GDPL cho HS. Mỗi GV cần nhìn nhận đây là một nội dung trong bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phục vụ công tác mà bản thân phải thực hiện. Định hướng, dự kiến đội ngũ GV chủ chốt về hoạt động
GDPL cho HS gồm có phó HT phụ trách công tác quản lý HS, GV phụ trách để cử đi bồi dưỡng. Ngoài ra, cần thiết cử đại diện GV CN, trưởng các đoàn thể tham gia. Đối với GV môn giáo dục công dân, cử đi dự các hội thảo, tập huấn, nâng cao trình độ về đổi mới, khoa học giáo dục, tiếp thu kiến thức mới về khoa học giáo dục và phương pháp giảng dạy tích cực. Bên cạnh đó, đội ngũ thực hiện hoạt động GDPL cho HS cần phải được cử đi dự các lớp cập nhật kiến thức, báo cáo tình hình địa phương, các lớp học tập Nghị quyết… để cập nhật, bổ sung các kiến thức phục vụ quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Khuyến khích giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng.
Tổ chức các hội nghị về công tác GDPL cho HS cấp trường để các cán bộ, GV đã được tập huấn triển khai lại cho GV khác các nội dung đã được học tập, bồi dưỡng. Trong hội nghị, tập thể NT có thể bàn thêm về các vấn đề của hoạt động GDPL cho HS như nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện. Các khó khăn, trăn trở, kinh nghiệm thực hiện để cùng nhau nâng cao hiệu quả công tác. NT cũng có thể kết hợp mời các chuyên gia về GDPL cho HS hay các cơ quan chuyên môn để hỗ trợ thêm cho GV thông qua các báo cáo chuyên đề.
Cùng với các hoạt động trong nội bộ, các trường THPT cần tăng cường học tập, giao lưu, chia sẻ với các đơn vị bạn và các cơ quan chuyên môn về pháp luật để học tập kinh nghiệm và các kiến thức chuyên môn cho hoạt động GDPL.
Hiệu trưởng và các bộ phận quản lý quan tâm, kiểm tra quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ, học tập, bồi dưỡng của các chủ thể để có những hỗ trợ, tác động phù hợp. Đồng thời, đối chiếu kế hoạch, phân công nhiệm vụ, các cơ chế hỗ trợ để xem xét mức độ phù hợp, tính hiệu quả để có những quyết định quản lý đúng đắn.
3.2.1.4. Lưu ý khi vận dụng biện pháp
Để thực hiện biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chủ thể hoạt động GDPL cho HS cần có những điều kiện cần thiết sau đây:
Thứ nhất: Mức độ quan tâm, năng lực và tầm nhìn của đội ngũ CBQL mà cụ thể là HT NT trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động GDPL cho HS.
Thứ hai là tinh thần, ý thức về vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng GDPL cho HS của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên trong NT. Sự đồng thuận và quyết tâm của tập thể là điều kiện cốt lõi để thành công trong mọi hoạt động trong NT.
Thứ ba là kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Các NT cần có những kế hoạch, phân bổ kinh phí hợp lý hỗ trợ cho GV và trang bị tài liệu có liên quan đến hoạt động. Xây dựng các nội dung khuyến khích, tạo điều kiện cho công tác học tập và nghiên cứu của GV.
Thứ tư: Sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên và sự phối hợp thường xuyên của các ban ngành để tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường hoặc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, GV.
3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý đối tượng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
- Thông qua kết quả rút ra từ khảo sát thực tiễn, tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được và hạn chế những khuyết điểm hạn chế trong quản lý đối tượng hoạt động GDPL cho HS.
- Thông qua việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các bước của tiến trình thực hiện hướng đến đạt hiệu quả hoạt động GDPL cho HS một cách toàn diện.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Xây dựng các kế hoạch thực hiện hoạt động GDPL cho HS một cách cụ thể, có lịch trình, tiến độ thực hiện riêng biệt. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng năm của HT bên cạnh việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho toàn trường. Kế hoạch thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo và định hướng của nhà lãnh đạo trong công tác này, do đó cần xác định một cách cụ thể về các mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, việc kiểm tra đánh giá hiệu quả. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, cần thiết phải xây dựng các kế hoạch chuyên đề, kế hoạch thực hiện chỉ đạo của cấp
trên hay kế hoạch phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương về hoạt động giáo dục này.
- Triển khai thực hiện kế hoạch bằng nhiều hình thức, trong đó phát huy vai trò của các Đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, chú trọng hiệu quả triển khai. Từ kế hoạch chung của nhà trường, các tập thể và cá nhân xây dựng kế hoạch bộ phận và của cá nhân nhằm cụ thể hóa chủ trương của trường. Cần yêu cầu từng bộ phận và cá nhân phải đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể có tính định lượng để từ đó lãnh đạo trường có sự đánh giá hiệu quả thực hiện ở từng thời điểm nhằm đề ra các biện pháp chỉ đạo hoặc điều chỉnh cách thức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu chung.
- Quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ và quyền kiểm tra đánh giá cho các cá nhân, tập thể phụ trách một cách cụ thể. Xây dựng cơ chế giám sát để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kịp thời nắm bắt và giải quyết các sự việc phát sinh, hỗ trợ GV gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.
- Lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và định kỳ kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện của từng bộ phận và từng cá nhân phụ trách. Xây dựng cơ chế giám sát để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kịp thời nắm bắt và giải quyết các sự việc phát sinh hay hỗ trợ GV gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện ở từng giai đoạn để đánh giá hiệu quả các giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong GV, đồng thời định hướng cho nhiệm vụ tiếp theo.
3.2.2.3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch:
+ Xây dựng kế hoạch năm: Các kế hoạch phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các ngành có liên quan, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của đơn vị nhất là trong khâu phân công nhiệm vụ cần đảm bảo phù hợp
với năng lực của GV. Để nâng cao hiệu quả, kế hoạch cần định hướng đúng về vị trí, vai trò, mối quan hệ trong các hoạt động giáo dục của NT và phân công cụ thể vao trò, trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng sư phạm NT. Đồng thời, HT cần lấy ý kiến đóng góp của các bộ phận và tập thể sư phạm trước khi ban hành. Mỗi cán bộ, GV, nhân viên phải căn cứ vào kế hoạch chung của HT, cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ GDPL cho HS của bản thân vào kế hoạch cá nhân của mình.
+ Xây dựng kế hoạch chuyên đề: Để tránh tình trạng hoạt động GDPL cho