- Đối với việc nộp hồsơ khai thuế của NNT:
1.2.3.1. Kiểmsoát doanh nghiệp nợthuế TNDN
Kiểm soát nợ thuế là chức năng đảm bảo tiền thuế đã kê khai đã nộp vào NSNN đúng thời hạn, qua đó đánh giá tính tuân thủ pháp luật của NNT. Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay, NNT nộp chậm tiền thuế vào NSNN thì bị phạt nộp chậm với tỷ lệ 0,03%/ngày nộp chậm (theo khoản 2, Điều 3, Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; khoản 1, Điều 3, thông tư số130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 hướng dẫn Nghịđịnh số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và LuậtQuản lý thuế và sửa đổi một sốđiều tại các thông tư về thuế), do tỷ lệ phạt thấp hơn lãi suất vay ngân hàng nên tình trạng nợ thuế, vì
tiền phạt chậm thấp hơn tiền trả lãi vay. Kiểm soát nợ thuế thực hiện theo các nội dung:
+ Lập kế hoạch kiểm soát nợ: Xây dựng chỉ tiêu quản lý thu nợ năm, điều chỉnh kế hoạch, thực hiện kế hoạch thu nợ năm.
+ Thực hiện kiểm soát nợ: Phân loại nợ, thực hiện thu nợ thuế đối với nhóm nợ thông thường, quản lý thu nợ đối với nhóm nợ chờ xử lý, quản lý thu nợ đối với nhóm nợ khó thu.
+ Báo cáo kết quả kiểm soát nợ thuế: Lập báo cáo; tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchthu nợ hàng năm.
Nội dung của công tác kiểm soát thu nợ thuế bao gồm:
- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT, có biện pháp kịp thời để đôn đốc, xử phạt việc chậm nộp thuế của NNT theo quy định.
- Theo dõi, phân tích số thuế nợ của NNT theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuế và kết hợp với việc phân tích thông tin về tình hình SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp.
- Cưỡng chế thu nợ thuế trong các trường hợp:
+ NNT nợ tiền thuế, tiền phạt VPPL về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền phạt.
+ NNT nợ tiền thuế, tiền phạt VPPL về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế. NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn mười ngày hoặc hơn (được quy định cụ thể các trường hợp), kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
+ Các cơ quan liên quan như Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng,... không phối hợp thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm về thuế.
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng khác, yêu cầu phong tỏa tài sản; (2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; (3) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; (4) Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; (5) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; (6) Đình chỉ sử dụng hóa đơn; (7) Thu hồi mã số thuế; (8) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.