B. NỘI DUNG
2.6.2. Nguyên nhân chủ quan
Các trường THPT ở huyện Cao Lãnh có đội ngũ cán bộ- GV- nhân viên ổn định, đảm bảo về chất lượng và số lượng đảm bảo cho hoạt động giáo dục toàn diện trong các NT. Công tác quản lý trong các trường khá toàn diện. Tuy nhiên, lực lượng CBQL còn khá trẻ, còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của NT cũng được đảm bảo. Các NT không chỉ chủ động trong GDPL cho HS mà còn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức, đoàn thể bên ngoài NT để thực hiện. Tuy nhiên, các trường THPT ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đều thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Trên thực tế, thời gian dành cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến GDPL cho HS còn hạn chế. Hoạt động GDPL cho HS vẫn còn tình trạng “đến hẹn lại lên”, làm theo hình thức, thiếu sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động. Chính những điều này, tạo ra sự nhàm chán ở HS làm hạn chế hiệu quả hoạt động ở một số nơi. Một số GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò của mình trong công tác GDPL cho HS. Những GV này còn tư tưởng đây là nhiệm vụ của CBQL, GV CN và đoàn thể. GV môn giáo dục công dân chưa có những đổi mới mạnh mẽ trong công tác giảng dạy để tăng sự hứng thú đầu tư của HS trong môn học của mình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho HS THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có thể thấy các NT đang có sự quan tâm cần thiết cho hoạt động này. Hoạt động GDPL giáo dục HS đã đạt được những kết quả quan trọng để góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật cho HS. Các nhà quản lý giáo dục tổ chức thực hiện đầy đủ và đồng bộ các yếu tố hoạt động. Công tác quản lý chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra được triển khai thực hiện và có những kết quả khá cao. Tuy nhiên, qua thực tế cũng phát sinh những hạn chế, tồn tại trong mỗi khâu thực hiện. Công tác quản lý chủ thể cần được nâng cao hơn về hiệu quả nhất là khâu bồi dưỡng năng lực và kỹ năng cho GV. Đồng thời, các NT cũng cần huy động vai trò của toàn thể tập thể GV vào hoạt động GDPL. Quy trình thực hiện hoạt động cũng cần tiến hành đồng bộ và toàn diện hơn ở tất cả các bước. Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng cần được nâng cao chất lượng và đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và đổi mới toàn diện của xã hội. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPL cho HS cần phải kế thừa những thành tựu mà các NT đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời, khắc phục những hạn chế, tồn tại còn lại.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP